Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

PHO TƯỢNG NHƯ NGƯỜI THẬT Ở CHÙA QUÁN SỨ




Gian Quan âm chùa Quán Sứ (Hà Nội) đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật. Tượng được đưa về chùa dịp lễ Tiểu tường - một năm ngày hoà thượng viên tịch. Nhiều người đi lễ chùa ngạc nhiên vì không biết đây là người thật hay giả.
Thầy Thích Đức Thiện, Chánh văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, tượng được làm tại Thái Lan trong một năm. Có hai pho tượng, một rước về đặt tại tháp chùa Nho Lâm (huyện Kim Động, Hưng Yên), quê của hoà thượng và pho còn lại tạm thời đặt tại chùa Quán Sứ.
Đây là thành quả của các tăng, ni, phật tử Thái Lan hiến tặng. Họ từng có tâm nguyện này từ năm 2008 nhân dịp Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc tại Hà Nội. Năm đó đoàn Phật giáo Thái Lan đã đến thăm chùa Quán Sứ và gặp hoà thượng Thích Thanh Tứ.
Thầy Thiện cho hay, hôm chuyển về pho tượng đầu tiên, khi qua cửa kiểm soát tại sân bay, nhân viên làm thủ tục đề nghị cho xem hộ chiếu của nhà sư còn lại vì tưởng pho tượng là người thật.
"Qua nhiều lần thử từ đất sét đến thạch cao, cuối cùng tượng được nặn bằng sáp", thầy Thiện nói.
Hai đại đức Thích Minh Quang và Thích Minh Nguyệt, đệ tử của hòa thượng Tứ hiện trụ trì tại chùa Phật Tích (Vientian, Lào) đã trực tiếp đứng ra phối hợp với Phật giáo Thái Lan làm tượng.
Dù quan sát ở góc nào, tượng cũng khá giống người thật.
Bàn tay trái đang lần tràng hạt với những nét nổi gân xanh như thật.
Bàn chân được tạo ngón với những đường nét rất chân thật.
Pho tượng tại chùa Quán Sứ này dự kiến sẽ được chuyển về chùa Thái Phù (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), nơi đệ tử của hòa thượng Thích Thanh Tứ đang trụ trì.







 

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CUỘC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN TẠI NHÀ CHỊ TUYÊN - CUNG

   Nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ và để mừng chị Kim Tuyên sau ca mổ tim thành công, sức khỏe dần trở lại bình thường;  anh chị em LSQL ở TP Hồ Chí Minh đã đến họp mặt mừng xuân và chúc sức khỏe anh chị Cung -Tuyên
   Đến dự họp mặt còn có một số anh chị em trong đoàn kịch nói, nơi trước đây chị Kim Tuyên công tác cùng một số bạn bè của anh chị. 



Các bạn LSQL cùng xem huy hiệu kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường

Bạn bè trong đoàn kịch nói 







Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

THƯ DÃN CUỐI TUẦN 230213




     Trong một lớp học, thấy giáo chậm rãi  nêu  ra câu hỏi :
- Ai là người đợi bạn ngủ trước?
- Ai là người sẵn sàng thức cùng bạn?
- Ai là người chỉ thật sự an tâm khi bạn ngủ say?
Các học sinh suy nghĩ, rồi 1 em mạnh dạn giơ tay đứng lên trả lời :
- Thưa thầy, đó là NGƯỜI MẸ.
     Thầy giáo vui mừng nói như reo lên:
- Khá lắm, đúng là NGƯỜI MẸ, em trả lời rất giỏi, chỉ có thể là người mẹ. Em được 10 điểm. 





     Thầy giáo thoải mái và thỏa mãn với câu hỏi của mình và câu trả lời của học trò. Thầy yên tâm rằng sẽ không có câu trả lời nào nữa, nên chuẩn bị đưa ra câu hỏi khác.
      Nhưng, bỗng có một học trò giơ tay, xin trả lời.
      Thày giáo miễn cưỡng, chỉ em và hỏi em còn muốn nói gì nữa?
      Cậu học trò đứng lên thưa:
- Thưa thầy, không chỉ có người mẹ, em thấy còn có những người khác cũng làm như vậy ạ.  
      Thầy giáo hơi bực mình cau mày hỏi:
- Thì em nói đi, còn ai nữa?
- Thưa thầy còn những tên TRỘM ĐÊM cũng sẽ làm như vậy.



      Thầy giáo ngạc nhiên, ngẩn người ra, rồi ông vỗ mạnh vào đùi mình :
   - Đúng, rất đúng, câu trả lời tuyệt vời. Em được 10 điểm cộng.



Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG NHÌN TỪ PHÍA BÊN KIA

SƯU TẦM 

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh của Đại học Central Oklahoma  ( Hoa Kỳ ) cho VOA Việt Ngữ biết rằng giới chức quân sự nước này (TQ ) vẫn sử dụng cuộc xung đột xảy ra hơn 30 năm trước để khích lệ tinh thần dân tộc nhằm huy động sự hậu thuẫn chính trị.  Trước hết, ông Binh nói về những bất hạnh mà chiến tranh biên giới gây ra cho cả Trung Quốc và Việt Nam




Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Hai nước hiểu lầm ý định của nhau cũng như có những tính toán sai lầm trong hoạt động quân sự. Vì thế, cả hai bên đều chịu tổn thất nặng về về sinh mạng trong cuộc chiến ngắn ngủi.
     Chỉ trong có 4 tuần, Trung Quốc thiệt hại nhân mạng là 23 nghìn người, tức là mỗi ngày có 1.300 người chết. Còn phía Việt Nam là 34 nghìn người. Con số thương vong quá lớn. Đó là một cuộc chiến thảm khốc đối với cả hai phía.


VOA: Khi phát động cuộc chiến, Trung Quốc muốn dạy Việt Nam ‘một bài học’, nhưng trong cuốn ‘Lịch sử Quân đội Trung Quốc Hiện đại’, ông viết rằng Hà Nội cũng tin là đã dạy cho quân đối phương một bài. Đó là những bài học gì, thưa ông?


Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Chúng hàm ý nhiều điều. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Đặng Tiểu Bình, muốn ngăn không cho Việt Nam mở rộng ảnh hưởng sang các quốc gia láng giềng như Campuchia, nhất là khi Việt Nam đưa 200 nghìn quân vào chiếm đóng nước này năm 1977 và 1978.
     Chính phủ Việt Nam khi ấy cũng có các chính sách ... trên biên giới với Trung Quốc không những trên đất liền và còn ngoài biển khơi thuộc biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) cũng như các chính sách đối với các Hoa Kiều ở Việt Nam. Ông Đặng muốn chấm dứt tất cả những điều đó.
     Nhưng theo tôi, quân đội Việt Nam cũng đã dạy cho đối phương Trung Quốc một bài học. Quân đội Trung Quốc khi ấy thì ngoài lỗi thời còn đánh giá thấp khả năng chiến đấu hiệu quả của quân đội Việt Nam. Ngoài ra, họ còn đánh giá sai tinh thần chiến đấu chống sự xâm lăng của người dân Việt. Chính vì lẽ đó, phía Việt Nam nghĩ rằng họ đã dạy cho Bắc Kinh một bài học.

​VOA: Thưa Tiến sỹ, Trung Quốc thường kỷ niệm cuộc chiến biên giới như thế nào, và báo chí có đưa tin về sự kiện này không?


Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Có. Hiện giờ chính phủ cho phép truyền thông đưa tin về việc quân đội Trung Quốc đã chiến đấu dũng cảm như thế nào để ca ngợi hình ảnh anh dũng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và cũng đồng thời sử dụng việc này để cảnh báo dân chúng rằng Việt Nam vẫn còn là một chủ đề tiềm ẩn, nếu ta không muốn nói đến từ vấn đề.
     Ngày nay đó không phải là vấn đề trên đất liền, mà xoay quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc.
     Tôi biết là có những cuộc kỷ niệm quy mô nhỏ trong quân đội cho những vị tướng từng tham gia cuộc chiến biên giới. Dù cuộc chiến kết thúc nhưng xung đột vẫn tiếp diễn tới những năm 80, cho nên thế hệ lãnh đạo quân sự hiện thời ở Trung Quốc là các cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam.
     Giờ họ trở thành các chỉ huy hàng đầu. Họ ca ngợi các giá trị của họ cũng như lưu giữ thời kỳ chiến đấu vì đó là cuộc chiến cuối cùng mà Trung Quốc tiến hành với một nước khác. Vì thế họ dùng nó để khuếch trương những gì họ trải qua.


VOA: Từ cuộc chiến biên giới hơn 30 năm trước tới các vấn đề tranh chấp ở biển Đông, theo ông, Việt Nam có nên đặt kỳ vọng vào Trung Quốc?


Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Việt Nam tin rằng họ có sự ủng hộ trên toàn quốc từ người dân cũng như các phương tiện truyền thông. Chính phủ tuyên bố chủ quyền đối với những quần đảo trên vùng biển đó. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại sự hung hăng của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông.
Họ tin rằng phía Trung Quốc sẽ thiết lập một hội nghị, diễn đàn, tôi không muốn dùng từ hợp tác, để bao gồm các nước tranh chấp nhằm giải quyết vấn đề mà không có sự can thiệp của bên ngoài, nhất là ảnh hưởng của Mỹ. Phía Việt Nam đã bắt đầu trao đổi với Trung Quốc nhưng họ không tin là họ được đối xử một cách bình đẳng.
Việt Nam muốn có sự tham gia và ủng hộ của các nước khác như Mỹ và Nhật Bản cộng với sự ủng hộ của các nước khác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nói.


VOA: Theo đánh giá của ông, liệu có khả năng Bắc Kinh lại muốn dạy cho Việt Nam một bài học mới nữa không?


Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Tôi nghĩ là có. Vị thế của chính quyền hiện thời ở Trung Quốc khá mạnh. Họ lợi dụng và cổ xúy tinh thần dân tộc để huy động sự hậu thuẫn chính trị nhằm chống lại bất kỳ tuyên bố nào của Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) hay của Việt Nam và Philippines đối với quần đảo Trường Sa.
Họ đã thể hiện và chứng tỏ sức mạnh quân sự bằng cách triển khai cả không lực và lực lượng hải quân, trong đó có hàng không mẫu hạm mới tại vùng biển lân cận. Nó cho thấy họ chứng tỏ khả năng quân sự nhằm thị uy để các nước khác không đưa ra thêm các tuyên bố chủ quyền.
     Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với với các hòn đảo ở biển Đông. Năm 1974 quân đội Trung Quốc tấn công các chiến hạm của quân đội miền Nam Việt Nam và lên chiếm các hòn đảo kể từ đó. Họ nói rằng nếu ai đó đến chiếm các hòn đảo đó, họ sẽ ra tay bảo vệ lãnh thổ của mình.


Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nhận định rằng thời gian tới Việt Nam và Trung Quốc 'sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ'.

Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nhận định rằng thời gian tới Việt Nam và Trung Quốc 'sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ'.

VOA: Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy của Việt Nam từng nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ rằng với chủ nghĩa bá quyền và ý đồ thâu tóm biển Đông của Bắc Kinh, thì việc đàm phán với Trung Quốc là điều không hiệu quả. Ý kiến của ông ra sao?


Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Đó chỉ là một khía cạnh. Còn có những quan điểm khác nữa. Cả hai chính phủ cần các giải pháp kinh tế cho những khó khăn trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Họ đang tìm kiếm các nguồn lực và các cơ hội mới. Họ từng có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tranh chấp như thương mại vùng biên, nhập cư hay buôn bán vũ khí. Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua thỏa thuận song phương với Việt Nam.
    Trung Quốc có thể thiết lập bàn đàm phán và mời phía Việt Nam, dù tôi cũng không biết liệu việc đó có dẫn tới bất kỳ điều gì hay không. Nhưng đó là cơ hội để họ bàn thảo với nhau về chủ quyền các quần đảo. Tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ mở đàm phán với Việt Nam trước khi tiến hành với Nhật Bản và Philippines về vấn đề chủ quyền lãnh hải.
    Họ nói rằng nếu ai đó đến chiếm các hòn đảo đó, họ sẽ ra tay bảo vệ lãnh thổ của mình.
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nói.


VOA: Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh nói chung?


Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Mối quan hệ này có những thăng trầm, lên xuống và trải qua cả mặn nồng lẫn chua chát. Họ đều cần tới nhau. Họ đều coi nhau là các chính phủ cộng sản.
     Nhưng mỗi nước đều có những lợi ích quốc gia riêng. Cho nên theo tôi, trong thời gian gần, cả hai nước sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ, có lúc tranh cãi rồi lại hợp tác.
   Theo tôi, chúng ta sẽ không chứng kiến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hay chiến tranh trong tương lai gần vì cả hai nước đều gặp khó khăn về kinh tế và đang trong giai đoạn chuyển đổi chính trị. Họ đều muốn mối quan hệ này có lợi thay vì gây tổn hại cho chính quyền.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

TÊN GỌI “ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH” CÓ TỪ KHI NÀO ?




Kỳ gai:  Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta chưa nghe thấy tên gọi “ Chiến dịch Hồ Chí Minh”.  Sau ngày giải phóng, tôi nhớ, một lần khi trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài hỏi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ khi nào? Ông Lê Đức Thọ cũng chỉ trả lời” Bắt đầu mấy ngày trước khi giải phóng Sài Gòn”.   Vậy tên gọi “ Chiến dịch Hồ Chí Minh “ có từ khi nào ? Điều này rất hệ trọng, vì khi nêu ra  tên chiến dịch như vậy là các nhà cầm quân đã nắm chắc 100%  sẽ toàn thắng. 


TƯ LIỆU SƯU TẦM 

    Đầu năm 1974,  tình hình bắt đầu “nước sôi lửa bỏng”.  Mùa hè năm 1974, khi cùng đi nghỉ ở Đồ Sơn, ông Lê Duẩn đã bàn với Tướng Giáp một loạt các vấn đề chiến lược , ông Lê Duẩn nói với Tướng Giáp: “Công việc rất quan trọng, khẩn trương. Anh nắm lấy mà làm”. Ở Đồ Sơn, Tướng Giáp vừa an dưỡng, vừa hoàn thành dự thảo lần thứ sáu “kế hoạch chiến lược giành thắng lợi ở miền Nam”, đây là  kế hoạch chiến lược được giữ tuyệt mật, ông chỉ đọc ra cho Đại tá Võ Quang Hồ, cục phó Cục Tác chiến viết từng phần.
Khi Bộ Chính trị bàn “kế hoạch giải phóng miền Nam”,  Lê Duẩn gợi ý thảo luận phương án tổng khởi nghĩa, tức là dùng chủ lực đánh vào đầu não như hồi Mậu Thân rồi phát động nhân dân nổi dậy. Bộ Chính trị sôi nổi bàn về phương án tổng khởi nghĩa. 7/11 ủy viên Bộ Chính trị ủng hộ ý kiến này của Lê Duẩn. Tướng Giáp chỉ còn có hai ủy viên ủng hộ phương án tổng công kích.Tuy nhiên, “rất may là Bộ Chính trị đã không buộc thiểu số phục tùng đa số” và Tướng Giáp thì đã kiên trì thuyết phục. Bộ Chính trị bắt đầu chấp nhận phương án “tổng công kích” của Tướng Giáp. Kế hoạch đánh Buôn Mê Thuột được Tướng Giáp trao đổi với Tướng Dũng chi tiết trong một cuộc gặp có mặt Tướng Hoàng Văn Thái ngay trước khi Văn Tiến Dũng vào miền Nam. Khi quân ta đã làm chủ Buôn Ma Thuột, Tướng Giáp nói : tình hình này  không loại trừ khả năng địch rút khỏi Tây Nguyên. Hôm đó là ngày 11-3-1975, ngày 26-3-1975, đúng như dự đoán của ông, Ngụy rút”.
    Sau ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị họp tại Nhà Con Rồng, nhất trí đề nghị của Quân ủy, “giải phóng miền Nam trong năm 1975”,
Ngày 24-3, Bộ Chính trị và Quân ủy họp, hạ quyết tâm: “Hành động nhanh chóng táo bạo, bất ngờ đánh cho địch không kịp trở tay, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa 1975". Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị, Lê Đức Thọ “xung phong” vào chiến trường, ông rời Hà Nội vào ngày 28-3-1975. Như vậy, tại Bộ Chỉ huy Chiến dịch “giải phóng miền Nam” có tới ba ủy viên Bộ Chính trị: Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng. Ngày 14-4-1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch điện ra Hà Nội đề nghị đặt tên chiến dịch: Hồ Chí Minh. Một tuần trước đó, ngày 7-4, Tướng Giáp đã lệnh cho “Cánh quân Duyên Hải” phải “thần tốc và táo bạo” còn Tướng Lê Trọng Tấn thì khi ấy cũng đã chuẩn bị mọi mặt để thắng trong “trận cuối cùng”.

                                              Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh 


     Ngày 30-4-1975, 10 giờ 50, Cục II báo cáo Tổng Hành dinh: “Quân ta đã vào dinh Tổng thống Ngụy”; 11 giờ 30, cục phó Cơ yếu mang vào phòng họp bức điện của Tướng Lê Trọng Tấn báo cáo, “một đơn vị thuộc Cánh quân phía Đông đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập”. Chiều hôm ấy, Tướng Giáp kể: “Tôi lên xe đi một vòng quanh Hà Nội. Cả một rừng cờ hoa dậy lên tự lúc nào. Người đi chật phố, chật đường như trẩy hội”.

    Với các tư liệu lịch sử như trên, tên gọi “ Chiến dịch Hồ Chí Minh” có từ ngày 14-4-1975. 


                                    
 
                       Tờ lịch có bút tích của Đại tướng Văn Tiến Dũng ghi ngày giờ giải phóng Sài Gòn.


Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

CHẤT VẤN VÀ MÁY ĐẾM PHIẾU CỦA QUỐC HỘI

TƯ LIỆU SƯU TẦM 
  
       Sự chuyển động của Quốc hội , không nằm ngoài ảnh hưởng của những chính sách đổi mới trong Đảng, nhưng bản lĩnh của từng cá nhân lãnh đạo Quốc hội đã đóng một vai trò quyết định.
       Ngày 24-6-1981, khi nắm quyền điều khiển kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VII, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã mời các ủy viên Bộ Chính trị, những người trong các nhiệm kỳ trước vẫn ngồi trên các dãy ghế Chủ tịch Đoàn, rời khỏi lễ đài. Quyền chủ trì các phiên họp Quốc hội, từ hôm đó, được trả lại cho chủ tịch và các phó chủ tịch Quốc hội. “Cuộc cách mạng” này về sau đã không chỉ tạo ra sự thay đổi về mặt hình thức. Ngay trong nhiệm kỳ thứ VII, tại kỳ họp thứ 10 vào cuối năm 1985, Đại biểu Đào Thị Biểu, tỉnh ủy viên Tỉnh Cửu Long, thay vì đọc bản tham luận được “duyệt” trước, đã “rút từ trong cặp” ra một bài phát biểu khác, nêu đích danh những cá nhân mà theo bà, phải “chịu trách nhiệm trước nhân dân” trong vụ “giá - lương - tiền”.
     Dù vậy, Quốc hội chỉ bắt đầu trở thành một diễn đàn kể từ khóa VIII, được bầu vào ngày 19-4-1987, gần bốn tháng sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Ở kỳ họp thứ nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã làm không ít đồng chí của ông ngạc nhiên khi đưa bà Ngô Bá Thành lên làm chủ nghiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Chức danh chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội được xếp ngạch tương đương hàm bộ trưởng, và bà Thành trở thành người đầu tiên từng cộng tác với chế độ Sài Gòn đạt được vị trí này. Sự kiện ba mươi ba đoàn đại biểu Quốc hội, đa số là các đoàn miền Nam, giới thiệu ông Võ Văn Kiệt ra tranh cử chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với ông Đỗ Mười (tháng 6-1988) đã cho thấy các đại biểu đã không còn đến Hội trường Ba Đình để chỉ giơ tay như trước.
     Chủ tịch Lê Quang Đạo đã đóng một vai trò quan trọng trong những bước dân chủ hóa đầu tiên của Quốc hội. Ông Lê Quang Đạo vốn là trung tướng, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhưng khi trở thành chủ tịch, ông đã điều hành các phiên họp Quốc hội một cách mềm mỏng và uyển chuyển với sự trung thực và lịch lãm, ông Đạo giúp các đại biểu có cảm giác an toàn khi đưa ra ý kiến của mình. Cách điều khiển phiên họp của ông đã tạo ra đột phá trong sinh hoạt nghị trường, thu hút được sự chú ý của công chúng vào Quốc hội.
     Lịch sử chất vấn chắc chắn phải được đánh dấu bởi sự kiện ngày 20-12-1991. Hôm đó, sau khi đọc xong một bản báo cáo, Bộ trưởng Tài chính Hoàng Quy đã định xách cặp đi xuống, nhưng Chủ tịch Lê Quang Đạo yêu cầu ông đứng lại. Cả hội trường xôn xao. Hàng chục đại biểu đưa tay xin đặt câu hỏi. Cuộc chất vấn trực tiếp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã diễn ra như vậy suốt hai giờ liền.





      Sự xuất hiện của ông Vũ Mão vào năm 1987 với vai trò chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước cũng đã tạo ra những thay đổi không nhỏ trong cơ quan này. Những đóng góp làm thay đổi Quốc hội của ông Vũ Mão thường bắt đầu từ bản tính thích tìm tòi cái mới của ông. Trước đây, khi Quốc hội biểu quyết “quyết định những vấn đề lớn của đất
nước”, chủ tịch đoàn kỳ họp chỉ cần hỏi “ai đồng ý giơ tay?” là lập tức cả hội trường giơ tay; rồi chủ tịch đoàn lại hỏi “ai không đồng ý giơ tay?” là có thể tuyên bố “một trăm phần trăm” ngay. Nhưng vào cuối thập niên 1980, khi Quốc hội phải biểu quyết việc chia lại địa giới hành chính của các tỉnh, có những phiên biểu quyết hàng trăm người giơ tay “không đồng
ý”. Trưởng đoàn thư ký, luôn là ông Vũ Mão, không còn nhàn hạ hô “trăm phần trăm” nữa.
     Năm 1989, ông Mão quyết định đặt hàng bên quân đội thiết kế cho Quốc hội máy đếm khi biểu quyết. Chiếc máy đếm đầu tiên mà Quốc hội Việt Nam sử dụng chỉ có hai nút, “đồng ý” và “không đồng ý”. Những con số tăng, giảm, ngập  ngừng trên bảng điện đã tạo thêm kịch tính cho hoạt động Quốc hội. Đầu thập niên 1990 tranh luận xuất hiện thường xuyên hơn trên diễn đàn, nhất là thời gian Quốc hội thông qua hiến pháp. Cũng thời gian đó, khi thăm Nghị viện Đài Loan, ông Vũ Mão “phát hiện” máy đếm của họ có ba nút: “đồng ý”, “không đồng ý” và “không biểu quyết”. Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng người tháp tùng ông Mão trong chuyến đi này, ông Vũ Mão quyết định thiết kế máy biểu quyết mới “theo chuẩn quốc tế”. Nhưng trên ông Vũ Mão lúc đó còn có một chức danh trung gian: tổng thư ký Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Nắm chức vụ này lúc bấy giờ là ông Nguyễn Việt Dũng, một con người cực kỳ nguyên tắc. Trước một chuyến công tác, ông Vũ Mão giao cho Thư ký Nguyễn Sỹ Dũng phải thuyết phục ông Nguyễn Việt Dũng. Thay vì gặp tổng thư ký, ông Sỹ Dũng thảo một tờ trình để một phó chủ nhiệm Văn phòng ký đưa thẳng lên chủ tịch Quốc hội. Ông Lê Quang Đạo nhất trí liền. Nhưng để lệnh của chủ tịch có thể thi hành, vẫn phải qua tổng thư ký. Ông Sỹ Dũng lại phải đi gặp ông Việt Dũng. Ông Việt Dũng nói: “Chủ tịch đã đồng ý thì cứ thế mà làm”.
 Chương trình hợp tác đầu tiên ký với tổ chức liên minh quốc hội thế giới   đã giúp Văn phòng Quốc hội lập mạng máy tính và lắp đặt phần mềm ghi tốc ký biên bản. Quốc hội trở thành cơ quan nhà nước đầu tiên sử dụng máy tính ở Việt Nam, và kể từ lúc đó, từng lời phát biểu trên hội trường của các đại biểu được ghi lại và lưu trữ.            
Từ ngày 14-5-1998, các phiên chất vấn của Quốc hội đều được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp.
     

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ INTERNET ĐÃ ĐẾN VỚI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO ?





  SƯU TẦM ( Tư liệu trong BTC của HĐ) 



     Cuối thập niên 1980, điện thoại vẫn là một dịch vụ xa xỉ mà rất ít người dân miền Bắc biết tới. Cho dù tiếp quản một hệ thống viễn thông tương đối hiện đại của miền Nam, năm 1990, cả nước chỉ có chưa tới 80.000 máy điện thoại. Cho đến giữa thập niên 1980, Việt Nam hoàn toàn là một quốc gia bị đóng cửa. Năm 1985, phải mất chín mươi phút mới có thể có một cuộc điện thoại gọi từ Việt Nam ra nước ngoài. Theo ông Đỗ Trung Tá, lúc đó Việt Nam chỉ có sáu kênh vô tuyến nối Việt Nam với Hồng Kông. Năm 1993, cũng theo ông Tá, tỉ lệ điện thoại chỉ đạt 0,087%, nghĩa là một vạn dân Việt Nam chưa có được một máy điện thoại.
     Năm 1987, ông Đặng Văn Thân đã có một quyết định làm thay đổi căn bản ngành viễn thông Việt Nam. Theo ông Đỗ Trung Tá: “Khi ấy, Liên Xô viện trợ không hoàn lại mười triệu rúp vàng để trang bị mạng thông tin cho Bộ Công an nhưng ông Thân thuyết phục ông Phạm Hùng không nên dùng vì cho dù đó là thiết bị hiện đại nhất của Đông Đức thì công nghệ analog của họ đã rất lạc hậu so với thế giới. Những thiết bị này sau đó được mang tặng Cuba. Trong số mười triệu rúp thiết bị ấy, ông Thân chỉ dùng bốn thứ: pin mặt trời, cột, kèo và xe chuyên dùng”. Công nghệ kỹ thuật số của “tư bản”
được ông Thân chọn từ năm 1987, thông qua việc hợp tác đầu tư với Úc, đã mở ra một giai đoạn mới của ngành viễn thông Việt Nam cho dù đầu thập niên 1990, giá cước viễn thông của Việt Nam vẫn thuộc vào hàng đắt nhất thế giới..
      Năm 1992, trong một lần làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Đặng Văn Thân đưa ra kế hoạch, đến năm 2000, Việt Nam sẽ có một điện thoại cho 100 dân. Ông Võ Văn Kiệt hỏi: “Tại sao phải là năm 2000 mà không phải là 1995”. Theo ông Tá, người cùng có mặt trong buổi làm việc: “Chúng tôi coi đó là một mệnh lệnh và trên đường về, chúng tôi đưa ra chiến lược tăng tốc hai giai đoạn: 1993-1995 và 1995-2000”. Khi bắt đầu đưa điện thoại di động vào Việt Nam, ông Đặng Văn Thân lại quyết định đúng khi chọn công nghệ số GSM, loại công nghệ mà châu Âu mới triển khai năm 1991.
      Ngày 16-4-1993, Mobifone, mạng di động đầu tiên của Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động. Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ viễn thông phát triển là cơ sở để Việt Nam tiến tới kết nối Internet.
      Chiến tranh đã đưa Việt Nam tiếp cận với máy tính khá sớm, nhưng cho tới thập niên 1980, “tin học” vẫn là một khái niệm rất xa lạ đối với công chúng. Trong suốt thập niên 1980, khoa Toán trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đào tạo được 143 người có khả năng ứng dụng tin học vào quản lý kinh tế. Năm 1988, Tiến sỹ Nguyễn Quang A tiếp xúc với một Việt kiều có liên hệ với một công ty phần mềm của Pháp tên là Genlog. Một liên doanh 50-50 giữa Tổng cục Điện tử và Genlog, lấy tên là Genpacific, ra đời.
      Theo ông Nguyễn Quang A: “Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là nhận outsourcing phần mềm cho người Pháp”. Nhưng, kế hoạch này thất bại bởi không làm sao liên hệ được với các đơn đặt hàng. Khi ấy, phải chờ ít nhất bốn mươi phút mới có thể nối được một cuộc điện thoại với Paris, còn Air France thì phải hai tuần mới có một chuyến. Genpacific chuyển sang lắp ráp máy tính cá nhân. Có khoảng sáu nghìn máy tính loại 286, tốc độ cực thấp: 8Mhz và bộ nhớ chỉ 20Mb, đã được Genpacific sản xuất trong
năm 1989. Cho dù, theo ông Nguyễn Quang A, sản phẩm của ông chủ yếu được xuất sang Liên Xô, máy tính cá nhân đã được Genpacific tặng trường Nguyễn Ái Quốc và được nhiều doanh nghiệp, công sở, trường học ở Việt Nam trang bị. Sau Genpacific, Công ty 3C của Nguyễn Quang A và FPT bắt đầu kinh doanh máy tính, xã hội Việt Nam không còn phải học chay tin học nữa.


     Tháng 8-1990, Giáo sư Phan Đình Diệu kêu gọi: “Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư tin học”. Ông cũng đề nghị Nhà nước đưa giáo dục tin học vào các nhà trường. Từ đầu năm 1990, ở Sài Gòn, tin học bắt đầu được ứng dụng trong ngành in ấn. Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin đề cập đến khả năng “một số hệ thông tin trong nước được ghép nối với các mạng thông tin quốc tế”. Tổng cục Bưu điện bắt đầu thiết lập mạng Vietpac X.25, cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu chuyển mạch gói công cộng, kết nối với mạng điện thoại tự động đã được số hóa. Đến cuối năm 1995, các dịch vụ thuê bao kênh X.25 đã đáp ứng nhu cầu đến tất cả các tỉnh lỵ và một số huyện, và cuối năm 1996 đến hơn 400 huyện trong cả nước.
      Khoảng năm 1993, một kỹ sư ở Viện Công nghệ Thông tin, ông Trần Xuân Thuận lập ra mạng T-net với tham vọng tạo ra một mạng truyền dẫn mang tên ông nhưng không mấy thành công. Cùng thời gian ấy ở Viện Công nghệ Thông tin, ông Trần Bá Thái, trưởng phòng mạng trở thành người Việt Nam đầu tiên đi tiên phong khi Phòng của ông nhận chuyển giao công nghệ chuyển nhận thư điện tử UUCP từ Úc, lập ra mạng NetNam. Tháng 4-1994, NetNam đã chuyển một lá thư của Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho Thủ tướng Thụy Điển. Ông Kiệt trở thành người Việt Nam đầu tiên từ trong nước chính thức gửi email ra nước ngoài.
      Cuối năm 1995, từ Khánh Hòa, ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Tin học Teltic, Bưu điện Khánh Hòa, tiếp cận với cả ông Thuận, ông Thái, tự mày mò nghiên cứu công nghệ giao thức truyền thông Internet rồi lập ra mạng VietNet. VietNet thuê cửa ra Úc của NetNam và sử dụng hệ thống điện thoại nội bộ để kết nối với các thuê bao cá nhân.
     Từ 31-1-1996, VietNet chính thức hoạt động4. Cuối năm 1996, về mặt nhà nước, một “taskforce” được thành lập để chuẩn bị kết nối Internet gồm: Chu Hảo, thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Mai Liêm Trực, Tổng cục Bưu Điện; Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng Bộ Công an. Những điều kiện tối thiểu để có thể nối mạng đều đã được chuẩn bị, lợi ích thì ai cũng rõ nhưng làm cho các nhà lãnh đạo hết lo sợ là một điều không hề dễ dàng. Thời điểm quyết định kết nối Internet cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Việt Nam. Ông Chu Hảo nói: “Từ ông Võ Văn Kiệt đến ông Phan Văn Khải đều ủng hộ, nhưng khó nhất là phải được Bộ Chính trị cho phép”. Giáo sư Đặng Hữu, từ sau Đại hội VIII, tháng 6-1997, chuyển sang bên Đảng làm trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Từ bên trong, các ủy viên Bộ Chính trị lo sợ Internet nhất được ông Đặng Hữu tìm cách thuyết phục.

              

     Theo ông Đỗ Trung Tá, ông Đỗ Mười cũng trở thành một người ủng hộ, ông Mười nói: “Tôi mà thạo tiếng Anh có khi tôi còn sử dụng Internet nhiều hơn các anh vì tôi đọc nhiều hơn”. Phó Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu nhóm phải trực tiếp báo cáo Ban Bí thư. Theo ông Chu Hảo: “Đến ngày hẹn, ông Đỗ Mười đang ở miền Nam, đề nghị chúng tôi báo cáo trực tiếp ông Lê Khả Phiêu, thời gian ấy là ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị”. Gặp ông Lê Khả Phiêu, ông Mai Liêm Trực trình bày về pháp lý, Chu Hảo nói về kỹ thuật, Nguyễn Khánh Toàn báo cáo về đảm bảo an ninh. Đây là giai đoạn mà ông Lê Khả Phiêu sắp trở thành tổng bí thư, ông tỏ ra khá cởi mở. Giáo sư Chu Hảo nói: “Chúng tôi chia sẻ những lo sợ của ông Phiêu cũng như của các vị trong Ban Bí thư về an ninh, về bí mật quốc gia, sợ văn hóa đồi trụy và phản động tràn vào Việt Nam. Chúng tôi nói về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành bảo mật thông tin nhưng không dám khẳng định là kiểm soát được tất cả. Chúng tôi cho rằng tường lửa cũng như cái khóa, khóa tốt thế nào cũng có người mở được, nên vấn đề quan trọng vẫn là con người. Ông Phiêu rất thích lập luận ‘vấn đề quan trọng là con người’, ông đồng ý”.
       Tháng 12-1996, Trung ương Đảng khóa VIII họp Hội nghị lần thứ hai bàn về khoa học công nghệ. Ông Đỗ Trung Tá nói: “Tôi mở một phòng máy và dùng sơ đồ đơn giản nhất để ‘giới thiệu Internet và các biện pháp đề phòng’. Các ủy viên dự họp Trung ương được Tổng Bí thư Đỗ Mười cho phép tới tìm hiểu về Internet và tường lửa. Bằng vài thuê bao Internet nối với server của VDC, tôi cho tải các websites có nội dung tốt xuống cho các uỷ viên Trung ương xem; rồi cho tải những web-sex, các uỷ viên Trung ương giữ ý quay mặt đi, tôi cho anh em biểu diễn kỹ thuật ngăn các web-sex này lại. Các ủy
viên Trung ương nói: Nếu làm được như thế thì cho mở được. Hội nghị Trung ương 2 thừa nhận Internet tải được trí tuệ của nhân loại về và tin rằng có thể ngăn các nội dung xấu”.
      Ngày 5-3-1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21 “quy định tạm thời quản lý Internet” theo nguyên tắc “quản lý được
đến đâu thì phát triển tới đó”. Ngày 19-11-1997, tại trụ sở Tổng cục Bưu điện, 18 Nguyễn Du, Hà Nội, “Lễ kết nối Internet toàn cầu” đã được long trọng tổ chức. 

NHỚ VỀ MỘT " NGÀY TẾT " CÁCH ĐÂY 67 NĂM



        Cuối năm 1945, giặc pháp gây hấn và đánh chiếm nhiều vùng của Nam bộ, gia đình tôi từ Đà Lạt xuống Phan Rang. Ngày 30 tết ấy (1946), người lớn trong nhà bàn bạc xem nên ăn tết ở Phan Rang hay tiếp tục đi ra Bắc. Quyết định cuối cùng là phải đi ngay trong ngày hôm ấy ( 30 tết). Sáng sớm, ông ngoại tôi ra bến xe để mua vé, cậu tôi ( cũng là bố trong khai sinh của tôi) ở nhà lo sắp xếp đồ đạc, chờ có vé về là đi ngay.


Một góc phố Phan Rang xưa 


Sông Cái Phan Rang 


 Tín phiếu mệnh giá 2 đồng phát hành tại Ninh Thuận (chắc khoảng năm 1945). Ở đây ta thấy có chữ ký của “Đại biểu quân sự Ninh Thuận" và “Đại biểu UBKC - Uỷ Ban Kháng Chiến – kiêm hành chánh Ninh Thuận“. 

          Bỗng chúng tôi nghe tiếng ô tô quân sự gầm rít và tiếp đó là tiếng súng nổ vang. Quân Pháp đã đến Phan Rang, lính Pháp ở trên xe xả sung xuống hai bên phố để uy hiếp và bắn thẳng vào bất cứ người đàn ông nào mà chúng nhìn thấy. Bà ngoại tôi cõng tôi ( 5 tuổi) và kéo tay chị tôi ( 9 tuổi) chạy ra cửa. Tôi quay lại thì thấy anh Chẫu ( nam ô-sin của nhà tôi lúc bấy giờ), một tay xách va li, một tay xách tec- mốt, vừa chạy ra đến cửa bỗng khựng lại, hai tay buông đồ rồi người bỗng lùn hẳn xuống và ngã gục. Không thấy cậu tôi đâu, sau này ông kể lại ông đã lẻn ra cửa sau thoát đi. Bà ngoại tôi cứ cõng tôi trên lưng tay nắm chặt chị tôi tìm những hẻm khuất chạy dần ra bờ sông, đó là con đường duy nhất để đi về phía Nha Trang. Đi được một lúc, bà tìm một gốc cây ngồi nghỉ, bà mặc áo trắng, nên phải cố tìm một người dân ở gần đấy, để mua một bộ đồ nâu sòng khoác ra ngoài cho đỡ lộ liễu. Khi thay đồ bà mới phát hiện máu me đầy một bên áo, thì ra chị tôi đã bị thương, đang lịm đi. Vừa đúng lúc đó, một người lính Pháp chạy gần tới, bà nói một vài tiếng Pháp gì đó ( khi đó dân thành thị ai chẳng biết nói vài câu tiếng Pháp), sau này bà mới kể lại bà chỉ kịp nói : Đàn bà, trẻ con, bị thương. Người lính Pháp khựng lại, nhìn chị tôi, y vứt cho bà tôi một đoạn dây ga - rô rồi lại chạy đi. ( trong hàng ngũ quân Pháp vẫn có những người tốt). Bà tôi buộc ga - rô cho chị tôi rồi tiếp tục vừa bế vừa cõng chúng tôi đi ra phía bờ sông.
        Sông Cái Phan Rang về mùa khô, chỉ còn những lạch nhỏ, nhiều bãi cát rộng, có thể lội qua. Vừa leo được xuống bãi sông thì đã nghe thấy tiếng giầy đinh, tiếng lính Pháp xì xồ và tiếng súng chát chúa ngay ở trên đầu. Nép vào bờ sông, chúng tôi nhìn thấy những người đàn ông đang lội sông bị bắn gục xuống. Hoàn toàn trống trải, chỉ có một đống phân ngựa lớn bằng một chiếc ô tô tải. Hồi đó ở các tỉnh miền trung rất ít ô tô nhưng lại rất nhiều xe ngựa. Người ta để một chiếc túi đựng phân ngựa, khi chạy qua bờ sông thì đổ xuống thành đống. Khí hậu Phan Rang khô nóng, phân ngựa đổ xuống qua mấy ngày trở nên khô và xốp, không có mùi hôi thối. Bà tôi dùng hết sức bình sinh đào đống phân ngựa thành một cái hố như kiểu hầm ếch. Đủ chỗ cho ba bà cháu ngồi lom khom trong đó. Tiếng súng nổ liên hồi. Máu loang đỏ cả một khúc sông. Tiếng mooc - chiê nổ ầm ầm, và những cột khói bốc lên phía bờ đối diện. Cứ như vậy cho đến đúng giữa trưa thì nghe tiếng kèn thu quân. ( Hồi đó lính Pháp đánh trận theo giờ, có kèn tiến quân và thu quân ).  Không gian bỗng trở nên yên lặng hoàn toàn. Không còn tiếng quân Pháp trên đầu, bà tôi bế hai chúng tôi định ra vượt sông. Nhưng bà không lội được vì sức yếu và lại phải cõng hai cháu. Đúng lúc đó có một người đàn ông dắt xe đạp cũng đang định vượt sông. Bà tôi năn nỉ ông ta giúp đỡ, tôi thấy ông vội vàng vứt chiếc xe đạp chìm xuống nước rồi bế xốc hai chị em tôi và dục bà tôi chạy cho nhanh. Vừa sang đến bờ bên kia và được một số du kích ra giúp đỡ đưa vào chỗ kín đáo thì tiếng sung từ bờ đối diện lại vang lên từng hồi. Bà tôi cũng không kịp nói lời cảm ơn với người đàn ông đã giúp đỡ chúng tôi.  
        Chiều hôm đó quân Pháp bắt đầu vượt sông, chúng tôi lại chạy tiếp, gần tối thì tìm được đến một bệnh viện nhỏ, gọi là Nhà thương Đá Trắng. Chị tôi được băng bó, thuốc men nhưng vì mất nhiều máu nên rất yếu. Bệnh viện cũng chỉ còn lại lèo tèo vài ba y tá, hộ lý và 4 người thương binh. Đến tối lại nghe tiếng súng nổ mỗi ngày một gần, Trời tối đen như mực. Quay đi quay lại thi không thấy còn y tá, hộ lý nào nữa. Rồi bốn anh thương binh cũng tập tễnh dắt díu nhau đi khỏi. Chỉ còn lại ba bà cháu. Súng nổ ngày một gần và đã ngửi thấy mùi thuốc sung khét lẹt. Bà tôi lại cõng hai chị em đứng dậy nhưng bà không thể bước được, suốt ngày không cơm cháo gì và căng thẳng cực độ. Bà đặt chị tôi xuống, rồi bà bật khóc. Bà móc túi lấy một ít tiền, dấu dưới chân tủ, và nghẹn ngào nói với chị tôi: Bà không thể đưa cả hai con đi được. Bà để tiền ở đây, bà đưa em đi, nếu yên bà sẽ quay lại đón con, nếu có làm sao thì con lấy tiền ở đây nhờ người ta chăm sóc. Tôi nhìn chị tôi, chị đã lả đi cũng không còn khóc được nữa chỉ rên từng tiếng đau đớn. Bà tôi cõng tôi, bước ra cửa. Bỗng tôi thấy bà giơ tay vịn khung cửa rồi khụy xuống có lẽ lúc này không phải vì mệt mà là vì trái tim người phụ nữ trong bà đã ứa máu, bà không đủ sức để bước thêm dù chỉ một bước ra khỏi cửa. Bà ngồi xuống rồi quay vào bên cạnh chị tôi, bà vuốt ve, cưng nựng chị tôi, lấy nước cho chị tôi uống. Rồi bà quay sang phía tôi, vuốt tóc, vuốt má nức nở: Cháu ngoan của bà, cháu ngoan nhất của bà…. Chắc lúc này bà nghĩ đến cái chết của cả ba chúng tôi. Bà vừa chăm sóc vừa lắng nghe tiếng súng nổ. Rồi điều may mắn lại đến, tiếng kèn thu quân vang lên, tiếng sung thưa dần rồi im bặt.
                 Trong giờ phút gian nan hiểm nghèo nhất, chúng tôi đã qua khỏi là nhờ trái tim thương yêu cao cả sẵn sàng hy sinh thân mình của bà tôi -  một người phụ nữ. Không biết nếu không có bà thì chúng tôi sẽ thế nào.
        Sau đó vài tháng chúng tôi lần lượt gặp lại ông ngoại tôi và cậu tôi trong rừng Trường Sơn, cả gia đình 5 người tiếp tục lặn lội đi ra Bắc.


Sau mấy năm ở Việt Bắc ( 1947-1951)  tôi vào trường TSQ Việt Bắc rồi TSQ Việt Nam và được sang Quế Lâm. Đây là bức ảnh chụp trước khi vào trường TSQ VN và sang TQ ( 1951). 
       
       Ngày 30 tết năm đó là ngày đầu tiên trong đời tôi tận mắt nhìn thấy máu lửa chết chóc, trước ngày toàn quốc kháng chiến gần 1 năm. Đó cũng là ngày đầu tiên của tôi bắt đầu cho gần 30 năm rong ruổi giữa hai cuộc chiến tranh.
       30 năm sau ( 1975), tại Phan Thiết , tôi mới gâp lại mẹ tôi cùng 3 người em mà tôi chưa hề biết mặt. Bố tôi đã mất ở Sài Gòn năm 1963.

       56 năm sau ( 2001), tại Sài Gòn tôi gặp lại người anh sinh đôi với tôi, khi ấy ông đã định cư ở Mỹ.


     
 60 năm sau, tại New Jersy Hoa Kỳ tôi gặp lại người anh trên tôi 3 tuổi, ông sang Mỹ từ 1958 và đã không nói được tiếng Việt, hai anh em ruột nói chuyện với nhau phải có phiên dịch.
                       



Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

HÀ NỘI , SÀI GÒN TRONG NGÀY TẾT


Một Hà Nội yên bình và vắng lặng


(Dân trí) - Hàng vạn người đã rời Thủ đô về quê đón Tết, hầu hết các văn phòng, công sở, cửa hàng... đã đóng cửa. Đường phố Hà Nội hôm nay vắng vẻ và yên bình.

Một Hà Nội yên bình và vắng lặng
Tuyến đường Trường Chinh - đoạn nút thắt này thường xuyên bị ùn tắc vào buổi chiều, hôm nay 29 Tết chỉ có vài người qua lại

Hầm Kim Liên thông thoáng
Hầm Kim Liên thông thoáng

Đường Tây Sơn
Đường Tây Sơn lác đác vài phương tiện qua lại

Đường Chùa Bộc - điểm nóng ùn tắc nay cũng chỉ có vài bóng người điều khiển phương tiện

Đường Chùa Bộc - điểm nóng ùn tắc nay cũng chỉ có vài bóng người điều khiển phương tiện
Đường Chùa Bộc - điểm nóng ùn tắc nay cũng chỉ có vài bóng người điều khiển phương tiện

Sau cả năm chịu cảnh ùn tắc, hôm nay người dân cảm thấy nhẹ tênh khi đi trên đường

Sau cả năm chịu cảnh ùn tắc, hôm nay người dân cảm thấy nhẹ tênh khi đi trên đường
Sau cả năm chịu cảnh ùn tắc, hôm nay người dân cảm thấy nhẹ tênh khi đi trên đường

Sau cả năm chịu cảnh ùn tắc, hôm nay người dân cảm thấy nhẹ tênh khi đi trên đường

Sau cả năm chịu cảnh ùn tắc, hôm nay người dân cảm thấy nhẹ tênh khi đi trên đường
Không còn quá nhiều ô tô, xe máy trên đường nhiều người cảm thấy không khí Hà Nội hôm nay rất trong lành

Phố Hàng Bài thưa thớt bóng người và phương tiện giao thông

Phố Hàng Bài thưa thớt bóng người và phương tiện giao thông
Phố Hàng Bài thưa thớt bóng người và phương tiện giao thông

Những tuyến đường quanh hồ Hoàn Kiếm không còn cảnh ồn ào của ô tô, xe máy qua lại

Những tuyến đường quanh hồ Hoàn Kiếm không còn cảnh ồn ào của ô tô, xe máy qua lại

Những tuyến đường quanh hồ Hoàn Kiếm không còn cảnh ồn ào của ô tô, xe máy qua lại
Những tuyến đường quanh hồ Hoàn Kiếm không còn cảnh ồn ào của ô tô, xe máy qua lại


Khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm) luôn ồn ào, náo nhiệt, hôm nay chỉ còn lại lác đác vài bóng người
Khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm) luôn ồn ào, náo nhiệt, hôm nay chỉ còn lại lác đác vài bóng người

Tuyến phố Bà Triệu được trang hoàng đón Tết
Tuyến phố Bà Triệu được trang hoàng đón Tết

Những tuyến đường hướng ra cửa ngõ chỉ hôm qua đông nghẹt người qua lại, hôm nay đã hoàn toàn khác

Những tuyến đường hướng ra cửa ngõ chỉ hôm qua đông nghẹt người qua lại, hôm nay đã hoàn toàn khác
Những tuyến đường hướng ra cửa ngõ chỉ hôm qua đông nghẹt người qua lại, hôm nay đã hoàn toàn khác

Du khách nước ngoài thưởng ngoạn nét đẹp của Thủ đô trong những ngày Tết.
Du khách nước ngoài thưởng ngoạn nét đẹp của Thủ đô trong những ngày Tết.

 
Quang Phong

Đường phố Sài Gòn “thư thái” nằm… phơi nắng
Một Hà Nội yên bình và vắng lặng
Một Hà Nội yên bình và vắng lặng Một Hà Nội yên bình và vắng lặng10 9 22670
(Dân trí) - Không còn tấp nập, ồn ào với dòng người vội vã, không còn nóng nực, khó chịu bởi bụi đường và khói xe, những ngày Tết, Sài Gòn như thay đổi hẳn bởi sự yên tĩnh và trong lành hiếm có.
Những ngày nghỉ Tết, phần lớn những người dân sinh sống và làm việc tại Sài Gòn đã trở về nhà đón năm mới. Chính vì thế, đường phố Sài Gòn đã trở nên vắng vẻ hơn rất nhiều. Có lẽ vì vắng người qua lại mà những ngày đầu năm mới, các con đường, góc phố Sài Gòn dường như thay đổi hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt hàng ngày.
Dạo quanh những con đường lớn trong ngày đầu năm, mới thực sự cảm nhận hết được sự thay đổi rõ rệt. Các con đường trở nên vắng vẻ lạ thường. Dù đã trưa, nhưng trên các con đường lớn cũng chỉ thưa thớt bóng người qua lại.
Những hình ảnh chen chúc, kẹt xe ngày nào, giờ đây được thay bằng hình ảnh thanh bình trên từng góc phố.
Ngã tư Hàng Xanh khoát lên mình sự tĩnh lặng đáng ngạc nhiên
Ngã tư Hàng Xanh khoát lên mình sự tĩnh lặng đáng ngạc nhiên


Đường Trần Quốc Hoàng không còn cảnh xe nối đuôi nhau thành hàng dài
Đường Trần Quốc Hoàng không còn cảnh xe nối đuôi nhau thành hàng dài


Đường Phan Xích Long không còn cảnh nhộn nhịp như mọi ngày
Đường Phan Xích Long không còn cảnh nhộn nhịp như mọi ngày

Ngã bảy Lý Thái Tổ không còn cảnh kẹt xe vào giờ cao điểm như mọi khi
Ngã bảy Lý Thái Tổ không còn cảnh kẹt xe vào giờ cao điểm như mọi khi

Ngã bảy Lý Thái Tổ không còn cảnh kẹt xe vào giờ cao điểm như mọi khi
Giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng Tám thỏa sức phơi mình dưới nắng ấm ban mai trong cái se lạnh đầu xuân

Vòng xoay nhà thờ Đức Bà trông xinh tươi và duyên dáng hơn trong không gian yên tĩnh
Vòng xoay nhà thờ Đức Bà trông xinh tươi và duyên dáng hơn trong không gian yên tĩnh

Vòng xoay Cây Gõ xe cộ qua lại thưa thớt
Vòng xoay Cây Gõ xe cộ qua lại thưa thớt

Khu vực chợ Bến Thành như còn đang chìm trong giấc ngủ sớm mai
Khu vực chợ Bến Thành như còn đang chìm trong giấc ngủ sớm mai

Đường Điện Biên Phủ trông mát lành trong ngày đầu năm mới
Đường Điện Biên Phủ trông mát lành trong ngày đầu năm mới

Đường Hai Bà Trưng đầy dịu dàng, duyên dáng trong ánh nắng mới
Đường Hai Bà Trưng đầy dịu dàng, duyên dáng trong ánh nắng mới
Quốc Anh – Thảo Trần
Đường phố Sài Gòn “thư thái” nằm… phơi nắng
Đường phố Sài Gòn “thư thái” nằm… phơi nắng Đường phố Sài Gòn “thư thái” nằm… phơi nắng10 7 17592