SƯU TẦM
Khỏang cuối năm 1955, đầu 1956, gia
đình bác Giáp mới chuyển về 30 Hoàng Diệu. Chọn nhà cho các tướng lĩnh khác có thể
đơn giản hơn nhưng với đại tướng thì có những yêu cầu rất nghiêm. Ngay
từ khi sống trên chiến khu, đại tướng có nguyên tắc "ở đâu thì ở nhưng
phía trước mặt luôn phải thoáng để dễ quan sát khi có động". Tìm khắp HN
thì chỉ có số nhà 30 Hoàng Diệu đáp ứng được nguyên tắc này. (Hơn nữa, ngày
mới về HN, 2 đầu đường Hoàng Diệu (ngã tư với đường Điện Biên Phủ và Phan Đình Phùng)
đều có barie chắn để đảm bảo an ninh).
Nhà 30 Hoàng Diệu
Một góc vườn trước nhà 30 Hoàng Diệu ( tức vườn Kinh Thiên?)
nơi bác Giáp thường tập thể dục và ngồi thiền
Nhà 30 Hoàng Diệu
Một góc vườn trước nhà 30 Hoàng Diệu ( tức vườn Kinh Thiên?)
nơi bác Giáp thường tập thể dục và ngồi thiền
Nhà số
30 là nhà của 1 chủ Tây. Khi xây dựng villa này, ông ta yêu
cầu giữ nguyên vườn hoa phía trước, xây nhà lùi lại. Chắc có đọc sử ta mà
biết, phía trước là vườn Kính Thiên, vua quan thời xưa đi từ trong Tử Cấm Thành
qua cổng Đoan Môn, theo con đường phía vườn hoa Bắc Sơn ngày nay ra vườn Kính
Thiên làm lễ tế. Cũng vì thế mà vườn hoa này còn giữ cho tới ngày nay.
Tháng 8/2012, Hội Khoa
học lịch sử, Bảo tàng Lịch sử đã tổ chức tọa đàm nhân sinh nhật lần thứ
102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các nhà lịch sử và các tướng lĩnh tham gia tọa
đàm đã đề xuất nên thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp.
Theo tin báo Tuổi trẻ,
Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý lâu năm của đại tướng, cho biết, sinh thời, Đại tướng
đã có thư đề nghị trung ương xin trả lại căn nhà đang ở sau khi “đi theo Bác Hồ”.
Đồng thời đại tướng cũng đề nghị cần bảo tồn căn nhà đó vì nó nằm ngay trên vườn
hoa Kính Thiên, có căn hầm đào từ trong chiến tranh chống Mỹ, là một trong ba
căn hầm kiên cố nhất ở Hà Nội. Đồng thời, căn nhà là một kiến trúc Pháp mẫu mực
còn giữ lại được của Hà Nội.
Chủ tịch Hội Khoa học
lịch sử, GS Phan Huy Lê cũng đưa ra kiến nghị của hội: Nhà nước nên giữ lại căn
nhà mà đại tướng đã ở hơn một nửa thế kỷ để làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp, vì
căn nhà cùng với những hoạt động của tổng hành dinh trong chiến tranh đã trở
thành một bộ phận không thể tách rời của quần thể di tích Hoàng thành Thăng
Long và là di tích bất khả xâm phạm theo công ước của UNESCO.
Theo VOV.VN - Cách ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyễn
Giáp không xa là nhà D67 thuộc khu A thành cổ Hà Nội, là một di
tích lịch sử cách mạng, một công trình đặc biệt bên cạnh những di
tích kiến trúc cổ xưa, ghi dấu ấn tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ,
thống nhất đất nước.
Tòa nhà
sở chỉ huy pháo binh của quân Pháp được xây dựng trên nền điện Kính Thiên xưa
được sử dụng thành nhà làm việc của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy
Trung ương.
Tòa nhà này được gọi là nhà Con Rồng vì
phía trước có những con rồng đá chầu (thềm Rồng của điện Kính Thiên) trong
những năm 60 của thế kỷ 20, Mỹ ném bom đánh phá ác liệt miền Bắc; một toà nhà
mới được xây dựng đặc biệt phía sau nhà con Rồng để đảm bảo an toàn cho các cán
bộ lãnh đạo của Đảng và quân đội họp và làm việc. Công trình có tên là nhà D67
vì được xây dựng năm 1967.
Nhà D67
Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW trong nhà D67
Đây là
một công trình được xây dựng hết sức đặt biệt về cấu trúc và kỹ thuật gồm một
kiến trúc ở trên và một hệ thống hầm ngầm phía dưới. Phần nổi của công trình có
diện tích 604m2 với hệ thống tường, mái bằng bê tông cốt thép kiên cố. Hệ thống
hầm ngầm sâu 10m, nằm dưới khoảng sân giữa nhà con Rồng và nhà D67 gồm 4 phòng,
rộng 50m2, trong đó có một phòng họp, các phòng chung nhau hành lang bên. Hệ
thống hầm ngầm này được thiết kế chịu được tên lửa và bom hạng nặng.
Toàn bộ công việc thiết kế và thi công nhà và hầm
D67 được giao cho Bộ Tư lệnh Công binh đảm nhiệm. Khoảng 300 cán bộ chiến sỹ
được huy động thực thi công việc này. Các thiết bị cơ khí và thông tin sử
dụng trong công trình như máy thông hơi - lọc khí, cửa thép, điện đài, điện
thoại được nhập khẩu từ Liên Xô cũ.
Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW dưới hầm ngầm
Tại nhà
D67, còn được gọi là Tổng hành dinh, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính
chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đi đến thắng lợi. Đặc biệt, tại
đây; từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng
quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cám ơn KỳGai đã cho biết một thông tin thật thú vị. Chắc rằng, mọi người cũng như tôi, bây giờ mới biết về điều này.
Trả lờiXóaCó thể chuyện dưới đây cũng ít người biết.
XóaTác giả trong bài viết tại địa chỉ :http://bantroik5sg.vnweblogs.com/print/10696/229148 ( ngày 03/3/2010) viết : Cũng chục năm trước, Nhà nước có chủ trương thu hồi các nhà công vụ. Một loạt gia đình ở Phan Đình Phùng chuyển về Trung Tự... Cũng có cán bộ đến "đặt vấn đề": Nhà nước sẽ lấy lại ( nhà 30 Hoàng Diệu) vì có quy hoạch mới; cơ quan sẽ tìm nhà khác cho gia đình cụ Văn. Cụ vui vẻ nói: "Tốt thôi, tôi sẵn sàng chấp hành nghị quyết. Tuy vậy, xin có ý kiến thế này, HN chúng ta cần được quy hoạch kiến trúc thật nghiêm chỉnh để xứng đáng là 1 thủ đô văn minh, hiện đại. HN nay có 3 dạng kiến trúc phổ biến:
1 là khu phố cổ 36 phố phường,
2 là khu phố theo lối kiến trúc của Pháp,
3 là kiến trúc mới.
Khu phố cổ và khu phố Tây nếu phá đi sẽ không bao giờ có lại được. Vì vậy mong các đồng chí lưu ý. Riêng gia đình tôi đã sống tại nhà số 30 này gần nửa thế kỷ. Theo tôi, đây là "ngôi biệt thự chuẩn xây theo lối kiến trúc của Pháp", từ nội thất, ngoại thất đến vườn tược quanh nhà. Quy hoạch thế nào là do các đồng chí nhưng không nên phá đi.
Hơn nữa, tại thủ đô có 3 nơi còn giữ lại "hầm chiến lược lịch sử" (D67 trong Thành Hoàng Diệu, cạnh nhà Bác trong Phủ Chủ tịch và tại ngôi nhà 30 này). Tại nơi đây đã diễn ra những cuộc họp tối quan trọng của Bộ Chính trị và Bộ chỉ huy tối cao, đã ra các quyết định tối quan trọng trong các năm 1968, 1972, 1975. Nếu phá đi e rằng...
Riêng gia đình tôi, các đồng chí xếp cho sống ở đâu cũng được. Nhưng cũng xin đề nghị được xếp nhà trong nội thành, để tiện đi lại. Thứ nữa đừng cho đất vì tôi già rồi, không thể có sức mà xây dựng. Thứ 3 là vợ chồng tôi đã già, thay đổi nếp sinh hoạt cũ là việc làm không dễ nên nhà mới đừng quá lớn, bất tiện cho sinh hoạt".
Sau đó 1 tuần, cán bộ nọ quay lại và thông báo, gia đình cụ Văn vẫn cứ sống ở đây.
Bạn có những thông tin giá trị và mới mẻ quá, lần đầu tôi được đọc.
Trả lờiXóaMong sao khu nhà 30 Hoàng Diệu được giữ nguyên làm nhà Bảo tàng hoặc nhà tưởng niệm hoặc như một di tích lịch sử quan trọng.
Tôi chỉ là người sưu tầm trên mạng, còn có lẽ Tiến Hoàn đã có lần bước trên đỉnh của căn hầm này ( những lần đến chơi với Hồng Anh ở 30 HD). Ngay trong dịp vừa qua khi TH và các bạn Intenat đến viếng đại tướng chắc là cũng đã bước trên đỉnh hầm ? Đó là căn hầm nằm dưới nhà D67 kéo dài đến dưới vườn Kính Thiên.
XóaCảm ơn anh Kỳ Gai đã lấy 1 phần thông tin từ Bantroik5sg cung cấp cho bạn đọc.
Trả lờiXóaNếu còn thắc nào liên quan đến phương pháp này cũng như tìm hiểu thêm về các phương pháp làm đẹp khác như phương pháp tạo khóe mắt, bấm mí mắt Hàn Quốc, bấm mí mắt ở đâu đẹp .. bạn có thể tới trực tiếp tại bệnh viện Kim để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.
Trả lờiXóa