Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ


 
Chúng ta có tin vào những hiện tượng siêu hình và nhân quả hay không? Hãy nhìn vào lịch sử. Gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát vào ngày
2/11/ 1963 qua cuộc binh biến 1/11/1963. Tổng Thống Hoa Kỳ Kenedy chiụ một phần trách nhiệm lớn về việc làm xấu xa này. Hậu quả là hai mươi ngày sau, Kenedy bị ám sát vào ngày 22/11/1963 tại Dallas, Texas. Em trai ông, Robert Kenedy củng bị ám sát vào ngày 5/6/1968. Bí ẩn lịch sử sau đây còn khiến quý vị nổi da gà.

Hãy nhờ một giáo sư Sử Học giải thích những hiện tượng này.

Abraham Lincoln được bầu vào Quốc Hội năm 1846
John F. Kennedy được bầu vào Quốc Hội năm 1946 .

Abraham Lincoln được bầu làm Tổng Thống năm 1860.
John F. Kennedy được bầu làm Tổng Thống năm 1960.
 
alt     alt
Cả hai đều đặc biệt chú trọng đến vấn đề dân quyền.

Cả hai phu nhân đều mất một đưá con khi ngụ tại Toà Bạch Cung.
Hai vị Tổng Thống đều bị hạ sát vào ngày Thứ , và đều bị bắn vào đầu.

Và càng kỳ dị hơn là:
Thư ký cuả Lincoln tên là Kennedy.
Thư ký cuả Kennedy tên là Lincoln.

Cả hai đều bị ám sát bởi người miền Nam và được kế vị bởi hai người cùng tên là Johnson, cũng người miền Nam.
 
alt              alt
Andrew Johnson, kế vị Lincoln, sinh năm 1808.
Lyndon Johnson, kế vị Kennedy, sinh năm 1908.

alt             alt
John Wilkes Booth, ám sát Lincoln, sinh năm 1839.
Lee Harvey Oswald, ám sát Kennedy, sinh năm 1939.
 
Cả hai tên sát nhân đều có tên ba chữ, và cả hai tên này gồm 15 chữ cái .

Nào bạn hãy ngồi yên!

Lincoln bị bắn tại hí viện tên 'Ford'.
Kennedy bị bắn trên một chiếc xe 'Lincoln' được hãng 'Ford' chế tạo.

Lincoln bị bắn tại hí viện và tên sát nhân chạy trốn tại một nhà kho.
Kennedy bị bắn tại một nhà kho và tên sát nhân chạy trốn vào một hí viện.

Booth và Oswald đều bị ám sát trước khi đưa ra toà xử.

Và điều đáng ngạc nhiên là:

Một tuần trước khi Lincoln bị ám sát, ông ta ở thành phố Monroe, Maryland.
Một tuần trước khi Kennedy bị ám sát, ông ta ở với nàng Marilyn Monroe.
 
alt


Ai có thể hình dung được.

Một điều bất khả tín

1) Gấp một tờ giấy bạc 20 dollars:
 
alt
2) Gấp thêm một lần nưã, hãy gấp cẩn thận y như hình dưới:
 
alt
3) Gấp đầu kia, y như trước:
 
alt

4) Bây giờ hãy lật mặt kia:
alt

Thật là một sự ngẫu nhiên. Một vài nếp gấp đơn giản hình học đã tiên tri một thảm hoạ được in trên tất cả các tờ giấy bạc 20 USD.

Ngẫu nhiên hay không, tuỳ bạn quyết định.

và nếu chưa đủ, thì hãy nhìn đây;

Đầu tiên là Ngũ Giác Đài đang bốc cháy...
 
alt
Sau đó Toà Tháp đôi...
 
alt
và hãy coi đây:
 
alt

Ba sự trùng hợp ngay trên tờ 20 USD!

Tai Họa (Pentagon)
Tai Họa (Twin Towers )
Tai Họa (Osama)???

Và rùng rợn hơn nữa:  9 + 11 = $20 !!!

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

(Xã hội) - Thành phần nòng cốt trong “đội quân không tiếng súng” này gồm có: lực lượng tác chiến trên đất liền với mác “doanh nhân”, lực lượng hải quân trá hình ngư dân và đơn vị chế tạo vũ khí sinh học “hàng độc”. Với một kế hoạch chặt chẽ và kỹ thuật che giấu tài tình, đội quân này đang thầm lặng giết chết người dân Việt Nam, mang về hàng bao tải tiền củng cố cho sức mạnh Trung Quốc.


hang-tq-thump-230715
Nhằm đảm bảo tính bảo mật, sách lược dã man này được chia thành những giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Tận thu
Một trong những sự kiện không thể nhắc tới là hiện tượng từng đoàn doanh nhân Trung Quốc sang Việt Nam tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Hiện tượng này đã có vài năm nay, nhưng thời gian gần đây, số lượng bị “vét” lên quá cao và không có dấu hiệu nào cho thấy “cơn dịch vét hàng” sắp chấm dứt. Chỉ riêng điều này đã khiến vật giá leo thang ngay tại Việt Nam vì thiếu hàng để bán và người dân trong nước lãnh đủ.
Không chỉ vậy, báo Tuổi Trẻ từng dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết “nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất”. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, thời điểm đó đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác, “nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về”.
VASEP còn cho biết có tình trạng thương nhân Trung Quốc “tranh giành, đón mua” tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển. Các công ty Việt Nam thiếu hàng xuất cảng, đẩy giá mua lên cao mà vẫn không cạnh tranh nổi với độ vung tiền của các doanh nhân Trung Quốc. Miền Trung bị ảnh hưởng bởi “cơn dịch vét hàng” nặng nhất. Hậu quả là giá tôm trắng vọt lên 90,000 đông/kg, trong lúc năm ngoái giá mua chỉ là 57,000 đồng/kg.
Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú này còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Trung Quốc thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
Giai đoạn II: Triệt để cạn kiệt nguồncung
Thủ đoạn tận thu này nay còn được biến tướng tinh vi hơn, mục tiêu nhằm vào những “mặt hàng lạ” mang tính chiến lược tận diệt nguồn hàng như thu mua lá mãng cầu, nụ thanh long, cau non, cam non, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa, sừng, móng trâu bò đến đuôi trâu, phân trâu…
Trong khi đó tại ngoài khơi, ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam “gặp nạn” khi đánh bắt ở các vùng biển xa, bị tấn công bởi “tàu lạ” với trang bị vũ khí. Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn. Thực trạng này cũng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore. Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, “nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam”.
Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt hải sản tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Hàng năm Bắc Kinh vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để “bảo vệ nguồn hải sản”, lần gần đây nhất kéo dài trong hai tháng rưỡi từ 12h trưa 16/5, đến 12h ngày 1/8.
Điều đáng nói là, trong khi ban hành lệnh cấm, thì Trung Quốc vẫn để tàu thuyền “có giấy phép” tới đánh bắt ở khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ. Song hành cùng đó là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 “chặn đầu” một khu vực rộng lớn vùng biển Việt Nam, đồng thời hợp thức hóa việc đe dọa, tấn công tàu cá Việt Nam không ra khơi khu vực này.
Giai đoạn III: Tuồn “hàng độc” số lượng lớn
Sau khi hút hết “hàng sạch” của thị trường Việt Nam, đơn vị chế tạo và sản xuất vũ khí sinh học “hàng độc” cung cấp cho các thương buôn Trung Quốc vượt qua biên giới tuồn vào Việt Nam bán với giá vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc người dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “giàu ăn sạch, nghèo ăn độc”. Tượng trưng như:
hang-tq-1-230715
Gạo nhựa Trung Quốc:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của Việt Nam chở sang Trung Quốc. Liền sau đó, “gạo nhựa” được thương lái tung vào Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại gạo giả làm bằng khoai lang/khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Trung Quốc nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.
hang-tq-2-230715
Sữa độc Melamine:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn, đánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”.
Các hãng thông tấn nước ngoài cũng đã đưa tin về loại sữa độc này làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác mắc bệnh vào năm 2008. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại này. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí, rẻ hơn so với sữa bột khác. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.
hang-tq-3-230715
Lục phủ ngũ tạng của gia súc và gia cầm:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Mỗi năm đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung. Hằng ngày, những con buôn Trung Quốc vẫn lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được thương lái Việt Nam chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…
Những sản phẩm đã được ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc này khi vượt qua biên giới, được cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại này, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để chuyển về Việt Nam tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.
hang-tq-4-230715
Trứng gà, vịt giả, nhiễm Melamine:
Loại hàng độc này tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn đến mua bán hàng, đặc biệt là mặt hàng trứng gà các loại. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.
Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Quốc chưa lắng dịu thì đã tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam.
hang-tq-5-230715
Trái cây nhập lậu từ Trung Quốc:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản, đặc biệt những sản phẩm chuộng trên thị trường như:
Táo: Quả táo nhập từ Trung Quốc, được bọc trong một lớp lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
Cam: Hiện nay, cam nhập lậu từ Trung Quốc là loại cam quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
Quýt: Quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
Hồng: Hồng Trung Quốc rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bảo quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Trung Quốc có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Quốc, gắn mác New Zealand. Loại dưa hấu này hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.
Một sự thật rõ ràng, Trung Quốc đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại, trong đó có Việt Nam. Và để đối phó với một âm mưu chặt chẽ như vậy, cần phải có sự đoàn kết mạnh mẽ, cái tâm và cái tầm của từng người dân trong nước, đặc biệt là những thương lái Việt Nam buôn hàng cho Trung Quốc.
Thiên Lý (Tổng Hợp)

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Hàn Quốc giàu có và văn minh hơn VN do đâu và vì đâu?

Năm 1963, 10 năm sau chiến tranh liên Triều (1950~1953), Hàn Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 100 USD  https://www.facebook.com/media/set/…


40 năm sau, cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc nằm trong top những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử thế giới. Và giờ đây, sau tròn nửa thế kỷ, Hàn Quốc đứng thứ 13 trong top 20 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 28.000USD. Năm 2007 các chuyên gia kinh tế thậm chí còn dự đoán Hàn Quốc sẽ nằm trong top 3 nền kinh tế mạnh nhất vào năm 2020.

Vậy, làm thế nào mà một nước nghèo nhất nhì châu Á có thể phát triển đi lên để trở thành cường quốc kinh tế thế giới chỉ sau 4 thập kỷ?

Hiện tại trên TTHQ™ có những bài viết phân tích về nguyên nhân thành công của Hàn Quốc, giải thích vì sao quốc gia này có tốc độ phát triển kinh tế kỳ diệu đến vậy (xin xem các link tham khảo bên dưới). Tuy nhiên các bài viết này rất dài và không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để đọc và đồng tình với các bài viết có trên TTHQ™.

Vì thế, BQT lập chủ đề thảo luận này để mời các anh chị cùng tìm hiểu về động lực và năng lực phát triển kinh tế của Hàn Quốc trên quan điểm của mỗi cá nhân.

-----------------------------------

Về phía, BQT Trang Thông tin Hàn Quốc, những người sống ở Hàn Quốc lâu năm, chúng tôi tạm chỉ ra 3 quan điểm sau dẫn đến thành công của Hàn Quốc trong phát triển kinh tế mà các nước đi sau cần phải lấy làm kim chỉ nam nếu muốn giàu có và thịnh vượng:

1. CHĂM CHỈ: Hàn Quốc giờ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia làm việc nhiều nhất thế giới với thời gian làm việc trong các nhà máy sản xuất chế tạo trung bình từ 10~12 tiếng mỗi ngày.

Các anh chị Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc thường than thở về sự vất vả chẳng khác gì trâu bò. Nhưng người Hàn Quốc hẳn còn khổ hơn trâu bò, vì họ làm việc "khủng" hơn người lao động nước ngoài rất nhiều.

2. KỶ LUẬT: Cấp dưới tuân lệnh cấp trên vô điều kiện, người trẻ nghe người già vô điều kiện. Đó là sức mạnh của văn hóa Khổng Giáo còn tồn tại ở đất nước này đến ngày nay.

Nếu như bạn chưa từng đến Hàn Quốc để hiểu được điều này, thì chỉ cần nhìn lại thảm họa chìm phà Sewol. Ở đó, hơn 300 con người, những hành khách trên phà đã phải bỏ mạng vì việc chấp hành kỷ luật. Tất nhiên, lỗi không bao giờ thuộc về tính kỷ luật, mà chính những người quản lý tàu và cơ quan cảnh sát biển Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm trước thảm họa này.

Nói thế để dễ hình dung về tính kỷ luật của người Hàn Quốc.

3. TIẾT KIỆM: Tính tiết kiệm của người Hàn Quốc cũng có thể xếp hạng tương đương với người Nhật. Không hiếm người Việt Nam gọi những người Hàn Quốc tiết kiệm một cách cực đoan là "bẩn tính" hoặc "keo kiệt".

-----------------------------------

Quan điểm của chúng tôi, những Admin của TTHQ™ có thể chưa đủ hoặc không hoàn toàn đúng. Vì thế, xin mời các anh chị cùng tham gia để làm sáng tỏ chủ đề, ngõ hầu đưa ra được bài học cho chúng ta.

Với các anh chị chuẩn bị đưa ra lý lẽ về việc Hàn Quốc giàu có nhờ tiền viện trợ của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, xin vui lòng trả lời 2 câu hỏi lớn dưới đây trước khi tiếp tục đưa ra ý kiến ạ:

1. Anh/chị có biết Hàn Quốc nhận được bao nhiêu tiền viện trợ từ Mỹ không? Mỹ viện trợ cho Hàn Quốc trong bao nhiêu năm? Số tiền viện trợ đó đóng góp bao nhiêu % vào quá trình phát triển kinh tế đi lên của Hàn Quốc?

2. Việt Nam cũng đã, đang và sẽ tiếp tục nhận viện trợ lâu dài từ nhiều quốc gia phát triển, trong đó có phần rất lớn từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong khi Hàn Quốc sử dụng thành công số tiền viện trợ vào phát triển kinh tế (đến độ nhiều người lầm tưởng họ giàu có nhờ viện trợ), còn số tiền viện trợ mà Việt Nam là bao nhiêu cho đến thời điểm này và được sử dụng hiệu quả vào những mục đích gì rồi?

[


CÁC NGUỒN THAM KHẢO:

- Park Chung Hee xây dựng kinh tế Hàn Quốc: http://thongtinhanquoc.com/park-chung-hee-xay-dung-kinh-te/
- Hàn Quốc: Hóa rồng - Độc tài và Dân chủ: http://thongtinhanquoc.com/han-quoc-hoa-rong-doc-tai-dan-c…/
- Giáo dục và tốc độ - Động lực thành công của Hàn Quốc:http://thongtinhanquoc.com/giao-duc-toc-do/
- Kinh tế Hàn Quốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Hàn_Quốc

Câu chuyện lấy kinh nghiệm của người khác và kỳ tích Sông Hàn

  Những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người Hàn Quốc khoảng $ 80 USD/năm, chi tiêu chính phủ chủ yếu phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ nước ngoài. Sau nửa thế kỷ phát triển, Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,6%, liên tục trong 40 năm, đã làm nên “Kỳ tích sông Hàn”, và ngay từ đầu thập niên 1990 Hàn Quốc đã trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế châu Á”.

image

  Năm 1968, đánh dấu sự khởi đầu hành trình trấn hưng dân tộc của Hàn Quốc với bước đột phá khẩu từ cải cách giáo dục. Tìm ra bí kíp thành công thần kỳ của người hàng xóm Nhật Bản, đó là phát huy sức mạnh nguồn nhân lực và điểm khởi đầu là giáo dục, Hàn Quốc quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học.
  Quan điểm “theo đuôi” Nhật Bản trong cải cách giáo dục lúc đó bị nhiều chính giới Hàn Quốc chỉ trích, phản đối và cho rằng việc làm đó làm mất thể diện Quốc gia: “lẽ nào, người Hàn lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa cho mình”. Nhưng rồi, quan điểm “lấy kinh nghiệm của người khác, về áp dụng cho mình” đã thắng thế, việc cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa vẫn được thực hiện theo hướng đó, với luận giải: “Vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ sách giáo khoa, giáo trình và phương pháp đào tạo của nền giáo dục phương Tây cho phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, cách hiệu quả nhất là lấy kinh nghiệm của người khác, còn giành nguồn lực để lo các việc quan trọng khác. Và tấm gương thành công của nền kinh tế Nhật Bản dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội đã được người Hàn áp dụng thành công, và Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một bản sao mới của Nhật Bản.
  Đúng 20 năm sau, với việc đăng cai tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh - Olympic Seoul 1988, Hàn Quốc đã làm cả thế giới ngỡ ngàng và thán phục, khi trực tiếp mục sở thị những kỳ tích bên bờ sông Hàn: Tất cả, ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, thực phẩm... đều là Made in Korea với tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế. Lúc này, Nhật Bản có cái gì, thì Hàn Quốc có cái đó, dù dân số của Hàn Quốc chỉ bằng 1/3 Nhật Bản.
  Không hiểu trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã quyết tâm thoát nghèo như thế nào? Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy... đều được truyền dạy một cách cặn kẽ.
  Và sau 20, Hàn Quốc đã lột xác: Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài, Hàn Quốc mang tiền đi xây dựng nhà máy ở khắp nơi trên thế giới và hàng triệu người dân bản địa Trung Quốc, Thái Lan, Philippines,... trở thành người làm thuê cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
  Năm 1988, khai mạc Olympic Seoul pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, Hàn Quốc chính thức bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho người Hàn Quốc.
  Không tự thoả mãn với những kỳ tích đã đạt được, Hàn Quốc đã sớm nhìn thấy nhưng thách thức mới lại xuất hiện, đó không còn là những thách thức trước Nhật Bản, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 Quốc đảo thông minh, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ.
  Để xây dựng công nghiệp điện ảnh, năm 1988, Hàn Quốc tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú, cử sang Kinh đô điện ảnh quốc tế - Holywood, trau rồi kinh nghiệm thành công của Điện ảnh Hoa kỳ, tập trung học hành các công nghệ làm film của người Mỹ, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang, đạo cụ,... Sau 4 năm đào tạo, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc... với một thế hệ diễn viên tài năng, trẻ đẹp và phù hợp với thị hiếu của người châu Á. Đến nay, văn hóa Hàn Quốc nhanh chóng được quảng bá ra thế giới và thâm nhập vào nhiều nước một cách mạnh mẽ. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới. Làn sóng Hallyu thông qua K-pop, các bộ phim truyền hình và điệu nhảy Gangnam Style đã lan rộng và được đón nhận ở rất nhiều quốc gia. Những ngôi sao điện ảnh và truyền hình xứ Hàn là thần tượng tại rất nhiều nước.
Ngành làm film phối hợp với thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng film Hàn phổ biến khắp nơi. Và film Hồng Kông dần bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa tại nhiều quốc gia, và các vũng lãnh thổ trong khu vực.
Cũng năm 1988, Hàn Quốc còn đưa 2000 sinh viên ưu tú khác đi Milan và Paris để học về công nghệ thời trang và mỹ phẩm.
  Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe Hàn Quốc sang thị trường khó tính nhất là Mỹ và châu Âu. Với cách nghĩ: Muốn bán hàng cho Tây thì bao bì nhãn mác phải phù hợp với thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Và nền công nghiệp xe hơi Hàn Quốc đã nhanh chóng gặt hái được thành công. Nhiều mẫu xe Made in Korea như Hyundai, Kia bán chạy ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ, người châu Âu bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.
  Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất cũng được người Hàn định hướng theo học ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ sớm trở thành Trung tâm Tài chính như London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp để rót tiền vào, và tham gia quản trị...
Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ Thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
Mọi người Hàn Quốc, từ công nhân lao động, đến các viên chức hay doanh nhân..., đều ưu tiên dùng hàng nội địa, ngần như mọi thứ hàng hoá họ dùng đều có thương hiệu Made in Korea (trừ những thứ chưa được sản xuất trong nước), dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Chính phong trào “người Hàn dùng hàng Hàn”, đã giúp kích cầu nội địa, giúp những doanh nghiệp non trẻ của thời khởi nghiệp những năm thập niên 70 nhanh chóng phát triển để sản xuất ra những có sản phẩm tinh xảo, đẳng cấp quốc tế ngày nay.
Nhớ lần đầu tiên, xuất ngoại đi thăm Hàn Quốc, mùa thu năm 2005, mấy đồng nghiệp ở cơ quan cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích và nhờ mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho khách hàng xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc tôi lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Tôi bối rối, không hiểu vì sao cô khóc? Chắc cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tôi sững sờ nhìn cô, và thật cảm phục trước những tình cảm mãnh liệt mà cô gái bán hàng giành cho thương hiệu hàng hoá made in Korea? Tôi bèn mua thêm mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng phải thứ mà tôi cần, vì kính phục quá.
  Khi bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ bán hàng gập đầu cung kính. Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ tổ quốc ở sau lưng. Vậy là sau lưng của mỗi công dân Hàn Quốc luôn là tổ quốc. Và đó là cội nguồn sức mạnh để tạo dựng nên Kỳ tích Sông Hàn như hôm nay.