SƯU TẦM ( Tư liệu trong BTC của HĐ)
Cuối thập niên 1980, điện thoại vẫn là một
dịch vụ xa xỉ mà rất ít người dân miền Bắc biết tới. Cho dù tiếp quản một hệ thống
viễn thông tương đối hiện đại của miền Nam, năm 1990, cả nước chỉ có chưa tới
80.000 máy điện thoại. Cho đến giữa thập niên 1980, Việt Nam hoàn toàn là một
quốc gia bị đóng cửa. Năm 1985, phải mất chín mươi phút mới có thể có một cuộc
điện thoại gọi từ Việt Nam ra nước ngoài. Theo ông Đỗ Trung Tá, lúc đó Việt Nam
chỉ có sáu kênh vô tuyến nối Việt Nam với Hồng Kông. Năm 1993, cũng theo ông
Tá, tỉ lệ điện thoại chỉ đạt 0,087%, nghĩa là một vạn dân Việt Nam chưa có được
một máy điện thoại.
Năm 1987, ông Đặng Văn Thân đã có một quyết
định làm thay đổi căn bản ngành viễn thông Việt Nam. Theo ông Đỗ Trung Tá: “Khi
ấy, Liên Xô viện trợ không hoàn lại mười triệu rúp vàng để trang bị mạng thông
tin cho Bộ Công an nhưng ông Thân thuyết phục ông Phạm Hùng không nên dùng vì
cho dù đó là thiết bị hiện đại nhất của Đông Đức thì công nghệ analog của họ đã
rất lạc hậu so với thế giới. Những thiết bị này sau đó được mang tặng Cuba.
Trong số mười triệu rúp thiết bị ấy, ông Thân chỉ dùng bốn thứ: pin mặt trời, cột,
kèo và xe chuyên dùng”. Công nghệ kỹ thuật số của “tư bản”
được ông
Thân chọn từ năm 1987, thông qua việc hợp tác đầu tư với Úc, đã mở ra một giai
đoạn mới của ngành viễn thông Việt Nam cho dù đầu thập niên 1990, giá cước viễn
thông của Việt Nam vẫn thuộc vào hàng đắt nhất thế giới..
Năm 1992, trong một lần làm việc với Thủ
tướng Võ Văn Kiệt, ông Đặng Văn Thân đưa ra kế hoạch, đến năm 2000, Việt Nam sẽ
có một điện thoại cho 100 dân. Ông Võ Văn Kiệt hỏi: “Tại sao phải là năm 2000
mà không phải là 1995”. Theo ông Tá, người cùng có mặt trong buổi làm việc:
“Chúng tôi coi đó là một mệnh lệnh và trên đường về, chúng tôi đưa ra chiến lược
tăng tốc hai giai đoạn: 1993-1995 và 1995-2000”. Khi bắt đầu đưa điện thoại di
động vào Việt Nam, ông Đặng Văn Thân lại quyết định đúng khi chọn công nghệ số
GSM, loại công nghệ mà châu Âu mới triển khai năm 1991.
Ngày 16-4-1993, Mobifone, mạng di động đầu
tiên của Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động. Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ viễn
thông phát triển là cơ sở để Việt Nam tiến tới kết nối Internet.
Chiến tranh đã đưa Việt Nam tiếp cận với
máy tính khá sớm, nhưng cho tới thập niên 1980, “tin học” vẫn là một khái niệm
rất xa lạ đối với công chúng. Trong suốt thập niên 1980, khoa Toán trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đào tạo được 143 người có khả năng ứng dụng
tin học vào quản lý kinh tế. Năm 1988, Tiến sỹ Nguyễn Quang A tiếp xúc với một
Việt kiều có liên hệ với một công ty phần mềm của Pháp tên là Genlog. Một liên
doanh 50-50 giữa Tổng cục Điện tử và Genlog, lấy tên là Genpacific, ra đời.
Theo ông Nguyễn Quang A: “Mục tiêu ban đầu
của chúng tôi là nhận outsourcing phần mềm cho người Pháp”. Nhưng, kế hoạch này
thất bại bởi không làm sao liên hệ được với các đơn đặt hàng. Khi ấy, phải chờ
ít nhất bốn mươi phút mới có thể nối được một cuộc điện thoại với Paris, còn
Air France thì phải hai tuần mới có một chuyến. Genpacific chuyển sang lắp ráp
máy tính cá nhân. Có khoảng sáu nghìn máy tính loại 286, tốc độ cực thấp: 8Mhz
và bộ nhớ chỉ 20Mb, đã được Genpacific sản xuất trong
năm 1989.
Cho dù, theo ông Nguyễn Quang A, sản phẩm của ông chủ yếu được xuất sang Liên
Xô, máy tính cá nhân đã được Genpacific tặng trường Nguyễn Ái Quốc và được nhiều
doanh nghiệp, công sở, trường học ở Việt Nam trang bị. Sau Genpacific, Công ty
3C của Nguyễn Quang A và FPT bắt đầu kinh doanh máy tính, xã hội Việt Nam không
còn phải học chay tin học nữa.
Tháng
8-1990, Giáo sư Phan Đình Diệu kêu gọi: “Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần
kinh tế đầu tư tin học”. Ông cũng đề nghị Nhà nước đưa giáo dục tin học vào các
nhà trường. Từ đầu năm 1990, ở Sài Gòn, tin học bắt đầu được ứng dụng trong
ngành in ấn. Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin đề cập đến khả năng
“một số hệ thông tin trong nước được ghép nối với các mạng thông tin quốc tế”.
Tổng cục Bưu điện bắt đầu thiết lập mạng Vietpac X.25, cung cấp các dịch vụ
truyền dữ liệu chuyển
mạch gói công cộng, kết nối với mạng điện thoại tự động đã được số hóa. Đến cuối
năm 1995, các dịch vụ thuê bao kênh X.25 đã đáp ứng nhu cầu đến tất cả các tỉnh
lỵ và một số huyện, và cuối năm 1996 đến hơn 400 huyện trong cả nước.
Khoảng năm 1993, một kỹ sư ở Viện Công
nghệ Thông tin, ông Trần Xuân Thuận lập ra mạng T-net với tham vọng tạo ra một
mạng truyền dẫn mang tên ông nhưng không mấy thành công. Cùng thời gian ấy ở Viện
Công nghệ Thông tin, ông Trần Bá Thái, trưởng phòng mạng trở thành người Việt
Nam đầu tiên đi tiên phong khi Phòng của ông nhận chuyển giao công nghệ chuyển
nhận thư điện tử UUCP từ Úc, lập ra mạng NetNam. Tháng 4-1994, NetNam đã chuyển
một lá thư của Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho Thủ tướng Thụy Điển. Ông Kiệt trở
thành người Việt Nam đầu tiên từ trong nước chính thức gửi email ra nước ngoài.
Cuối năm 1995, từ Khánh Hòa, ông Nguyễn
Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Tin học Teltic, Bưu điện Khánh Hòa, tiếp cận với cả
ông Thuận, ông Thái, tự mày mò nghiên cứu công nghệ giao thức truyền thông Internet
rồi lập ra mạng VietNet. VietNet thuê cửa ra Úc của NetNam và sử dụng hệ thống
điện thoại nội bộ để kết nối với các thuê bao cá nhân.
Từ 31-1-1996, VietNet chính thức hoạt động4.
Cuối năm 1996, về mặt nhà nước, một “taskforce” được thành lập để chuẩn bị kết
nối Internet gồm: Chu Hảo, thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Mai
Liêm Trực, Tổng cục Bưu Điện; Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng Bộ Công an. Những
điều kiện tối thiểu để có thể nối mạng đều đã được chuẩn bị, lợi ích thì ai
cũng rõ nhưng làm cho các nhà lãnh đạo hết lo sợ là một điều không hề dễ dàng.
Thời điểm quyết định kết nối Internet cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ lãnh
đạo ở Việt Nam. Ông Chu Hảo nói: “Từ ông Võ Văn Kiệt đến ông Phan Văn Khải đều ủng
hộ, nhưng khó nhất là phải được Bộ Chính trị cho phép”. Giáo sư Đặng Hữu, từ
sau Đại hội VIII, tháng 6-1997, chuyển sang bên Đảng làm trưởng Ban Khoa giáo
Trung ương. Từ bên trong, các ủy viên Bộ Chính trị lo sợ Internet nhất được ông
Đặng Hữu tìm cách thuyết phục.
Theo ông Đỗ Trung Tá, ông Đỗ Mười cũng trở
thành một người ủng hộ, ông Mười nói: “Tôi mà thạo tiếng Anh có khi tôi còn sử
dụng Internet nhiều hơn các anh vì tôi đọc nhiều hơn”. Phó Thủ tướng Phan Văn
Khải yêu cầu nhóm phải trực tiếp báo cáo Ban Bí thư. Theo ông Chu Hảo: “Đến
ngày hẹn, ông Đỗ Mười đang ở miền Nam, đề nghị chúng tôi báo cáo trực tiếp ông
Lê Khả Phiêu, thời gian ấy là ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị”. Gặp
ông Lê Khả Phiêu, ông Mai Liêm Trực trình bày về pháp lý, Chu Hảo nói về kỹ thuật,
Nguyễn Khánh Toàn báo cáo về đảm bảo an ninh. Đây là giai đoạn mà ông Lê Khả
Phiêu sắp trở thành tổng bí thư, ông tỏ ra khá cởi mở. Giáo sư Chu Hảo nói:
“Chúng tôi chia sẻ những lo sợ của ông Phiêu cũng như của các vị trong Ban Bí
thư về an ninh, về bí mật quốc gia, sợ văn hóa đồi trụy và phản động tràn vào
Việt Nam. Chúng tôi nói về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành bảo mật
thông tin nhưng không dám khẳng định là kiểm soát được tất cả. Chúng tôi cho rằng
tường lửa cũng như cái khóa, khóa tốt thế nào cũng có người mở được, nên vấn đề
quan trọng vẫn là con người. Ông Phiêu rất thích lập luận ‘vấn đề quan trọng là
con người’, ông đồng ý”.
Tháng 12-1996, Trung ương Đảng khóa VIII
họp Hội nghị lần thứ hai bàn về khoa học công nghệ. Ông Đỗ Trung Tá nói: “Tôi mở
một phòng máy và dùng sơ đồ đơn giản nhất để ‘giới thiệu Internet và các biện
pháp đề phòng’. Các ủy viên dự họp Trung ương được Tổng Bí thư Đỗ Mười cho phép
tới tìm hiểu về Internet và tường lửa. Bằng vài thuê bao Internet nối với
server của VDC, tôi cho tải các websites có nội dung tốt xuống cho các uỷ viên
Trung ương xem; rồi cho tải những web-sex, các uỷ viên Trung ương giữ ý quay mặt
đi, tôi cho anh em biểu diễn kỹ thuật ngăn các web-sex này lại. Các ủy
viên
Trung ương nói: Nếu làm được như thế thì cho mở được. Hội nghị Trung ương 2 thừa
nhận Internet tải được trí tuệ của nhân loại về và tin rằng có thể ngăn các nội
dung xấu”.
Ngày 5-3-1997, Chính phủ ban hành Nghị định
21 “quy định tạm thời quản lý Internet” theo nguyên tắc “quản lý được
đến đâu
thì phát triển tới đó”. Ngày 19-11-1997, tại trụ sở Tổng cục Bưu điện, 18 Nguyễn
Du, Hà Nội, “Lễ kết nối Internet toàn cầu” đã được long trọng tổ chức.
Thời gian tôi công tác ở nước ngoài rất mong VN sớm có Internet để thuận tiện cho việc liên lạc với trong nước mà đợi mãi không có. Ngày 15-11-97 tôi về nước vì đã hết nhiệm kỳ làm việc ở nước ngoài. Thì ngày 19-11-97 VN tổ chức "Lễ kết nối Internet toàn cầu". Hơi tiếc, vì mình chưa được dùng trong công tác, nhưng cũng rất mừng vì sớm được sử dụng mạng để giữ liên lạc với bạn bè và nhất là con tôi khi đó vẫn ở nước ngoài. Cuối 97 đầu 98 tôi đăng ký sử dụng dịch vụ Internet của FPT và được họ cho người đến nối mạng cho ngay. Thế là từ đó tôi dùng Internet để liên lạc với con ở nước ngoài là chính. Ở trong nước thì tham gia mạng "Trí Tuệ VN" cùng với các bạn trẻ, rất vui và lý thú, nhiều khi các cháu tuổi teen cứ tưởng mình là bạn cùng lứa tuổi. Mình dùng tên con gái mình và thường phải trả lời chit chat hộ con gái. Cũng thơ đi thơ lại rất vui (nhân danh con mình thôi, vì lúc đó cháu đang bận làm luận án tốt nghiệp thạc sĩ, có bạn nào vào hỏi cháu lại nhờ mẹ trả lời hộ). Cho nên mình bắt đầu nghỉ hưu mà không đến nỗi buồn lắm.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn Kỳ Gai đã cho biết "Lịch sử" phát triển công nghệ tin học ở VN.
Tiến Hoàn đã sử dụng Internet từ 1997 là sớm, cho nên trong blog của chúng bạn là một trong vài người rất thành thạo về các kỹ năng blog. Xin chúc mừng bạn. Nhìn lại lịch sử tin học và Internet chúng ta cảm ơn ông Đặng Văn Thân nguyên tổng cục trưởng TC Bưu điện, đã khôn ngoan bỏ qua công nghệ analog, mặc dù có sẵn số thiết bị do Liên Xô viện trợ không hoàn lại, vì công nghệ analog đã rất lạc hậu so với thế giới., ông Thân đã chọn từ công nghệ từ Úc. Việc này đã làm cho VN rút ngắn bước đường phát triển hàng chục năm và mở ra một giai đoạn mới của ngành viễn thông Việt Nam. Nếu như ở các lĩnh vực khác đặc biệt là trong lĩnh vực tư duy chiến lược, cũng có những con người như vậy thì chúng ta đã rút ngắn được bao nhiêu thời gian.
XóaKhi ở VN có Internet thì ông xã tôi làm ở Đại Sứ Quán CHDC Đức tại VN phải ứng dụng ngay. Hồi đó tôi chẳng dám đụng vào máy tính vì sợ làm hỏng, dần dần mò vào chơi game, mãi sau mới dùng nó để lập các bản tử vi cho đỡ tốn thời gian và xem họ phán có đúng với mình tìm hiểu trong sách không. Còn liên lạc với con gái toàn ỷ lại cho chồng. Từ khi có Blog tôi mới thực sự tập gõ và tìm hiểu máy tính. Cảm ơn Internet đã đem lại niềm vui, cho tôi kết nối được với bạn bè lúc về già!
Trả lờiXóaBạn làm tôi ngạc nhiên đấy, từ khi có blog tức cuối năm 2007 bạn mới học sử dụng vi tính thế mà bây giờ bạn thuộc loại siêu trong làng ta. Tôi mua và sử dụng máy tính từ 1994, tức là trước bạn 13 năm thế mà bây giờ trong blog làm học trò của bạn không xong. Thật đáng khâm phục Thanh Mai đấy. Chắc rằng ở các lĩnh vực khác bạn cũng tốc độ như vậy, và hiệu quả là một ngày của bạn bằng mấy ngày của tôi. Bái phục.
Trả lờiXóa