Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

THIỀN SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ

Nhân ngày 20-10, xin mời chiêm ngưỡng một vẻ đẹp đặc biệt và đọc một câu chuyện cũng đặc biệt luôn. 


Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô đòi tiền gấp đôi.
Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
-  Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua sông.
Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.
Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp:
- Thầy không nhìn, nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một lần khác nhà sư lại qua sông.
Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông ... không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
- Vì sao ?
Cô lái cười đáp:
- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà không lấy tiền...

                            

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ HÀ NỘI XƯA qua công nghệ 3D

SƯU TẦM
Kiến trúc sư Đinh Việt Phương cùng hai người sáng lập ra nhóm 3D Hà Nội từ năm 2004 với mục đích dùng công nghệ 3D phục dựng lại những khung cảnh của phố cổ Hà Nội nhằm quảng bá các giá trị về lịch sử, văn hóa. 

Dưới đây là một số hình ảnh từ “Hà Nội những góc nhìn thời gian”

Chợ Đồng Xuân 

Chợ Đồng Xuân 

Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902)


Ga Hàng Cỏ ngày mới xây dựng
Ga Hàng Cỏ 

Tàu điện Hà Nội

Phố cổ ngày Tết

Nhà hát lớn Hà Nội bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 6 năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911.



Rạp Công Nhân (Rạp chớp bóng PALACE)

Nhà hàng Godard
Nhà hàng Godard  Tháng 9-1959, Godard được đổi tên thành Bách hóa Tổng hợp. Cũng có người gọi là Bách hóa Tràng Tiền vì nó nằm trên phố Tràng Tiền.

Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu)


Khuê Văn Các và mùa thu giả tưởng

Tháp Hòa Phong
Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. là một di tích cổ còn sót lại của Chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội

Phở gánh, một món ăn nổi tiếng của người Hà Nội.

Cửa Đại Hưng - cửa Nam thời Lý Trần.






Phố Hàng Tre

Cảnh chơi đu ngày tết, trước Văn Miếu


Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028).

Cầu Thê Húc

-- 
 

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

100 MÉT XA HƠN NỬA VÒNG TRÁI ĐẤT.

      Tôi đi một mình, sau 22 giờ bay, tôi xuống sân bay Newark tiểu bang New York. Trước khi đi đã liên hệ bằng email và điện thoại, nói rõ số hiệu chuyến bay và ngày giờ xuống sân bay. Ông anh tôi đang sống ở thành phố Dove  New Jersey nói chắc chắn là sẽ ra tận sân bay đón. Nhưng khi xuống sân bay, ra khỏi cửa chẳng thấy có ai. Lúc ấy tôi chưa có điện thoại có thể gọi được trong nước Mỹ, nhìn vào điện thoại công cộng, máy gọi tự động và phải bỏ tiền xu vào, trong túi tôi lại không có tiền xu. Lần lượt những người cùng chuyến bay với tôi đã đi hết, lúc ấy là hơn 11 giờ đêm theo giờ Mỹ. Một thân một mình giữa nơi xa lạ, và tôi lại không biết tiến Anh. Mươi phút trôi qua trong chờ đợi, may quá, lại có một chuyến bay nữa xuống và rất nhiều người đi ra. Tôi bỗng nảy ra sáng kiến, cứ thấy người chấu Á nào là tôi hỏi "Ông có biết tiếng Việt không, ông có biết tiếng Hoa không ?”, Người thứ nhất lắc đầu, tôi đoán ông là một người Nhật, hai vợ chồng thứ hai cũng xua tay, lắc đầu, tôi đoán họ là người Hàn Quốc. Phải đến người thứ năm thứ sáu gì đó, ông ta dừng lại, hỏi tôi bằng tiếng Hoa: “Ông có việc gì cần giúp đỡ à". Tôi nói nhanh tình trạng của tôi và nhờ ông điện thoại cho số máy của ông anh. Ông nhìn vào mảnh giấy của tôi và bấm số, khi đầu bên kia có người lên tiếng, ông hỏi tôi “Có phải người này không ?” Tôi cầm máy và nói “ Đúng rồi, cảm ơn ông”. Ông lịch sự lui ra mấy bước để tôi nói chuyện.
- Em  đã xuống sân bay nhưng không tìm được anh.
- Kỳ đang ở chỗ nào?
- Em đang ở tầng 2, cửa số 9.
  Ông anh tôi À lên một tiếng rồi nói tôi cứ đứng đấy, 5 phút sau ông sẽ đến.
Khi đã ngồi lên xe, hai anh em nói chuyện mới vỡ lẽ, tôi đã nhập cảnh ở sân bay Seatle, và bay đến đây là tuyến nội địa, còn ông anh thì lại ra đón ở cửa ra quốc tế.
  Đó là câu chuyện 5 năm trước và câu chuyện cũng chỉ có vậy.
Còn mới hôm qua, khi tôi đi đón cháu ở nhà trẻ, vừa ra thì trời mưa rất to. Cả mấy chục người đành đứng lại ở tiền sảnh. Tôi không mang điện thoại, tôi muốn gọi về cho bà xã mang đồ che mưa ra. Thấy một cô gái đang gọi điện thoại, tôi chờ cô gọi xong và nhờ cô gọi giúp về nhà. Cô ta nhìn tôi đầy xoi mói, rồi trả lời gọn lỏn: “Máy của cháu hết pin rồi, bác thông cảm.” Tôi lại quay sang một người đàn ông trung niên nhờ ông gọi. Ông ta nhìn tôi vẻ khó chịu, rồi trả lời: “Tôi không mang điện thoại”.  Nhưng ngay sau đó, cũng chẳng cần giữ ý, ông quay sang phía khác và móc điện thoại ra gọi. Có thể ông đã áp dụng sáng hiến của tôi gọi người nhà mang đồ che mưa ra.
    Câu chuyện cũng chỉ có vậy. Tôi thực lòng không trách móc gì, sống trong môi trường nhiểu nhương, đầy rẫy những bất ổn, có  thể họ sợ tôi biết số điện thoại của họ rồi quấy nhiễu hoặc bày trò lừa gạt, cũng có thể họ sợ tôi đụng vào máy của họ và có những tác động phá máy hoặc…cũng có thể cùng sống trong môi trường này, tôi cũng đã hình thành một nét mặt gian giảo, khó tin tưởng được.
    Bỗng tôi nhớ lại câu chuyện 5 năm trước và tự than thở rằng 100 mét mà xa lạ hơn cả nửa vòng trái đất.


Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

10 DANH TƯỚNG CUA THẾ GIỚI

SƯU TẦM 

Tháng Hai năm 1984 Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh chọn 10 danh tướng trong số hơn 90 vị tướng nổi tiếng từ Cổ đại đến hiện đại .Có hai tiêu chí cơ bản để đề cử: Thứ nhất, viên tướng đó phải có những chiến công hiển hách, có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ với quốc gia của họ mà còn đối với cả khu vực và thế giới. Thứ hai, phải có các tác phẩm quân sự mà qua đó, người khác có thể học hỏi được cách thức điều binh khiển tướng của họ.

Việt Nam vinh dự được chọn 2 vị: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên GíapNgười xưa có câu “Cái quan định luận”. Khi con người đã về “cõi tiên” mới đúng là lúc để có thể luận công trạng, khen chê. “Phá” lệ đó, duy nhất đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được vinh danh ngay khi ông còn dồi dào sức khỏe, trí tuệ cực kỳ minh mẫn
    10 vị tướng đó là :
1. Alexander đại đế (384 - 322)
Người chinh phục vĩ đại nhất suốt lịch sử của Hi Lạp cổ. Những chiến công của ông được đánh giá cao vì nó làm cho văn hoá Hi Lạp được lưu truyền khắp nơi, đạt đến đỉnh cao nhất trong lịch sử Văn minh nhân loại.
[​IMG]
2. Hanibal Barca (247-183)
Vị tướng huyền thoại này với lực lượng ít và yếu hơn hẳn đế chế Rome nhưng đã tiến hành những cuộc hành quân vô tiền khoáng hậu từ Cathegne (Tây Ban Nha ngày nay) đánh thẳng vào Rome, với những chiến thắng vang dội làm suy yếu tận gốc rễ đế chế La Mã, mặc dù sau này Rome phản công và đã phải dùng đến chính sách lược của Hanniban là cho quân đánh thẳng đến Cathegne khiến cho Hanniban thua trận phải tự sát nhưng từ đấy đế quốc La Mã suy tàn không còn gượng dậy được nữa.
                                          [​IMG]
3. Julius Cesar (100 - 44) 
Tổng tài của đế chế La Mã, người chinh phục gần như toàn bộ Châu Âu thời bấy giờ, chiếm sang cả Ai Cập và Babylon; rất nổi tiếng với bản báo cáo chiến thắng gửi Viện Nguyên lão khi ông được cử chinh phục Babylon : “VENI, VEDI, VICI” (Ta đã đến, đã nhìn thấy, đã thắng).... bộc lộ sự kiêu căng của một người tài năng chiến thắng.
[​IMG]

Đó là 3 danh tướng tiêu biểu cho thời Cổ đại. 

4. Thành Cát Tư Hãn (1162 - 1227)
Nhà chinh phục vĩ đại nhất của nhân loại, mở ra đế quốc Nguyên Mông chưa từng có trong lịch sử, thiên hạ anh hùng cổ kim không ai sánh bằng. Những cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn có sự tàn phá nặng nề với các nền Văn Minh khác, thậm chí là xoá sổ ." Vó ngựa Mông cổ đi đến đâu, nơi đó cây cỏ cũng không mọc được ".
5. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) 
Mọi người thường gọi là Trần Hưng Đạo, một vị danh tướng anh hùng dân tộc Việt Nam đã đánh bại đạo quân thiện chiến vô địch của con cháu Thành Cát Tư Hãn. Sau chiến thắng 1288, đế chế Mông Cổ bắt đầu suy yếu và tan rã trên phạm vi toàn thế giới. Hoàng gia Anh đã tặng đức Thánh Trần danh hiệu Người đánh bại đế chế Mông Cổ.
[​IMG]
Đó là hai danh tướng nổi bật và tiêu biểu cho thời trung cổ.

6. Oliver Cromwell (1599 - 1658) 
Là danh tướng nước Anh, lừng danh trong lịch sử với đội quân sườn sắt đã đánh bại quân đội của hoàng gia Stewart trong cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chém đầu vua Anh Charles I (1649), sau trở thành Bảo Hộ Công, tổng tài của Anh quốc.
[​IMG]
7. Napoleon Bonaparte (1769 - 1821) 
Hoàng đế Pháp vĩ đại chinh phục gấn hết Châu Âu, danh tướng vĩ đại nhất thế giới thế kỷ 19. (Bộ “dân luật” ảnh hưởng đến cả châu Âu - gián tiếp khiến cho các quốc gia Đức và Ý hình thành, ảnh hưởng về tổ chức quân đội, chiến lược tác chiến trên thế giới, gieo rắc tư tưởng tự do. Những cuộc chinh phục cũng như nghệ thuật chiến tranh của ông đã đi vào lịch sử chiến tranh của nhân loại.
[​IMG]
8. Mikhaiin Cutudop (1745 -1813) 
Danh tướng Nga, đã đánh bại Napoleon chặn đứng cuộc xâm lăng của Napoleon vào Nga (1812), sau đó lãnh đạo liên quân các nước Áo - Phổ tiến đánh Paris lật đổ hoàn toàn sự thống trị của Napoleon. Ở Nga ông được xem như anh hùng dân tộc. Cùng với Suvurop, ông được lịch sử vinh danh là bậc thầy của nghệ thuật hành quân vượt núi. 
[​IMG]
Đó là 3 danh tướng tiêu biểu cho thời cận đại.

9. Geogry Zukop (1896 - 1974)
Trong lịch sử chiến tranh thế giới, hiếm có vị tướng nào chưa bao giờ nếm mùi thất bại, chỉ biết có chiến thắng, hết trận này đến trận khác. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh trong Thế chiến thứ hai, Nguyên soái G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, chiếm bảng vàng về tài năng chỉ đạo chiến dịch,chiến lược. Những chiến tích sáng chói của ông trở thành tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.




10. Võ Nguyên Giáp (25/08/1911 - 04/10/2013) 
Võ Nguyên Giáp là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam.

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.

Viện Hàn Lâm hoàng gia Anh vinh danh ông là người đánh đổ hai chế độ thực dân cũ và mới, bậc thầy của chiến tranh du kích.


Đó là 3 danh tướng tiêu biểu cho thời hiện đại.

Nói rõ thêm: Hội Hoàng gia Anh đã tổ chức phiên họp vào tháng 2 năm 1984 để lựa chọn các tướng soái lừng danh thế giới xếp vào danh mục của từ điển. Trong phiên họp có 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước đã được mời đến và họ đã đề cử một danh sách gồm 98 tướng soái của các nước trên thế giới từ thời cổ đại cho tới ngày nay.
Kết quả bầu chọn như sau:


I. Thời cổ đại:
1. Aniban - 100%
2. Xeza - 100%
3. A. Mahedonski – 100%
II. Thời trung đại:
1. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – 100%
(Trong phiếu có ghi chú thêm: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới – quân Nguyên Mông)
III. Thời kỳ dân chủ tư sản:
1. Krom Oen – 70%
2. Piedinic Đại đế 71%
IV. Thời kỳ cận đại:
1. Napoleon - 100%
2. Kutuzov – 72 %
V. Thời kỳ hiện đại:
1. Võ Nguyên Giáp – 100%
2. Jiukov – 100%



Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

VÌ SAO BÁC GIÁP CHỌN NHÀ 30 HOÀNG DIỆU VÀ TRƯỚC KHI MẤT BÁC MUỐN TRẢ LẠI CĂN NHÀ NÀY

SƯU TẦM
Khỏang cuối năm 1955, đầu 1956, gia đình bác Giáp mới chuyển về 30 Hoàng Diệu. Chọn nhà cho các tướng lĩnh khác có thể đơn giản hơn nhưng với đại tướng thì có  những yêu cầu rất nghiêm. Ngay từ khi sống trên chiến khu, đại tướng có nguyên tắc "ở đâu thì ở nhưng phía trước mặt luôn phải thoáng để dễ quan sát khi có động". Tìm khắp HN thì chỉ có số nhà 30 Hoàng Diệu đáp ứng được nguyên tắc này. (Hơn nữa, ngày mới về HN, 2 đầu đường Hoàng Diệu (ngã tư với đường Điện Biên Phủ và Phan Đình Phùng) đều có barie chắn để đảm bảo an ninh).

                             

                            
                                                                 Nhà 30 Hoàng Diệu 
                             
                         Một góc vườn trước nhà 30 Hoàng Diệu ( tức vườn Kinh Thiên?)
                                      nơi bác Giáp thường tập thể dục và ngồi thiền

Nhà số 30 là nhà của 1 chủ Tây. Khi xây dựng villa này, ông ta yêu cầu giữ nguyên vườn hoa phía trước, xây nhà lùi lại. Chắc có đọc sử ta mà biết, phía trước là vườn Kính Thiên, vua quan thời xưa đi từ trong Tử Cấm Thành qua cổng Đoan Môn, theo con đường phía vườn hoa Bắc Sơn ngày nay ra vườn Kính Thiên làm lễ tế. Cũng vì thế mà vườn hoa này còn giữ cho tới ngày nay.
Tháng 8/2012, Hội Khoa học lịch sử, Bảo tàng Lịch sử đã tổ chức tọa đàm nhân sinh nhật lần thứ 102 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các nhà lịch sử và các tướng lĩnh tham gia tọa đàm đã đề xuất nên thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp.
Theo tin báo Tuổi trẻ, Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý lâu năm của đại tướng, cho biết, sinh thời, Đại tướng đã có thư đề nghị trung ương xin trả lại căn nhà đang ở sau khi “đi theo Bác Hồ”. Đồng thời đại tướng cũng đề nghị cần bảo tồn căn nhà đó vì nó nằm ngay trên vườn hoa Kính Thiên, có căn hầm đào từ trong chiến tranh chống Mỹ, là một trong ba căn hầm kiên cố nhất ở Hà Nội. Đồng thời, căn nhà là một kiến trúc Pháp mẫu mực còn giữ lại được của Hà Nội.
Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử, GS Phan Huy Lê cũng đưa ra kiến nghị của hội: Nhà nước nên giữ lại căn nhà mà đại tướng đã ở hơn một nửa thế kỷ để làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp, vì căn nhà cùng với những hoạt động của tổng hành dinh trong chiến tranh đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long và là di tích bất khả xâm phạm theo công ước của UNESCO.
Theo VOV.VN - Cách ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp không xa là nhà D67 thuộc khu A thành cổ Hà Nội, là một di tích lịch sử cách mạng, một công trình đặc biệt bên cạnh những di tích kiến trúc cổ xưa, ghi dấu ấn tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.
Tòa nhà sở chỉ huy pháo binh của quân Pháp được xây dựng trên nền điện Kính Thiên xưa được sử dụng thành nhà làm việc của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung ương.
Tòa nhà này được gọi là nhà Con Rồng vì phía trước có những con rồng đá chầu (thềm Rồng của điện Kính Thiên) trong những năm 60 của thế kỷ 20, Mỹ ném bom đánh phá ác liệt miền Bắc; một toà nhà mới được xây dựng đặc biệt phía sau nhà con Rồng để đảm bảo an toàn cho các cán bộ lãnh đạo của Đảng và quân đội họp và làm việc. Công trình có tên là nhà D67 vì được xây dựng năm 1967.

Nhà D67

Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW trong nhà D67

Đây là một công trình được xây dựng hết sức đặt biệt về cấu trúc và kỹ thuật gồm một kiến trúc ở trên và một hệ thống hầm ngầm phía dưới. Phần nổi của công trình có diện tích 604m2 với hệ thống tường, mái bằng bê tông cốt thép kiên cố. Hệ thống hầm ngầm sâu 10m, nằm dưới khoảng sân giữa nhà con Rồng và nhà D67 gồm 4 phòng, rộng 50m2, trong đó có một phòng họp, các phòng chung nhau hành lang bên. Hệ thống hầm ngầm này được thiết kế chịu được tên lửa và bom hạng nặng.
Toàn bộ công việc thiết kế và thi công nhà và hầm D67 được giao cho Bộ Tư lệnh Công binh đảm nhiệm. Khoảng 300 cán bộ chiến sỹ được huy động thực thi công việc này. Các thiết bị cơ khí và thông tin sử dụng trong công trình như máy thông hơi - lọc khí, cửa thép, điện đài, điện thoại được nhập khẩu từ Liên Xô cũ.

Phòng họp của BCT và Quân Ủy TW dưới hầm ngầm 

Tại nhà D67, còn được gọi là Tổng hành dinh, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đưa ra nhiều quyết định lịch sử có tính chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để đi đến thắng lợi. Đặc biệt, tại đây; từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà D67 vẫn được Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quản lý và sử dụng từ năm 1975 cho tới năm 2004 thì được bàn giao cho Ban Quản lý Thành cổ Hà Nội, trở thành khu vực phi quân sự và hiện là một di tích lịch sử cách mạng đặc biệt trong thành cổ Hà Nội.


Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

ĐẠI TƯỚNG CHỌN NƠI AN NGHỈ TỪ NHIỀU NĂM TRƯỚC

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đích thân chọn nơi an nghỉ cho mình tại quê hương Quảng Bình từ năm 2006. Vị trí an táng có cao độ 110 m, trên núi Vũng Chùa, trước mặt là Đảo Yến nằm cách bờ khoảng 500 mét.

Từ giữa những năm cuối thập niên 90, Đại tướng và gia đình bắt đầu có ý định tìm địa điểm để an nghỉ khi trăm tuổi. Ban đầu, Đại tướng có ý định đi về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên), có lúc lại nghĩ đâu đó gần Chủ tịch Hồ Chí Minh ở vùng Sơn Tây (Hà Nội). Liên quan tới quyết định này, Đại tướng đã để lại di bút. Bộ Chính trị cũng đồng thuận với tâm nguyện của Đại tướng.

vungchua3-JPG-2811-1381232023.jpg
Vũng Chùa là vũng biển nhỏ, có bờ cát trắng và bằng phẳng, sóng êm dịu, được hình thành bởi một triền núi đá đâm ra biển, người dân địa phương gọi là mũi Rồng.

Chia sẻ tại cuộc giao lưu trực tuyến trên Tiền Phong Online chiều 8/10, bà Võ Hạnh Phúc (con gái Đại tướng) cho hay, cuối những năm 1990, Đại tướng nhiều lần về thăm quê hương Quảng Bình và nghĩ mình sẽ về với quê hương. Gia đình cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh và cuối cùng địa điểm được Đại tướng quyết định lựa chọn là Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch.
Bà Phúc cho biết thêm, khi trả lời Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về vấn đề tổ chức tang lễ, đại diện gia đình bày tỏ rằng, suốt đời Đại tướng không có yêu cầu gì và đây là yêu cầu duy nhất. "Ông muốn về với miền Trung, miền đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống anh hùng. Về Quảng Bình nhưng không nhất thiết là ở quê nhà làng An Xá. Quyết định về Vũng Chùa - Đảo Yến có từ năm 2006", bà Võ Hạnh Phúc chia sẻ.

Ban-do-an-tang.jpg
Bản đồ vị trí an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: QĐND.
Sáng 8/10, sau khi gia đình và Ban tổ chức lễ tang thống nhất vị trí an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Võ Điện Biên (con trai Đại tướng) cùng gia đình và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã đến Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) chuẩn bị cho Lễ an táng.
Khu vực Vũng Chùa được bao bọc bởi đảo Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm. Vị trí an táng có cao độ 110 m, trên núi Vũng Chùa; trước mặt là Đảo Yến nằm cách bờ khoảng 500 mét; phía tây là điểm cao 136 (núi Sú); phía bắc là dãy núi cao chắn giữ những cơn gió mùa Đông Bắc; phía đông là Mũi Rồng nhô ra biển.