Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Mỹ mới là nước quyết định có để chiến tranh ở châu Á xảy ra hay không

(Thế giới) - Chiến tranh có xảy ra ở châu Á hay không phụ thuộc vào thái độ và hành động của Washington chứ không phải Bắc Kinh.
Tạp Chí National Interest của Mỹ gần đây đăng tải bài nhận định khá sâu của tác giả Gordon G. Chang trong đó nhấn mạnh rằng dù một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra ở Đông Á hay Biển Đông đi chăng nữa thì Trung Quốc không phải là nước quyết định được điều này bởi Hoa Kỳ mới là nước có khả năng quyết định để chiến tranh nổ ra ở Á châu hay không.
Tác giả Gordon G. Chang cũng đã đưa ra nhiều dẫn chứng, sử liệu trong các cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới để chứng minh cho nhận định của mình.
Gordon G. Chang cho rằng đội ngũ lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh không đủ khả năng quyết định để chiến tranh có thể nổ ra ở khu vực hay không.
Người đưa ra nhận định này cũng chính là tác giả của cuốn sách đang gây sự chú ý có tên “The Coming Collapse of China”.
Gordon G. Chang đặt giả thuyết và trả lời rằng “nếu dư luận đang cố gắng phán đoán mốc thời gian khi tiếng súng đạn chiến tranh đầu tiên xuất hiện ở châu Á thì chắc chắn phải quan sát các động thái của Washington”.
Như nhiều nhà phân tích trước đó đã nhận định, khu vực châu Á từ nay sẽ là một trong những nơi chắc chắn sẽ không bao giờ kết thúc khủng hoảng bởi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng đất nước Trung Hoa sẽ còn mạnh và to lớn hơn bây giờ rất nhiều.
Chính vì trong tư duy và suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã như vậy nên trong tương lai, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, mở rộng lãnh thổ về hướng Đông và hướng Nam của châu lục thông qua các chiến thuật sử dụng vũ lực hòng kiểm soát thêm được các vùng biển và vùng trời ở xunh quanh châu Á dù một số nơi đang được thế giới coi như các vùng biển, vùng trời quốc tế nơi được phép đi lại, lưu thông một cách vô hại.
Ông Gordon G. Chang nhận định: “Thật không may, Hoa Kỳ trong một vài cách thức nào đó đã trở thành lý do để Trung Quốc gia tăng các hoạt động thù địch, khiêu khích ở khu vực, Và, hiện nay, sự năng động của các hành động hiếu chiến đã bắt đầu. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại nếu nước này chưa bị một thế lực khác mạnh hơn chặn lại, buộc Bắc Kinh phải chấm dứt các hành động bành trướng lãnh thổ”.
Theo Gordon G. Chang, sự thù địch và bành trướng của Trung Quốc đã bộc lộ vào mùa Xuân năm 2012 khi tàu Trung Quốc và tàu Philippines xảy ra đối đầu ở khu vực bãi cạn Scarboroug nằm ở phần phía Bắc của khu vực Biển Đông.
Đứng trước sự kiện này, Washington khi đó được xem như đã đóng vai nhà cái, đưa ra những mặc cả để Philippines và Trung Quốc không xảy ra đối đầu quân sự tại Biển Đông.
Bằng việc Hoa Kỳ can thiệp, cả Trung Quốc và Philippines đều đồng ý rút tàu khỏi khu vực tranh chấp. Philippines đã hoan nghênh sự can dự của Mỹ nhưng nhờ sự khôn lỏi và thủ đoạn cộng với năng lực hải quân tốt hơn, Trung Quốc đã kiểm soát được bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã quyết tâm giành bãi cạn Scarborough bởi nước này tính toán rằng khu vực này chỉ nằm cách đảo Luzon  chỉ khoảng 124 hải lý – nơi được xem là có chức năng hộ vệ cho các cảng chiến lược Manila và Subic của Philippines.
Trung Quốc kiểm soạt Scarborough sau đó bởi Hoa Kỳ đã không quyết liệt bảo vệ thỏa thuận trước đó đã được Philippines và Trung Quốc nhất trí và cuối cùng nhà cái Washington đã không đạt được tính toán ban đầu của mình (theo các nhà quan sát, sở dĩ Mỹ buộc phải làm vậy để tránh đối đầu quân sự với Bắc Kinh).
Tuy nhiên, đến nay, cách làm của Hoa Kỳ khi ấy đã để lại hậu quả đó là đã để các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ có khả năng gia tăng sức ép, dọa nạt và chiếm thêm đảo, đá mà Philippines đang kiểm soát trên Biển Đông, điển hình là khu vực Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện do Philippines bố trí một con tàu sắt cho lính đồn trú để kiểm soát).
Trường hợp gần tương tự cũng xảy ra đối với quần đảo Senkaku trên khu vực Biển Hoa Đông do Nhật Bản hiện nay đang kiểm soát nhưng tàu thuyền, máy bay Trung Quốc thường xuyên lởn vởn, hoạt động ở khu vực này.
Theo Gordon G. Chang, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của Hoa Kỳ đã nhận được những bài học đắt giá từ những sự kiện như vậy và Mỹ đã, đang và sẽ thay đổi để ngăn chặn Trung Quốc tiến xa hơn.
Chính các nhà sử học quân sự của Mỹ cũng phải thừa nhận rằng việc Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành các hoạt động ngăn chặn đã chấm dứt bá mộng ngay từ đầu của Hitler trong giai đoạn Thế chiến thứ II.
Cuối cùng, tác giả Gordon G. Chang cho rằng, chiến tranh có xảy ra ở châu Á hay không phụ thuộc vào thái độ và hành động của Washington chứ không phải Bắc Kinh.
(Theo Viettimes)

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Thành công của học sinh Việt đánh đố giới khoa học Đức

THAM KHẢO 

Thành công của học sinh Việt đánh đố giới khoa học Đức


  
(GDVN) - Ngoài tố chất học sinh và thực tế gia đình quyết định thì cần phải có hệ thống giáo dục thích ứng mới có thể xuất hiện “hiện tượng kỳ lạ học sinh Việt” .
LTS: Lâu nay, giới khoa học Cộng hòa Liên bang Đức băn khoăn về tỷ lệ thành công của học sinh Việt Nam đang sinh sống tại Đức.
Mặc dù đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhưng đến thời điểm hiện tại, họ vẫn chưa tìm ra đâu là lý do chính.

Trong bài viết này Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Phương hiện đang sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức chia sẻ một số lý do làm nên “thương hiệu học sinh Việt Nam”.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cộng hòa liên bang Đức, năm học 2013 - 2014, có tới 64,4%  học sinh Việt theo học trường chuyên Gymnasium (chỉ chiêu sinh những học sinh khá giỏi; sau khi tốt nghiệp sẽ vào thẳng đại học), trong khi chỉ có 47,2% học sinh bản địa học tại ngôi trường này. Con số này gấp 4 lần so với số lượng học sinh Ý, Thổ Nhĩ Kỳ (14%) học tại đây và Việt Nam đứng đầu mọi sắc tộc nhập cư.

Số liệu cách đây 5 năm tính theo từng tiểu bang, có nhiều tiểu bang mà tỷ lệ học sinh Việt lập kỷ lục chưa từng có từ xưa tới nay như bang Brandenburg tỷ lệ học sinh Việt vào trường chuyên lên tới 75%.

Giải học bổng Hertie-Stiftung, trao cho những học sinh nhập cư học trường chuyên từ lớp 7 đạt điểm khá giỏi, và có nhiều đóng góp hoạt động xã hội, mỗi năm toàn nước Đức có chừng 200 em trong danh sách đó có hơn 20 học sinh người Việt, chiếm tỷ lệ 10/100.

Trong khi theo thống kê tới ngày 31/12/2015, tổng số người mang quốc tịch Việt ở Đức chỉ ở mức 87.214 người trong tổng số 9.107.893 triệu người quốc tịch nước ngoài, tức chỉ đạt 10/1000.

Tính ra, tỷ lệ học sinh Việt giành giải gấp 10 lần các sắc tộc khác. Hầu như bất kỳ niên học nào, đều không thiếu tin nóng về gương mặt học sinh Việt đứng đầu các cuộc thi vô địch thành phố, tiểu bang, liên bang, quốc tế.

Sự kiện học sinh Việt luôn đứng đầu nước Đức trở thành “hiện tượng kỳ lạ học sinh Việt” làm giới nghiên cứu Đức nhiều năm nay phải “đau đầu” và loay hoay đi tìm lời giải cho câu hỏi: Tại sao có sự khác biệt thành tích học tập giữa con cái các sắc dân? Dựa trên nguyên lý nào? 

Hội nhập giáo dục Việt Nam: Con đường nào để thành công?

(GDVN) - Các chuyên gia thừa nhận, để hội nhập quốc tế về giáo dục thì ngoài nguồn lực mạnh, chất lượng lao động tốt, còn phải có kỹ năng và trình độ tiếng Anh.
Công trình lớn gần đây nhất được trường Đại học Chemnitz thực hiện năm vừa qua, khảo cứu 720 mẫu gia đình Đức, Việt và Thổ Nhĩ Kỳ chọn lựa theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Từ kết quả thống kê, họ đi tìm luận chứng nhưng tất cả đều mâu thuẫn với kết quả thu được.

Trước hết, đối chiếu với nguyên lý cổ điển cho rằng nguồn gốc thành công giáo dục bắt nguồn từ mô hình “nền tảng gia đình”.

Theo mô hình này, gia đình thu nhập càng lớn, quan hệ xã hội càng rộng, cha mẹ học thức càng cao, thì con cái học ở trường càng thành công. Nếu luận điểm này đúng, thì lẽ ra học sinh Việt nói chung phải như học sinh Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng thực tế học sinh Việt giỏi hơn gấp 4 lần nếu căn cứ theo tỷ lệ học sinh vào trường chuyên, gấp 10 lần nếu căn cứ vào giải học bổng Hertie-Stiftung.

Sau khi nguyên lý “nền tảng gia đình” không được thực chứng, bị loại trừ, các nhà nghiên cứu lại đi tìm lời giải khác thay thế. Họ đưa ra luận đề có thể do “cách thức giáo dục”. Theo đó, gia đình nghiêm khắc, độc đoán trong giáo dục con cái, đồng nghĩa với thành công.

Nhiều kết quả khảo cứu khác cũng cho thấy giáo dục trong gia đình người Việt nghiêm khắc hơn so với Đức nên con cái họ thành công hơn là tất nhiên.

Nhưng kết quả công trình khảo cứu từng mẫu gia đình đã không xác chứng luận đề trên, không phải cứ gia đình nào càng nghiêm khắc thì con cái họ càng thành công. Mối quan hệ trên không hề mang tính nhân quả mà chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên.

Ở bình diện xét chung toàn sắc tộc, luận đề trên còn mâu thuẫn, không ít sắc tộc rất nghiêm khắc, thậm chí cực đoan như các sắc tộc theo đạo hồi, kiểu “đặt đâu ngồi đấy”, nhưng kết quả con cái họ còn thua xa học sinh Việt.

Các nhà nghiên cứu lại đi tìm một cách giải thích khác, dựa trên luận đề Nho giáo, đặc thù người Việt. Theo Nho giáo, giá trị con người nằm ở học thức; học giỏi thì cha mẹ được vinh hiển.

Nhưng luận đề đó cũng bị thực tế bác bỏ. Cả hai nhóm nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đều đánh giá cao học đường, cho đó là nền tảng để tiến thân, danh phận trong xã hội.

Nhưng học sinh Thổ Nhĩ Kỳ thành công kém xa học sinh Việt. Ngay cả so với học sinh Trung Quốc vốn được sinh ra từ cội nguồn của Nho giáo, cũng cho kết quả tương tự, học sinh Việt vượt xa.

Thay đổi góc nhìn

Đáng tiếc mọi luận đề các nhà nghiên cứu đưa ra đều không giải đáp thỏa đáng bí ẩn thành công học sinh Việt. Rút cuộc họ đưa ra kết luận bỏ ngỏ giả định, có lẽ các công trình mới tập trung nghiên cứu vai trò cha mẹ, ít đề cập tới chính con cái, và mối quan hệ tương hỗ 2 bên.

Thay đổi góc nhìn có thể hy vọng giúp tìm được lời giải thoả đáng, như phản ứng nhanh chóng của cha mẹ người Việt trước kết quả học tập của con cái khác với các sắc tộc khác.

Trong khi cha mẹ người Đức không suy nghĩ gì khi con bị điểm kém 4 (kém nhất là 5), thì một số gia đình Việt đã bắt con học thêm khi mới chỉ được điểm khá 2, chưa đạt được điểm giỏi 1.

Mặt khác, đối với học sinh Việt, học thức còn do đòi hỏi bắt buộc của hoà nhập. Càng có học thức càng dễ giải quyết khi gặp các tình huống bất thuận khác nhau trong cuộc sống luôn có thể xảy bất cứ lúc nào đối với dân nhập cư.

Ngoài ra, bằng cấp là vé vào cửa thị trường lao động mà ở Đức điều này rất quan trọng nên người nhập cư hiểu rõ điều này hơn ai hết.

Về động cơ, họ là những người luôn muốn thăng tiến, kỳ vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong nước, nếu không họ đã không rời nước ra đi. Học thức là lá bài duy nhất họ có thể xòe ra.

Tuy nhiên lý do hòa nhập vẫn bị bác bỏ, bởi nó đúng với mọi sắc dân nhập cư nên không thể dùng để lý giải riêng hiện tượng kỳ lạ học sinh Việt được. 
( Còn nữa )