Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

TÌM HIỂU VỀ QUỐC VỤ VIỆN VÀ ỦY VIÊN QUỐC VỤ CỦA TÀU


Theo WIKIPEDIA:
Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (中华人民共和国国务院) (từ dưới sẽ gọi tắt là Quốc vụ viện) tức Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quốc vụ viện do Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng Kiểm toán, Tổng Thư ký Quốc vụ viện tạo thành. Cơ quan này thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, gọi tắt là Nhân đại toàn quốc). Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và các cơ cấu trực thuộc. Phạm vi bao quát của Quốc vụ viện là vô cùng rộng lớn và đa dạng từ các hoạt động thực thi pháp luật, quản lý kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y tế, thể thao cho đến an ninh xã hội, ngoại giao, v.v... Một điểm đặc biệt là Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước – cơ quan do Quốc hội bầu ra.
Đứng đầu Quốc vụ viện là Thủ tướng, nhưng Chủ tịch nước mới là nguyên thủ quốc gia.
Hiện nay, Quốc vụ viện Trung Quốc gồm 28 bộ và ủy ban: Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước, Bộ giáo dục, Bộ khoa học công nghệ, Ủy ban công nghiệp khoa học công nghệ quốc phòng, Ủy ban dân tộc nhà nước, Bộ công an, Bộ an ninh quốc gia, Bộ kiểm tra, Bộ dân chính, Bộ tư pháp, Bộ nhân sự, Bộ lao động và đảm bảo xã hội, Bộ đường sắt, Bộ giao thông, Bộ tài nguyên lãnh thổ, Bộ xây dựng, Bộ thông tin viễn thông, Bộ thủy lợi, Bộ y tế, Bộ nông nghiệp, Bộ thương mại, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Cơ quan kiểm toán.
Ủy viên Quốc vụ (tiếng Trung: 国务委员; bính âm: Guówù Wěiyuán) là một vị trí nhiều quyền lực trong Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tức Chính phủ Trung Quốc. Vị trí này chỉ thấp hơn phó thủ tướng và đứng trên các bộ trưởng.

Vai trò
Về lý thuyết, Ủy viên Quốc vụ là cộng sự hay trợ lý của Thủ tướng và Phó Thủ tướng để giám sát các bộ trưởng. Họ cũng có thể đại diện cho Quốc vụ viện thăm viếng nước ngoài. Ủy viên Quốc vụ là thành viên của của Ủy ban Thường vụ Quốc vụ viện, cùng với Thủ tướng, Phó Thủ tướng, và Tổng Thư ký Quốc vụ viện. Cơ quan này tổ chức các cuộc họp hàng tuần. Trong thực tế, phạm vi quyền lực của Ủy viên Quốc vụ có thể trải ra trên phạm vi rất rộng. Ủy viên Quốc vụ thường tháp tùng các lãnh đạo Trung Quốc trong các chuyến thăm nước ngoài - như trường hợp của Đường Gia Triền từ 2003-2008 và Đới Bỉnh Quốc từ 2008 đến nay (6/2011). Đới Bỉnh Quốc đã từng được phân công thay mặt Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở L'Aquila, Ý.[2] Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đột xuất rời khỏi hội nghị thượng đỉnh vì Bạo động tại Ürümqi giữa người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) và người Hán tại Tân Cương.

Danh sách Ủy viên Quốc vụ:
1988-1993
Lý Thiết Ánh, Tần Cơ Vĩ, Vương Bính/Bỉnh Càn, Vương Phương, Trâu Gia Hoa (đến năm 1991),Lý Quý Tiên, Trần Hy Đồng, Trần Tuấn Sinh, Tiền Kỳ Tham/Sâm/Thâm (từ năm 1991).
1993-1998
Lý Thiết Ánh, Trì Hạo Điền, Tống Kiện, Lý Quý Tiên, Trần Tuấn Sinh, Ismail Amet (I-xma-in A-mét), Bành Bội Vân, La Cán.
1998-2003
Trì Hạo Điền, La Cán, Ngô Nghi, Vương Trung Vũ, Ismail Amet
2003-2008
Trần Chí Lập - (các vấn đề văn hóa, giáo dục, thể thao)
Hoa Kiến Mẫn - Tổng Thư ký Quốc vụ viện (các vấn đề kinh tế)
Tào Cương Xuyên - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Chu Vĩnh Khang - Bộ trưởng Bộ Công an
Đường Gia Triền - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
2008-2013
Lưu Diên Đông - Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc (Chính hiệp) Trung Quốc
Lương Quang Liệt - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Mã Khải - Tổng Thư ký Quốc vụ viện (các vấn đề kinh tế)
Mạnh Kiến Trụ - Bộ trưởng Bộ Công an
Đới Bỉnh Quốc - (các vấn đề đối ngoại)
2013-nay
Dương Tinh - Tổng Thư ký Quốc vụ viện
Thường Vạn Toàn - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Dương Khiết Trì - Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Quách Thanh Côn - Bộ trưởng Bộ Công an
Vương Dũng

Dương Khiết Trì sinh tại Thượng Hải, học Đại học Bath và Trường Kinh tế London từ năm 1973 đến năm 1975. DKT đã làm nhà ngoại giao tại Hoa Kỳ, bắt đầu bằng chức bí thư thứ 2 năm 1983, sau đó là Đại sứ từ năm 2001 đến năm 2005, tiếp theo là chức Thứ trưởng ngoại giao đảm trách Mỹ Latin, Hồng Kông, Ma Cao, và Đài Loan.
2007-2013, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2013- , Ủy viên Quốc vụ viện


Hãng tin AP dẫn lời Tân Hoa Xã nói ông Dương và ngoại trưởng Việt Nam đã điện đàm hồi tháng Năm và ông Dương nói với ông T.B.Minh rằng Việt Nam cần ngưng quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Trung Quốc. 

1 nhận xét:

  1. Entry này đã cho tôi thêm kiến thức về QVV của TQ. Xin c/ơn chủ blog.

    Trả lờiXóa