Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

THƯ DÃN 290614



1. Có 75.000 tỷ USD trên toàn thế giới.
Nếu chia đều cho dân số, mỗi người sẽ có ít nhất 11.000 USD.
2. 90% tiền Mỹ có dấu vết của cocain.
3. Khoản nợ của Mỹ gấp 10 lần tổng  giá trị tiền đang lưu thông.
4. 66% tiền mặt của Mỹ nằm ở nước  ngoài
5.Nếu giảm 1 xu trên mỗi hóa đơn thanh toán bằng USD thì sau 30 năm nước Mỹ tiết kiệm được khoảng 4,4 tỷ USD.
6. Số lượng tiền in cho trò chơi "cờ tỷ phú" cao hơn nhiều lần so với
tiền thật.
7. Nếu bạn có 10 USD trong ví và không có một khoản nợ nào thì bạn đang giàu hơn 25% người Mỹ.
8. Chính phủ Mỹ phải chi 2,4 xu để chế tạo đồng 1 xu.
9. Máu của nhiều người hiến tặng bị đem bán trên những kênh giao dịch mở và nó 
tạo nên ngành công nghiệp đáng giá 4,5 tỷ USD mỗi năm.
10. Thứ từng được chế tạo có giá  trị đắt tiền nhất thế giới là trạm vũ trụ quốc tế, với mức giá 150 tỷ USD.


           

11. Những lời cuối cùng của huyền thoại R&R Bob Marley là "Tiền không mua được cuộc sống".
12. Doanh thu của McDonald's khoảng 75 triệu USD mỗi ngày, trong khi Apple kiếm được 300.000 USD mỗi phút.
13. 19 trong số 20 người phụ nữ giàu  nhất thế giới thừa kế tiền từ chồng hoặc cha của họ.

           

14. Năm 2005, số tiền mà người Mỹ tiêu  tốn để mua đồ jeans
là khoảng 15 tỷ USD và họ chi khoảng 61,4 tỷ  USD cho vật nuôi vào năm 2011.

15. Trùm ma túy Columbia Pablo Escobar giàu đến nỗi mỗi năm bị chuột cắn tới 1 tỷ USD trong kho. Khi trốn chạy cuộc truy bắt của Chính phủ, ông trùm này từng đốt 1,6 triệu USD để sưởi ấm cho con gái và 2 triệu USD để nấu  ăn.

              



Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Trung Quốc 'mất ngủ' vì lo sợ Nhật thân thiết với ASEAN

Các nhà bình luận và học giả quốc tế đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng Nhật Bản đang “trở lại Đông Nam Á” bởi họ không biết rằng, Nhật Bản chưa bao giờ “đi đâu” nên họ cũng chẳng cần “trở lại”.

                         Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe

Trong bài báo đăng trên tờ The Nation (Thái Lan), tác giả Kavi Chongkittavorn đã giải thích cho sự nhầm lẫn cơ bản này của các nhà bình luận và học giả quốc tế rằng, một Nhật Bản mà Đông Nam Á đang nhìn thấy hiện nay rất khác so với một Nhật Bản trong quá khứ dù sự hiện diện của đất nước mặt trời mọc trong khu vực chưa bao giờ bị gián đoạn.
“Các nước ASEAN đã quen với một Nhật Bản thường giữ thái độ im lặng và tỏ ra ‘đứng ngoài’ mọi vấn đề của khu vực. Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng, tiếng nói của Nhật Bản ở Đông Nam Á đã trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Người ta ngạc nhiên và cho rằng Nhật Bản đang thi hành chính sách ‘Trở lại Đông Nam Á’. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm”, tác giả Kavi Chongkittavorn viết trên tờ The Nation, “Nhật Bản chỉ phát triển mối quan hệ của mình với ASEAN lên một tầm cao mới với những sự hợp tác sâu hơn và rộng hơn trước mà thôi”.
Có vẻ như Kavi Chongkittavorn đã đúng. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là một trong những quốc gia hỗ trợ mạnh mẽ nhất đối với sự phát triển kinh tế của khu vực. Nhật Bản còn là một trong những nước dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng như trở thành cầu nối tuyệt vời giữa các nước thành viên có sự khác biệt về ý thức hệ thông qua các khoản đầu tư dài hạn và việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất. Nếu không có Nhật Bản, ASEAN gần như sẽ không thể có sự thịnh vượng và ổn định kinh tế như hiện nay.
Mặc dù sự tích cực gần đây của Nhật Bản vẫn vấp phải sự khó chịu của một vài quốc gia nhưng những gì mà chính phủ của ông Shinzo Abe đang thể hiện cho thấy, họ sẽ còn tiếp tục đóng một vai trò tiên phong và lên tiếng mạnh mẽ với đối với các vấn đề của khu vực và quốc tế.
Theo bình luận của The Nation, sự mạnh mẽ này của Nhật Bản để nhắm đến một mục đích quan trọng nhất là: nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này phải được đối xử như một quốc gia bình thường, với tư cách là một nước công nghiệp phát triển chứ không phải là một quốc gia “bị kìm kẹp bởi các quy định của thời kỳ hậu chiến”.

            
Thủ tướng Shinzo Abe và bài phát biểu thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với ASEAN tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-la (tháng 5/2014).
Trước khi ông Abe lên nhậm chức, quốc gia này đã không có sự lãnh đạo cần thiết để có thể vượt qua được những rào cản trong nước và quốc tế. Họ loay hoay trong vòng xoáy thay đổi nhà lãnh đạo mà vẫn không giải quyết được vấn đề.
Trong khi đó, các quốc gia khác đã tranh thủ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, Trung Quốc - một trong những quốc gia đã nhận rất nhiều viện trợ của Nhật Bản trong các thập niên 1980 và 1990 - đã có tiến bộ kinh tế đáng kể và đi kèm với đó là sức mạnh quân sự ngày càng tăng. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới và dự kiến ​​sẽ sớm vượt qua Mỹ trở thành số 1.
Thêm vào đó, suy thoái kinh tế và thảm họa sóng thần cùng với sự cố của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã tác động sâu sắc đến tâm lý của người dân và các quan chức Nhật Bản. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc đất nước bị lâm vào tình trạng bị tàn phá khốc liệt đến như vậy.
Nhật Bản hiểu rằng, đã đến lúc họ phải “lột xác” một lần nữa nếu không muốn bị nhấn chìm. Các kế hoạch phục hồi kinh tế mạnh mẽ của ông Shinzo Abe và tinh thần dân tộc được người dân ủng hộ nhiệt tình.
Trong suy nghĩ của ông Abe và của người Nhật, đã đến lúc họ cần phải “đòi lại vị trí đáng ra hoàn toàn thuộc về họ”. Nhật Bản cần phải cải thiện nền kinh tế đang hấp hối của mình, nâng cao mức sống, phục hồi sự tự tin và phải khiến cho người dân tự hào về dân tộc…từ đó nâng cao khả năng chống lại những mối đe dọa từ bên ngoài.
Nói một cách khác, một “Nhật Bản hoàn toàn mới” đã ra đời.
Cùng với chính sách “3 mũi tên” (chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng và thúc đẩy đầu tư tư nhân), ông Abe còn rất tích cực trong các cuộc đàm phán xây dựng Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong đó các quốc gia ASEAN như Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, tham vọng của ông Abe còn xa hơn thế. Mục tiêu của ông không chỉ là làm cho Nhật Bản trở nên mạnh mẽ hơn để tự bảo vệ mình mà còn để bảo vệ các đồng minh, đối tác chiến lược của họ. Từ tham vọng này, ông Abe đã cho ra đời “Thuyết Abe” và kế hoạch cải cách chiến lược an ninh quốc gia nhằm bảo vệ quyền lợi của họ cả ở trong nước và ngoài nước. Một trong những trọng tâm của Hội đồng An ninh quốc gia (do ông Abe mới thành lập hồi tháng 5/2014) là tăng cường hợp tác về quốc phòng – an ninh với các nước Đông Nam Á.
Hành động này của Nhật Bản đã khiến Trung Quốc rất tức tối. Bắc Kinh cho rằng Nhật Bản đang “tập hợp sức mạnh” trái với Hiến pháp do người Mỹ áp đặt ở đất nước này sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Việt Nam (Tháng 1/2013)
Trong quá khứ, Nhật Bản chỉ tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, cung cấp viện trợ phát triển cho các quốc gia trên thế giới. Nhưng kể từ nay, mối quan hệ và hợp tác với khu vực của Nhật Bản sẽ trở thành đa chiều và phức tạp hơn. Hiện tại, tiêu chuẩn chiến lược của ông Shinzo Abe và của Nhật Bản là mở rộng hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam, Philippines và Ấn Độ - hành động càng khiến cho Trung Quốc “mất ăn, mất ngủ”.
Nhật Bản hiện nay là một nhân tố quan trọng cho tiến trình hòa giải Mindanao (ở Philippines) và là nhà tài trợ chính cho sự phát triển ở Aceh và Đông Timor. Sau cải cách ấn tượng của Myanmar trong năm 2011, ngoài việc hỗ trợ phát triển kinh tế, Nhật Bản đã đưa ra những sáng kiến rất có giá trị trong quá trình hòa giải dân tộc ở Myanmar thông qua Quỹ Nippon, đã nhận được 1 triệu USD tài trợ năm ngoái từ chính phủ Nhật Bản.
“Ở Đông Nam Á, Nhật Bản đang nhìn về phía trước chứ họ không nhìn lại”, tờ The Nation kết luận.
                                                                                    Lê Trí

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Triều Tiên bất ngờ phê phán thậm tệ "giấc mơ TQ" của Tập Cận Bình



(Soha.vn) - Một nghị quyết của Triều Tiên cáo buộc Trung Quốc “đồng sàng, đồng mộng với những kẻ theo chủ nghĩa đế 

quốc”.


Triều Tiên đã thông qua một nghị quyết phê phán gay gắt Tập Cận Bình và “giấc mơ Trung Quốc” của ông Tập, tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) dẫn nguồn từ website New Focus International của người Triều Tiên lưu vong cho hay.


Theo các nguồn tin nói trên, Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên đã thông qua một nghị quyết nội bộ yêu cầu các quan chức Triều Tiên “từ bỏ giấc mơ Trung Quốc”


Theo New Focus International, nội dung nghị quyết này có nhiều điểm phê phán cá nhân Tập Cận Bình, đồng thời cho rằng, trong quá khứ, Trung Quốc từng có mối quan hệ đoàn kết cách mạng với Triều Tiên, nhưng Trung Quốc ngày nay, dưới sự lãnh đạo của ông Tập đã “đặt đồng tiền lên trên ý thức hệ”.


Cũng theo nguồn New Focus International được The Diplomat dẫn lại, nghị quyết của Triều Tiên cáo buộc Trung Quốc “đồng sàng, đồng mộng với những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc”, mà một trong những bằng chứng là nước này phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên.


New Focus International cho biết, kèm theo nghị quyết nói trên là một sắc lệnh của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên yêu cầu các công ty nhà nước giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường giao thương với Nga cũng như các nước châu Âu.


The Diplomat cho biết họ chưa thể kiểm tra độc lập độ chính xác của các thông tin nói trên, tuy nhiên, New Focus International có những nguồn tin quan trọng từ nội bộ chế độ Triều Tiên. Trang tin này được vận hành bởi những người Triều Tiên lưu vong thuộc nhiều thành phần, trong khi người sáng lập và lãnh đạo nó là Jang Jin-sung, một cựu sĩ quan phản gián Triều Tiên. Trong hội đồng biên tập của trang tin này còn có 3 cựu quan chức khác của Bình Nhưỡng.


Nội dung thông tin của New Focus International cũng tương đồng với những diễn biến gần đây trong quan hệ Trung - Triều cũng như quan hệ Nga - Triều. Vài tháng trước, nguồn tin của The Diplomat cũng cho biết, một số trường quân sự ở Triều Tiên đã treo biểu ngữ, gọi Trung Quốc là “kẻ phản bội và kẻ thù” của Triều Tiên.


Trước đó, hồi cuối năm ngoái, ông chú dượng quyền lực của Kim Jong Un là Jang Song Thaek đã bị thanh trừng và xử tử. Jang nổi tiếng là người thân với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong số các tội danh khiến ông này bị thanh trừng có nhắc đến các phi vụ làm ăn với Trung Quốc.


Trong khi quan hệ Trung - Triều đang xuống dốc thì ngược lại, quan hệ Nga - Triều lại có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trong đó nổi bật là việc Nga đã đồng ý xóa cho Triều Tiên 90% các khoản nợ từ thời Chiến tranh Lạnh, đồng thời ra nhiều điều kiện ưu đãi về thời hạn chi trả cho 10% còn lại.


Nga và Triều Tiên cũng đã tổ chức một phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về Hợp tác Thương mại, Kinh tế, Khoa học - Kỹ thuật giữa hai nước. Kết thúc cuộc họp, hai bên công bố một loạt thỏa thuận mà nếu được thực thi sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong quan hệ thương mại hai nước.


Một điều đặc biệt là chi tiết của thỏa thuận nói trên có ý nhấn mạnh rằng, Nga trên thực tế sẽ thay thế vai trò mà Trung Quốc đang nắm giữ trong nhiều lĩnh vực ở Triều Tiên. “Danh mục các thỏa thuận về phát triển và thương mại (giữa Nga và Triều Tiên) giống với những dạng dự án mà ông Jang Song Thaek đã sắp xếp với các nhà đầu tư Trung Quốc. Ông Kim Jong Un đã quyết định có những thỏa thuận tương tự với người Nga”, trang KGS Night Watch có trụ sở tại Mỹ nhận xét.

Nguồnhttp://soha.vn/quoc-te/trieu-tien-bat-ngo-phe-phan-tham-te-giac-mo-tq-cua-tap-can-binh-20140621210327171.htm

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Trung Quốc sắp rút giàn khoan Hải Dương 981?

THAM KHẢO
(Bình luận quân sự) - Bất luận dù rút hay không thì Trung Quốc không bao giờ dừng lại trong việc thôn tính Biển Đông của Việt Nam.
a
Giàn khoan Nam Hải 09 của Trung Quốc
Chẳng có gì khó hiểu khi cho rằng Trung Quốc sắp rút giàn khoan Hải Dương 981 bởi 3 yếu tố sau:
Về mặt kỹ thuật, khi các chân của giàn khoan đã thu lên hết thì đương nhiên, giàn khoan sẽ di chuyển.
Về mặt quân sự, đã xuất hiện 2 tàu rà quét mìn hiện đại quanh giàn khoan. Đây là nguyên tắc hoạt động của lực lượng Hải quân nói chung trước khi di chuyển, tuy nhiên, khi giàn khoan được bảo vệ 24/24 bởi một vành đai nhỏ nhất là 4 hải lý bởi hơn trăm chiếc tàu và thực tế là không có một chiếc tàu chấp pháp của Việt Nam nào tiếp cận được giàn khoan gần hơn 4 hải lý thì khu vực đó sẽ không có quả mìn hải quân (thủy lôi) nào. Nhưng sự xuất hiện của nó, tàu quét mìn, có thể đã có một thách thức nào đó đến an toàn của giàn khoan mà không phải từ lực lượng tàu chấp pháp của Việt Nam, và do vậy hướng di chuyển của tàu rà quét mìn chính là hướng di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981.
Về mặt ngoại giao, sự xuất hiện của giàn khoan Nam Hải 09. Khả năng là giàn khoan này sẽ hạ đặt tại cửa vịnh Bắc Bộ, nơi mà Trung Quốc và Việt Nam thực sự có tranh chấp, nơi mà vùng biển nông có trữ lượng dầu lớn.
Rõ ràng là giàn khoan Hải Dương 981 đã thu được kết quả về chính trị không cao như Trung Quốc tưởng, tuy thế, kết quả không đến nỗi tệ khi Trung Quốc đã ngộ ra bao nhiêu vấn đề về Việt Nam, khu vực…
Có thể nói nhiệm vụ chính trị của giàn khoan Hải Dương 981 đã kết thúc, nhưng nếu chờ đến 15/8 mới rút như tuyên bố thì Trung Quốc sẽ trả giá hơi đắt cho việc duy trì kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ…để cho nó tồn tại và ném tiền xuống biển. Giàu có như Mỹ mà cũng phải tính toán thiệt hơn huống chi là Trung Quốc! Chính vì lẽ đó, giàn khoan Nam Hải 09 là lối thoát danh dự cho Hải Dương 981 hung hãn và ngạo mạn rút lui trước thời hạn.
Vậy giàn khoan Hải Dương 981 sẽ rút đi đâu? Chúng di chuyển về phía Nam? Chắc chắn là không, ít nhất trong thời gian này khi mùa bão sắp đến và quả thật Trung Quốc dù có hung hăng, bất chấp đến mấy cũng chưa đến mức liều lĩnh kéo đến Trường Sa khi chưa đủ điều kiện.
Giờ đây, vấn đề khiến chúng ta quan tâm thật sự là giàn khoan Nam Hải 09. Lần này, giàn khoan Nam Hải 09 không chỉ làm nhiệm vụ chính trị đâu mà còn làm nhiệm vụ kinh tế. Họ sẽ khoan thật, khai thác dầu thật và tại nơi có trữ lượng dầu thật chứ không phải như Hải Dương 981.
Do đó Việt Nam phải dự đoán trước là chúng sẽ hạ đặt tại đâu để có cách đối phó. Không chỉ đối phó với việc hạ đặt giàn khoan mà còn đối phó với việc khi họ khoan được dầu, vận chuyển ra sao…Tất nhiên không loại trừ xảy ra đàm phán song phương.
Bất luận dù rút hay không thì Trung Quốc không bao giờ dừng lại trong việc thôn tính Biển Đông của Việt Nam. Vì thế, bằng mọi biện pháp, tăng cường sức mạnh chính trị, ngoại giao, quân sự, để đối phó với Trung Quốc là không ngừng, không lơ là mất cảnh giác với một ý chí quyết tâm cao nhất.
  • Lê Ngọc Thống

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Hồng Lâm
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
03:28' PM - Thứ hai, 09/06/2014

Tài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam hiện nay
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp. Tổng thể ấy cấu thành từ rất nhiều yếu tố. Giá trị và ý nghĩa của từng yếu tố cũng không nhất thành bất biến. Chẳng hạn Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng yếu tố này quan trọng đến đâu còn tùy theo Lào và Campuchia giàu mạnh đến đâu. Tài nguyên địa chính trị, do đó, không chỉ là địa thế như thuyết địa chính trị cổ điển vẫn hiểu, cũng không chỉ là cục diện như cách nghĩ của trường phái địa chính trị Kissinger, mà luôn là sự kết hợp của cái “thế” về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó. Chính cục diện chính trị-kinh tế xung quanh Việt Nam sẽ quyết định yếu tố nào là vượt trội, có tầm vóc chiến lược, trong các tài nguyên địa chính trị của Việt Nam.
Xét tham vọng và tầm với của các nước lớn hiện nay thì Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Ấn Độ.
Trước kia, Việt Nam từng đóng vai trò như là cửa ngõ chính của Trung Quốc thông xuống phía Nam. Nhưng đối với Trung Quốc hiện nay, vai trò ấy của Việt Nam đã mờ nhạt dần. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay nhằm mở hai đường thông xuống phương Nam. Trên biển, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và tiếp tục chiếm một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Trên bộ, Trung Quốc kết thân với Myanmar để mượn đường thông ra Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự ở Myanmar và dự định sẽ xây đường ống dẫn dầu từ cảng nước sâu Sittwe bên bờ vịnh Bengal của nước này lên Vân Nam, Trung Quốc. Với việc từng bước lấn chiếm biển Đông, Trung Quốc muốn tự mình sở hữu cái “then chốt” trên con đường biển nối nước họ với Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Vai trò cửa ngõ ra biển của Việt Nam đối với miền Tây Nam Trung Quốc cũng suy giảm sau khi Vân Nam đã mở đường ra Ấn Độ Dương qua ngả Myanmar, và Quảng Tây tăng cường phát triển các cảng biển của mình trên vịnh Bắc Bộ như Khâm Châu, Phòng Thành và giao thông với Vân Nam. Vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc tiếp tục bị hạ thấp sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Indonesia vào đầu năm nay. Indonesia là nước lớn nhất Đông Nam Á về dân số và diện tích nhưng chủ yếu là có vùng biển nối liền từ Ấn Độ Dương sang biển Đông. Như vậy, chỉ cần kiểm soát biển Đông, bắt tay với Myanmar và Indonesia, là Trung Quốc bảo đảm lưu thông tới Ấn Độ Dương, đồng thời có hai gọng kìm kẹp lấy Đông Nam Á.
Việc Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên thành cường quốc thế giới và lãnh đạo khu vực, đã khiến các nước lớn Mỹ, Nhật và Ấn Độ đổ dồn con mắt về biển Đông, Đông Nam Á, và tìm biện pháp đối phó. Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến lược. Hai nước Nhật và Ấn Độ không nuôi tham vọng toàn cầu nhưng muốn làm cường quốc châu Á, tất nhiên không muốn Trung Quốc nổi lên “lãnh đạo khu vực”. Nhật chọn liên minh chiến lược với Mỹ, đứng dưới sự “lãnh đạo thế giới” của Mỹ để chống lại sự “lãnh đạo khu vực” của Trung Quốc. Ấn Độ tìm một vị trí “tự do” hơn, nhưng chủ đạo cũng là liên minh chiến lược với Mỹ. Trên địa bàn châu Á, nổi lên tranh chấp quyền lãnh đạo khu vực giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là trục Mỹ-Nhật-Ấn.

Biển Việt Nam là tài sản, không gian sống cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc
Trong bối cảnh đó, biển Đông và Đông Nam Á trở thành một địa bàn chiến lược trên bàn cờ quan hệ nước lớn. Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật. 90% dầu lửa mà Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Âu phải qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, cổ họng Nhật coi như nằm trong bàn tay Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, biển Đông cũng có tầm quan trọng sống còn. 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông đi qua đây. Biển Đông tuy không sống còn đối với Mỹ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Nó án ngữ con đường ngắn nhất thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, cũng là một “huyết mạch chủ” của kinh tế khu vực, của Trung Quốc, đối thủ chủ yếu của Mỹ, và Nhật, đồng minh chính của Mỹ, trong khu vực.
Là nước chiếm giữ phân nửa các đảo đã bị chiếm trên quần đảo Trường Sa, đồng thời đóng chốt trên một số bãi ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam bộ, lại có bờ biển chạy dọc theo hải trình quốc tế, Việt Nam là nước có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống chế biển Đông. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước tiếp giáp nhiều nhất và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất và kinh nghiệm dày dạn nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đều muốn Việt Nam đóng một vai trò tích cực và nếu cần, then chốt trong việc bảo đảm an ninh biển Đông cho họ và muốn Việt Nam đứng về phía họ trong trường hợp tranh chấp nước lớn trở nên gay gắt.
Như vậy, từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng ý nghĩa chiến lược của biển Đông, Đông Nam Á và Việt Nam trên bàn cờ chiến lược quốc tế. Việt Nam trở nên có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Nhật. Với Mỹ, Việt Nam cũng từ một chương sử cũ trở thành một vị trí chiến lược. Hai nước này đều muốn Việt Nam trở thành đồng minh quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Trong khi ấy thì tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam trên biển Đông khiến Việt Nam không thể đóng vai trò đồng minh chiến lược của Trung Quốc trong khu vực. Ngược lại, Việt Nam là vật cản lớn nhất trên con đường nam tiến của Trung Quốc.
Chính sách nam tiến của Trung Quốc là một phần trong đại chiến lược “hòa bình trỗi dậy” của nước này. Con đường này được Trung Quốc chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu gọi là “ấp ủ”, hình thức là bảo vệ, tiêu chí là “chủ quyền lãnh thổ không thể bị chia cắt”;
- Giai đoạn giữa gọi là “tạo dựng”, hình thức là chủ động, tiêu chí là “thu hồi lại những vùng đất đã mất”;
- Giai đoạn cuối gọi là “kinh lược”, áp dụng các biện pháp nhằm làm cho cộng đồng quốc tế chấp nhận trật tự chính trị-kinh tế có lợi cho Trung Quốc, tiêu chí là “đạt đến cân bằng và ổn định chiến lược”.(*)
Trong đoản kỳ, nhìn nhận thực lực của mình còn hạn chế, Trung Quốc xác định vẫn ở giai đoạn 1. Về trung hạn, vào giai đoạn 2 của “hòa bình trỗi dậy”, Trung Quốc sẽ tìm cách “thu hồi chủ quyền” trên biển Đông và Đài Loan. Trong dài hạn, vào giai đoạn 3, Trung Quốc sẽ đảm lãnh vai trò cầm trịch trật tự ở khu vực và thế giới. Cùng lúc với Trung Quốc, các cường quốc khác cũng có đại chiến lược của mình, mà về cơ bản cũng có thể chia làm ba giai đoạn tương tự như của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thực lực mạnh hơn nên Mỹ đã ở giai đoạn 3 và Nhật đã ở giai đoạn 2 trên con đường trỗi dậy riêng của họ. Mỹ cho việc họ chi phối trật tự thế giới, can thiệp vào các ổ bất ổn là trách nhiệm của họ. Nhật đang tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang, mở rộng khu vực lợi ích sống còn của họ. Trong khi đó thì Ấn Độ mới đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn 1. Tất cả những điều này tạo ra tính phức tạp của một cuộc tranh đua quyền lực nước lớn nhiều giai đoạn cùng một lúc. Việt Nam cần hết sức sáng suốt và quyết đoán để chèo lái thành công trong vùng nước xoáy này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
ĐỊA CHÍNH TRỊ ( Kỳ 1)

http://boxitvn.blogspot.com/2014/02/ia-chinh-tri-ky-1.html

ĐỊA CHÍNH TRỊ ( Kỳ 2)

http://boxitvn.blogspot.com/2014/02/ia-chinh-tri-ky-2.html




Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

TÌM HIỂU VỀ QUỐC VỤ VIỆN VÀ ỦY VIÊN QUỐC VỤ CỦA TÀU


Theo WIKIPEDIA:
Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (中华人民共和国国务院) (từ dưới sẽ gọi tắt là Quốc vụ viện) tức Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quốc vụ viện do Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng Kiểm toán, Tổng Thư ký Quốc vụ viện tạo thành. Cơ quan này thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, gọi tắt là Nhân đại toàn quốc). Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và các cơ cấu trực thuộc. Phạm vi bao quát của Quốc vụ viện là vô cùng rộng lớn và đa dạng từ các hoạt động thực thi pháp luật, quản lý kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y tế, thể thao cho đến an ninh xã hội, ngoại giao, v.v... Một điểm đặc biệt là Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước – cơ quan do Quốc hội bầu ra.
Đứng đầu Quốc vụ viện là Thủ tướng, nhưng Chủ tịch nước mới là nguyên thủ quốc gia.
Hiện nay, Quốc vụ viện Trung Quốc gồm 28 bộ và ủy ban: Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước, Bộ giáo dục, Bộ khoa học công nghệ, Ủy ban công nghiệp khoa học công nghệ quốc phòng, Ủy ban dân tộc nhà nước, Bộ công an, Bộ an ninh quốc gia, Bộ kiểm tra, Bộ dân chính, Bộ tư pháp, Bộ nhân sự, Bộ lao động và đảm bảo xã hội, Bộ đường sắt, Bộ giao thông, Bộ tài nguyên lãnh thổ, Bộ xây dựng, Bộ thông tin viễn thông, Bộ thủy lợi, Bộ y tế, Bộ nông nghiệp, Bộ thương mại, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Cơ quan kiểm toán.
Ủy viên Quốc vụ (tiếng Trung: 国务委员; bính âm: Guówù Wěiyuán) là một vị trí nhiều quyền lực trong Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tức Chính phủ Trung Quốc. Vị trí này chỉ thấp hơn phó thủ tướng và đứng trên các bộ trưởng.

Vai trò
Về lý thuyết, Ủy viên Quốc vụ là cộng sự hay trợ lý của Thủ tướng và Phó Thủ tướng để giám sát các bộ trưởng. Họ cũng có thể đại diện cho Quốc vụ viện thăm viếng nước ngoài. Ủy viên Quốc vụ là thành viên của của Ủy ban Thường vụ Quốc vụ viện, cùng với Thủ tướng, Phó Thủ tướng, và Tổng Thư ký Quốc vụ viện. Cơ quan này tổ chức các cuộc họp hàng tuần. Trong thực tế, phạm vi quyền lực của Ủy viên Quốc vụ có thể trải ra trên phạm vi rất rộng. Ủy viên Quốc vụ thường tháp tùng các lãnh đạo Trung Quốc trong các chuyến thăm nước ngoài - như trường hợp của Đường Gia Triền từ 2003-2008 và Đới Bỉnh Quốc từ 2008 đến nay (6/2011). Đới Bỉnh Quốc đã từng được phân công thay mặt Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở L'Aquila, Ý.[2] Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đột xuất rời khỏi hội nghị thượng đỉnh vì Bạo động tại Ürümqi giữa người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) và người Hán tại Tân Cương.

Danh sách Ủy viên Quốc vụ:
1988-1993
Lý Thiết Ánh, Tần Cơ Vĩ, Vương Bính/Bỉnh Càn, Vương Phương, Trâu Gia Hoa (đến năm 1991),Lý Quý Tiên, Trần Hy Đồng, Trần Tuấn Sinh, Tiền Kỳ Tham/Sâm/Thâm (từ năm 1991).
1993-1998
Lý Thiết Ánh, Trì Hạo Điền, Tống Kiện, Lý Quý Tiên, Trần Tuấn Sinh, Ismail Amet (I-xma-in A-mét), Bành Bội Vân, La Cán.
1998-2003
Trì Hạo Điền, La Cán, Ngô Nghi, Vương Trung Vũ, Ismail Amet
2003-2008
Trần Chí Lập - (các vấn đề văn hóa, giáo dục, thể thao)
Hoa Kiến Mẫn - Tổng Thư ký Quốc vụ viện (các vấn đề kinh tế)
Tào Cương Xuyên - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Chu Vĩnh Khang - Bộ trưởng Bộ Công an
Đường Gia Triền - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
2008-2013
Lưu Diên Đông - Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc (Chính hiệp) Trung Quốc
Lương Quang Liệt - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Mã Khải - Tổng Thư ký Quốc vụ viện (các vấn đề kinh tế)
Mạnh Kiến Trụ - Bộ trưởng Bộ Công an
Đới Bỉnh Quốc - (các vấn đề đối ngoại)
2013-nay
Dương Tinh - Tổng Thư ký Quốc vụ viện
Thường Vạn Toàn - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Dương Khiết Trì - Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Quách Thanh Côn - Bộ trưởng Bộ Công an
Vương Dũng

Dương Khiết Trì sinh tại Thượng Hải, học Đại học Bath và Trường Kinh tế London từ năm 1973 đến năm 1975. DKT đã làm nhà ngoại giao tại Hoa Kỳ, bắt đầu bằng chức bí thư thứ 2 năm 1983, sau đó là Đại sứ từ năm 2001 đến năm 2005, tiếp theo là chức Thứ trưởng ngoại giao đảm trách Mỹ Latin, Hồng Kông, Ma Cao, và Đài Loan.
2007-2013, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2013- , Ủy viên Quốc vụ viện


Hãng tin AP dẫn lời Tân Hoa Xã nói ông Dương và ngoại trưởng Việt Nam đã điện đàm hồi tháng Năm và ông Dương nói với ông T.B.Minh rằng Việt Nam cần ngưng quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Trung Quốc. 

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Lộ dần phi trường, cảng biển Trung Quốc ở bãi đá ngầm Gạc Ma

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Thêm tài liệu cho thấy Trung Quốc đang ráo riết thực hiện kế hoạch lấn chiếm ở Biển Đông mà hiện đang lộ dần một đảo nhân tạo có cả phi trường, cảng biển ở Trường Sa.


Theo tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Bảy, những gì tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino tố cáo những ngày gần đây đang đang được giới chuyên viên Trung Quốc nhìn nhận.
Bắc Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma cướp của Việt Nam năm 1988 thành một đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó có cả phi đạo cho máy bay lên xuống, cảng biển riêng cho tàu quân sự và tàu dân sự. Lại còn có cả khu vực gia cư, khu du lịch, tất cả xây dựng trên đảo nhân tạo đang được các máy hút cát dưới lòng biển làm thành dần dần.

Từ trái sang phải là ba rạn đá san hô có tên là đá Cô Lin, đá Gạc Ma và đá Len Đao. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một cuộc đụng độ quân sự đã diễn ra tại đây.
Khi tổng thống Phi tố cáo tuần trước, ông chỉ có những tấm hình chụp không ảnh các hoạt động hút cát để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi. Tấm đồ họa của báo SCMP cho người ta nhìn thấy rõ hơn về quy mô của đảo nổi Gạc Ma mà 64 người lính CSVN đã thiệt mạng năm 1988 vì bị tàu Trung Quốc xả súng bắn chết để cướp bãi đá ngầm này.
Khi Gạc Ma trở thành một căn cứ qui mô nổi trên biển rộng khoảng 30 hecta, căn cứ của Việt Nam xây dựng tại đảo đá Cô Lin ( khoảng 1.9 hải lý tây bắc Gạc Ma) chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ so với đảo nhân tạo Gạc Ma. Nó sẽ là nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự để uy hiếp cả Phi Luật Tân và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Riêng với Phi Luật Tân thì an nguy quốc gia của họ bị đe dọa thật gần.
Theo các nhà phân tích thời sự, hành động đang thực hiện của Trung Quốc là đi từ phòng vệ sang tấn công. Khi phi trường ở Gạc Ma hoàn thành, với phi trường đã có sẵn ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh sẽ có cớ thành lập “vùng nhận dạng phòng không trên biển” trùm cả Biển Đông. Đây là điều từng được nhiều nước lo ngại sẽ xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông năm ngoái.
Bắc Kinh chối không lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông nhưng khi đã có phi trường ở cả hai đầu đông tây của Biển Đông rồi, chuyện gì cũng có thể xảy đến.
Cùng với việc gấp rút xây dựng căn cứ quy mô trên đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu, theo SCMP, Trung Quốc đang có kế hoạch biến bãi đá ngầm Fiery Cross Reef (Việt nam gọi là đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu (Yongshu Jiao) theo một kế hoạch tương tự. Bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) thuộc cụm đảo Sinh Tồn, trong khi đá Chữ Thập (Vĩnh Thử Tiêu) thuộc cụm Nam Yết.

Đồ họa đảo nhân tạo Johnson South Reef (Việt Nam gọi là Gạc Ma, Trung Quốc gọi là Xích Qua Tiêu) với phi trường, cảng biển hiện Trung Quốc đang ra sức tạo dựng từ bãi đá ngầm. (Hình: SCMP)
Bãi đá ngầm  Chữ Thập có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (gần 26 km) và chiều rộng là 4 hải lí (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên. Nếu Trung Quốc biến bãi đá ngầm này thành đảo nổi, nó có thể sẽ lớn gấp nhiều lần so với Gạc Ma.
Theo Kim Lạn Vinh (Jin Canrong), một giáo sư ngành bang giao quốc tế tại đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh được SCMP thuật lời, đề án biến bãi đá ngầm Vĩnh Thử Tiêu (hay Chữ Thập theo cách gọi của Việt Nam) đã được đệ trình nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc để chấp thuận. Khi kế hoạch xây dựng hoàn tất, nó sẽ lớn gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Hoa Kỳ rộng 44 km2 trên Ấn Độ Dương.

Các đảo và bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. (Hình: Wikipedia)
Lý Kiệt, một chuyên viên hải quân tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, nói căn cứ trên đảo nhân tạo Vĩnh Thử Tiêu cũng sẽ gồm cả phi trường và cảng biển. Hiện nơi này đang là một căn cứ nhỏ mà hơn 20 năm trước, Bắc Kinh cho xây dựng một đài quan sát phục vụ cơ quan nghiên cứu hải dương của Unesco.
Theo Kim Lạn Vinh, việc xây dựng đảo nhân tạo tại Vĩnh Thử Tiêu sẽ được thực hiện tiếp theo và tùy thuộc sự tiến triển của đảo nhân tạo Gạc Ma. Tháng trước tin tức xì ra trên báo chí Trung Quốc cho hay đảo nhân tạo tại Xích Qua Tiêu ngoài phi trường, cảng biển có thể biếp nhận các tàu lên đến 5,000 tấn.
Tại quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đi cướp của Việt Nam một số bãi đá ngầm gồm Đá Xu Bi  thuộc cụm Thị Tứ; Đá Chữ Thập , Đá Ga Ven thuộc cụm Nam Yết; Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa thuộc cụm Sinh Tồn; Đá Châu Viên thuộc cụm Trường Sa; và Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên.
Khởi kiện Trung Quốc: Giàn khoan ư, Gạc Ma mới là chuyện lớn!

Khởi kiện Trung Quốc: Giàn khoan ư, Gạc Ma mới là chuyện lớn!

Phải khởi kiện Trung Quốc trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng Gạc Ma mới là chuyện lớn! Cả tháng nay, chúng ta tập trung vào vụ dàn khoan Hải Dương 981 (HY981). Dùng dư luận lên án, phản đối,...
TN (Theo Người Việt)
Nguồn: http://nguyentandung.org/lo-dan-phi-truong-cang-bien-trung-quoc-o-bai-da-ngam-gac-ma.html