Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

NGẠC NHIÊN CHƯA?


50 điều của nước Mỹ ai cũng ngạc nhiên...


Sau đây là 50 điều về nước Mỹ mà chính người Mỹ cũng shock khi được nghe: 

1. Chính phủ Mỹ phải chi 1,8 xu để đúc mỗi đồng xu, và 9,4 xu để đúc một đồng năm xu. 


2. Gần một nửa dân số Mỹ (47%) không chịu bỏ ra một xu tiền lương để tiết kiệm. 

3. Năm 2014, cảnh sát Mỹ giết chết 1.100 người. Trong khi đó, con số này là 14 tại Canada, 12 tại Trung Quốc và 0 tại Đức. 

4. Năm 1950, dưới 5% trẻ em Mỹ là con của những bà mẹ đơn thân. Ngày nay, con số đó đã tăng lên hơn 40%. 

5. Năm 2013, tới 60% số bằng cử nhân trên khắp nước Mỹ được trao cho phụ nữ. 

6. 34,6% người Mỹ mắc chứng béo phì. 

7. Mỗi siêu thị tại Mỹ lãng phí trung bình 3000 pound (khoảng 1360 kg) thực phẩm mỗi năm. 

8. Mỗi ngày, nước Mỹ tiêu thụ lượng pizza có diện tích tương đương 100 mẫu Anh (khoảng 40 hecta). 

9. 7% người Mỹ cho biết họ không bao giờ tắm. 

10. Mc Donald mới chỉ sử dụng 8 người lao động Mỹ. 

11. Người Mỹ tiêu thụ tổng cộng 100 pound (khoảng 45 kg) sô-cô-la mỗi giây. 

12. Người đầu tiên sở hữu nô lệ tại Mỹ là một người da đen. 

13. Trên toàn thế giới có 9 triệu người đang sống trong tù, và một phần tư số đó là trong các nhà tù Mỹ. 

14. Năm 1962, Mỹ thả vào không gian một quả bom hydro có sức công phá mạnh gấp 100 lần quả bom ném xuống Hiroshima. 

15. Apple có nhiều tiền mặt hơn cả Bộ Ngân khố Mỹ. 

16. Ở Mỹ, trẻ vị thành niên chỉ bị cấm mua thuốc lá chứ không bị cấm hút. 

17. Ở Mỹ, mỗi ngày có 4,000 trẻ vị thành niên bắt đầu hút thuốc lá và 1,000 bắt đầu hút thuốc lá hàng ngày. 

18. 115.000 người làm nghề bảo vệ, 83.000 người phục vụ quầy rượu, và 323.000 bồi bàn có bằng cử nhân. 

19. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị bắn cao gấp đôi so với những đối tượng khác. 

20. Lễ Giáng sinh bị coi là bất hợp pháp tại Mỹ cho đến tận năm 1836 bởi ngày này được xem là một ngày lễ cổ không thuộc Cơ đốc giáo. 

21. Đạo Do thái là tôn giáo lớn thứ hai tại Mỹ sau Cơ đốc giáo. 

22. Số người Mỹ sử dụng Facebook còn nhiều hơn số người tham gia bầu cử lần gần nhất. 

23. Mỹ không có ngôn ngữ chính thức. 

24. Mỗi 5 giây nước Mỹ tiêu thụ 60.000 túi nylon. 

25. Chuối là loại quả thông dụng nhất tại Mỹ. 

26. Có ít nhất 1 trên 25 người bị tuyên án tử hình tại Mỹ là vô tội. 

27. Cứ 5 Đô-la tiền thuế được nộp thì 1 Đô-la được chi cho quốc phòng. 

28. 97% người phạm tội hiếp dâm tại Mỹ không phải ngồi tù ngày nào. 

29. Tại 31 bang ở Mỹ, những kẻ hiếp dâm được phép xin quyền giám hộ đứa trẻ nếu vụ cưỡng hiếp dẫn đến việc nạn nhân bị mang thai. 

30. Chính phủ Mỹ chi 1,8 tỷ Đô-la mỗi năm để in tài liệu. 

31. Nelson Mandela nằm trong danh sách khủng bố cần theo dõi của Mỹ đến tận năm 2008. 

32. Ngày Valentine cũng là ngày “Bao cao su quốc gia” tại Mỹ. 

33. Gần một phần hai số vụ lừa đảo bằng thẻ tín dụng xảy ra tại Mỹ.  
34. Nơi nghèo nhất tại Mỹ là Allen, bang South Dakota – nơi 96% dân số là người Mỹ bản địa. 

35. Cứ 25 trẻ vị thành niên tại Mỹ thì có 1 trẻ đã từng tìm cách tự tử. 

36. Năm 2010, hãng General Electric đạt lợi nhuận hơn 14 triệu USD nhưng nộp thuế là 0 USD. 

37. Chiến tranh Afghanistan là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. 

38. Năm 2012, số lính Mỹ tự tử còn nhiều hơn con số tử trận. 

39. Mỗi ngày có 10% doanh nghiệp tại Mỹ bị phá sản. 

40. Hacker khiến nền kinh tế Mỹ mất 500.000 việc làm mỗi năm. 

41. Năm 1943, nước Mỹ cấm sử dụng bánh mỳ lát như một biện pháp bảo đảm an toàn trong thời gian chiến tranh. 

42. Mỗi giờ, có 100 vụ ly hôn xảy ra tại Mỹ. 

43. Khi một đứa trẻ Mỹ đủ 18 tuổi thì nó đã chứng kiến khoảng 40.000 vụ giết người qua truyền hình. 

44. Vào Thế chiến II, Mỹ và New Zealand bí mật thử nghiệm 3.700 quả bom gây sóng thần được chế tạo nhằm mục đích phá hoại các thành phố ven biển. 

45. Gerald Ford là người duy nhất từng giữ cả chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ mà không hề được bầu. 

46. Hôn nhân khác chủng tộc bị cấm trong suốt một thời gian dài trong lịch sử Mỹ - từ năm 1776 đến năm 1967. 

47. Mỹ sở hữu tới 19 chiếc tàu sân bay, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có tổng cộng 12 chiếc. 
 

48. Trước khi tàn sát người Do Thái, Hitler đã dành cho Mỹ, Anh, và nhiều quốc gia khác cơ hội tiếp nhận người Do Thái tị nạn, nhưng các nước này đều từ chối. 

49. Số gia đình Mỹ sống trong điều kiện cực nghèo (dưới 2 USD / ngày) đã tăng gấp đôi lên 1,5 triệu từ năm 1996. 

50. Hệ thống định vị toàn cầu GPS thuộc quyền sở hữu và điều khiển bởi chính phủ Mỹ. Họ có quyền khai tử bất kỳ lúc nào

TÀI LIỆU THAM KHẢO, MÙA GIÁNG SINH CÁCH ĐÂY 1/4 THẾ KỶ ?

SƯU TẦM



Nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại giữa những nhân vật lãnh đạo Liên Xô cao cấp nhất với Tổng thống Mỹ vừa được công bố.

- Theo “Sự thật Komsomol” (KP) thì ngay sau khi ký Thỏa thuận Belovez (về thành lập SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) ngày 8/12/1991, việc đầu tiên mà Boris Elsin làm là gọi điện cho Tổng thống Mỹ Bush và cuộc nói chuyện này kéo dài 28 phút.
Hai tuần sau đó, ngày 25/12, Tổng thống Liên Xô đầu tiên (và cũng là cuối cùng) Mikhail Gorbachev cũng đã gọi điện thoại cho Tổng thống Bush và cuộc nói chuyện này kéo dài 22 phút”.
“Sự thật Komsomol” đã cho đăng tải bản tốc ký ghi lại nội dung 2 cuộc nói chuyện này.
- Các bản tốc ký được lưu giữ tại Thư viện tổng thống Bang Texas và được bảo mật. Chỉ đến năm 2008, Tổng thống Bush con mới ra lệnh giải mật và bản copy điện tử các tài liệu này mới đây đã được chuyển cho Trung tâm Elsin mới được khai trương tại Ekacherinburg ngày 25/11/2015 (quê B.Elsin – trước là Sverdlovsk).
Để bạn đọc tham khảo, xin tạm dịch và giới thiệu lại bản tốc ký các cuộc nói chuyện của B.Elsin và M. Gorbachev với Tổng thống Mỹ G. Bush qua bản tiếng Nga do “Komsomlskaia Pravda” (Sự thật Komsomol) đăng tải, “Russkaia Planeta” (Hành tinh Nga) và một số báo khác cho đăng lại.
Do đây là cách hành văn nói nên sẽ có một số “trúc trắc” khi dịch, mong bạn đọc thông cảm.
II. Phần nội dung các buổi nói chuyện
1.     Boris Elsin: “Tôi muốn đích thân báo để ngài biết”
Cuộc nói chuyện điện thoại với Tổng thống Cộng hòa Nga Elsin
Những người tham gia: George Bush, Tổng thống Mỹ, Boris Elsin, Tổng thống Cộng hòa Nga (nguyên văn tên gọi)
Ngày 8/12, 13.08 – 13.36, Phòng Bầu dục
Tổng thống Bush: Xin chào, Boris (gọi tên, cách xưng hô thân mật, không chính thức). Tình hình công việc của ngài thế nào?
Tổng thống Elsin: Xin chào, Ngài Tổng thống. Rất vui được hoan nghênh ngài. Ngài tổng thống, chúng ta đã thỏa thuận với nhau là trong trường hợp có những sự kiện cực kỳ quan trọng chúng ta sẽ thông báo cho nhau, tôi thông báo cho Ngài còn Ngài thông báo cho tôi.
Hôm nay tại đất nước chúng tôi vừa diễn ra một sự kiện cực kỳ quan trọng và tôi muốn đích thân thông báo với Ngài trước khi Ngài biết về sự kiện này qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổng thống Bush: Tất nhiên, cảm ơn.
Tổng thống Elsin: Ngài Tổng thống, hôm nay chúng tôi – những nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa – Belarusia, Ucraina và Nga đã gặp nhau. Chúng tôi gặp nhau sau những rất nhiều cuộc tranh luận kéo dài gần hai ngày, và đi đến quan điểm chung là hệ thống hiện hành và Hiệp ước Liên bang mà người ta thuyết phục chúng tôi ký không làm chúng tôi thỏa mãn. Chính vì thế mà chúng tôi đã trực tiếp gặp nhau và mới chỉ cách đây ít phút chúng tôi đã ký một Thỏa thuận chung.
Ngài Tổng thống, chúng tôi - những nhà lãnh đạo Belarusia, Ucraina và Nga – xác nhận rằng những cuộc thảo luận về một Hiệp ước (liên bang) mới đã đi vào ngõ cụt, chúng tôi nhận thức được các nguyên nhân khách quan làm cho việc thành lập các quốc gia độc lập đã trở thành hiện thực.
Ngoài ra, vì ý thức được là chính sách thiển cận của Trung tâm đã dẫn chúng tôi tới khủng hoảng kinh tế và chính trị, - các cuộc khủng hoảng này đã đụng chạm đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và các tầng lớp dân chúng (cho nên) chúng tôi, các quốc gia độc lập Belarusia, Ucraina và Nga đã cùng ký một Thỏa thuận. Thỏa thuận này gồm có 16 điều, trên thực tế, nó (thỏa thuận) đã tạo tiền đề để thành lập một Cộng đồng hoặc một Nhóm các quốc gia độc lập.
Tổng thống Bush: Tôi hiểu.
Tổng thống Elsin: Các thành viên của Cộng đồng đặt cho mình mục tiêu củng cố hòa bình quốc tế và an ninh. Họ (3 nước cộng hòa –ND) cũng đảm bảo tuân thủ tất cả các cam kết quốc tế trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp ước mà Liên Xô đã ký, trong đó có cả các cam kết về nợ nước ngoài.
Chúng tôi cũng ủng hộ sự kiểm soát thống nhất vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân.Thỏa thuận này đã được người đứng đầu tất cả các quốc quốc gia tham gia đàm phán – Belarusia, Ucraina và Nga ký.
Tổng thống Bush: Tốt.
Tổng thống Elsin: Trong căn phòng nơi tôi đang gọi điện cho Ngài còn có sự hiện diện của Tổng thống Ucraina và Chủ tịch Xô Viết tối cao Belarusia. Tôi cũng vừa mới kết thúc cuộc nói chuyện với Tổng thống Kazakhstan Nazarbaev. Tôi đã đọc cho ông ta nghe toàn văn Thỏa thuận gồm 16 điều. Ông ta hoàn toàn ủng hộ hành động của chúng tôi và sẵn sàng ký Thỏa thuận (này) . Ông ấy sẽ sớm bay đến sân bay Minsk để ký.
Tổng thống Bush: Tôi hiểu.
Tổng thống Bush: Boris. Xin cảm ơn vì đã gọi điện và vì sự thẳng thắn của Ngài. Chúng tôi ngay bây giờ sẽ xem xét kỹ tất cả 16 điều. Theo Ngài thì phản ứng của Trung tâm (Chính quyền Liên Bang –ND) sẽ như thế nào?
Tổng thống Elsin: Thứ nhất, tôi đã trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng (Liên Xô-ND ) Shaposhnhikov. Tôi muốn đọc điều 6 của Thỏa thuận. Shaposhnhikov trên thực tế hoàn toàn đồng ý và ủng hộ lập trường của chúng tôi. Còn bây giờ tôi sẽ đọc điều 6 … [...]
Tổng thống Bush: Chúng tôi, tất nhiên, muốn nghiên cứu tất cả một cách cẩn trọng. Chúng tôi hiểu rằng, những vấn đề đó cần phải do các bên tham gia giải quyết, chứ không phải là bên thứ ba như Mỹ.
Tổng thống Elsin: Điều đó chúng tôi xin đảm báo, Ngài Tổng thống.
Tổng thống Bush: Chúc thành công và cảm ơn vì đã gọi điện. Chúng tôi sẽ chờ xem phản ứng của Trung tâm và các nước cộng hòa khác. Tôi nghĩ rằng thời gian sẽ trả lời.
Tổng thống Elsin: Tôi tin chắc rằng tất cả các nước cộng hòa còn lại (trong Liên Xô) sẽ hiểu chúng tôi và sẽ rất nhanh chóng liên kết với chúng tôi.
Tổng thống BushMột lần nữa xin cảm ơn vì đã gọi điện sau một sự kiện lịch sử như vậy .
Tổng thống Elsin: Tạm biệt.
2.    
“Cuối cùng thì tôi quyết định làm điều đó ngay ngày hôm nay”
Cuộc nói chuyện điện thoại với Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô
Những người tham gia: George Bush, Tổng thống Mỹ, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết
25/12/1991, 10.03-10.25, Camp – David
Tổng thống Bush: Xin chào, Mikhail.
Tổng thống Gorbachev : George, bạn thấn mến của tôiRất vui được nghe giọng nói của Ngài.
Tổng thống Bush: Rất vui được chào mừng Ngài trong một ngày trọng đại như thế này, một ngày lịch sử như thế này. Cảm ơn vì đã gọi điện.
Tổng thống Gorbachev: Xin cho phép tôi bắt đầu từ những điều tốt lành: chúc mừng Ngài, Barbara (phu nhân Tổng thống Bush) và gia đình nhân ngày Lễ Giáng sinh. Tôi đã suy nghĩ là khi nào thì tôi nên ra tuyên bố của mình – vào ngày thứ ba hay hôm nay. Cuối cùng tôi quyết định làm điều đó ngay hôm nay, vào cuối buổi chiều. Chính vì thế mà trước hết tôi muốn chúc mừng ngày lễ Giáng sinh và chúc tất cả những điều tốt đẹp nhất.
Còn bây giờ tôi cần phải nói rằng khoảng sau 2 tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ lên truyền hình Matxcova đọc một tuyên bố ngắn về quyết định của tôi. Tôi đã gửi thư cho Ngài, George. Hy vọng rằng Ngài sẽ sớm nhận được thư đó. Trong thư tôi đã viết về điều quan trọng nhất.
Còn bây giờ tôi muốn một lần nữa khẳng định là tôi đã đánh giá rất cao những gì mà chúng ta đã làm được trong khoảng thời gian cùng làm việc với nhau – khi Ngài là Phó tổng thống và sau đó, khi Ngài đã trở thành Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tôi hy vọng rằng , tất cả các nhà lãnh đạo của Cộng đồng (các quốc gia độc lập – SNG –ND), mà trước hết là Nga, hiểu được giá trị của kinh nghiệm làm việc chung mà lãnh đạo hai quốc gia (Mỹ và Nga-ND) đã tích lũy được. Tôi hy vọng là họ sẽ hiểu trách nhiệm của mình trong việc duy trì và nhân rộng tài sản quan trọng đó.
Tại Liên Xô chúng tôi, những cuộc tranh cãi về việc nên thành lập một quốc gia như thế nào đã đi theo hướng mà tôi cho là không đúng, Nhưng tôi muốn cam đoan rằng là tôi sẽ sử dụng tất cả ảnh hưởng chính trị và uy tín của mình để Cộng đồng mới ( hoạt động –ND) có hiệu quả.
Tôi vui mừng là các lãnh đạo Cộng đồng đã đạt được thỏa thuận về những vấn đề hạt nhân quan trọng tại Alma - Ata. Tôi hy vọng rằng tại Minsk cũng sẽ có những quyết định đảm bảo cơ chế hợp tác giữa các nước cộng hòa về các vấn đề khác.
George, hãy cho phép tôi nói với Ngài về những gì tôi cho là cực kỳ quan trọng.
Tổng thống Bush: Tôi đang nghe đây.
Tổng thống Gorbachev: Dĩ nhiên, cần phải đi theo hướng công nhận tất cả các nước cộng hòa đó. Nhưng tôi muốn Ngài lưu ý đến một điều rất quan trọng là không nên làm cho tiến trình phi hội nhập và tan rã của Cộng đồng trở nên căng thẳng. Vì vậy, nghĩa vụ chung của chúng ta – hỗ trợ thiết lập tiến trình hợp tác giữa các nước cộng hòa. Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh tới ý này.
Còn bây giờ về nước Nga – đây là chủ đề cực kỳ quan trọng thứ hai trong buổi trao đổi này giữa chúng ta. Trên bàn trước mặt tôi là Sắc lệnh của Tổng thống Liên Xô ( của chính Gorbachev-ND ) về việc tôi từ chức. Tôi cũng từ bỏ chức vụ Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang và chuyển giao thẩm quyền sử dụng vũ khí hạt nhân cho Tổng thống Liên Bang Nga.
Có nghĩa là tôi sẽ lãnh đạo công việc cho đến khi kết thúc tiến trình hiến pháp ( chuyển giao quyền lực –ND). Tôi có thể cam đoan với Ngài rằng tất cả đang được kiểm soát rất chặt chẽ . Sẽ không có bất cứ một sự trục trặc nào. Ngài có thể yên tâm tổ chức buổi dạ hội Giáng sinh.
Quay trở lại chủ đề nước Nga, tôi muốn một lần nữa khẳng định là chúng ta cần phải làm tất cả để ủng hộ nước Nga. Tôi sẽ làm tất cả trong khả năng của mình để hỗ trợ nước Nga. Nhưng các đối tác của của chúng tôi cũng cần phải cố gắng và giữ vai trò của mình trong việc hỗ trợ và ủng hộ nước Nga.
Còn những những gì liên quan đến bản thân mình, thì tôi không có ý định sống ẩn dật trong rừng taiga, trong các cánh rừng. Tôi sẽ tích cực hoạt động chính trị, sẽ vẫn tiếp tục có mặt trong đời sống chính trị.
Mục đích chủ yếu của tôi – hỗ trợ các tiến trình đã được bắt đầu từ “ Perestroika (cải tổ) và “Novoe myshlenie" (Tư duy mới) trong chính sách đối ngoại. Các đại diện của phương tiện thông tin đại chúng nước ngài đã nhiều lần hỏi tôi về mối quan hệ cá nhân giữa Ngài và tôi.
Trong thời điểm lịch sử này, tôi muốn Ngài biết rằng là tôi đánh giá cao sự hợp tác giữa tôi và ngài, quan hệ đối tác và tình bạn (giữa chúng ta-ND) đến mức độ nào (cách nói văn vẻ, dễ hiểu hơn là đánh giá rất cao).
Vai trò của chúng ta có thể thay đổi , nhưng tôi muốn cam đoan với Ngài rằng những gì mà chúng ta đạt được đã không thể thay đổi . Tôi cùng Raisa ( phu nhân Gorbachev) chúc Ngài và Barbara mọi điều tốt đẹp nhất .
Tổng thống Busk: Mikhail, trước hết tôi muốn bày tỏ sự biết ơn vì đã gọi điện. Tôi rất quan tâm tới thông báo của Ngài. Chúng ta vẫn sẽ tiếp tục tham gia, đặc biệt là trong những công việc liên quan đến Cộng hòa Nga đang phải đối mặt với những khó khăn to lớn và chúng (những khó khăn đó-ND) đang có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong mùa đông này.
Tôi rất vui mừng vì Ngài đã không có ý định ẩn dật trong rừng, mà sẽ tiếp tục hoạt động chính trị một cách tích cực. Tôi tuyệt đối tin tưởng là điều đó sẽ có lợi cho Cộng đồng.
Tôi cảm ơn vì những giải thích của Ngài liên quan đến vũ khí hạt nhân. Đây là một vấn đề quốc tế có tầm quan trọng sống còn, và tôi biết ơn Ngài và những nhà lãnh đạo các nước cộng hòa vì việc tổ chức và thực hiện một cách tuyệt vời tiến trình này (kiểm soát vũ khí hạt nhân).
Tôi ghi nhận là trách nhiệm hiến pháp trong lĩnh vực này đã được chuyển giao cho Boris Elsin. Tôi cam đoan là trong lĩnh vực này chúng sẽ sẽ tiếp tục sự hợp tác chặt chẽ … [...]
Tổng thống Gorbachev: Cám ơn, George. Tôi rất vui được nghe tất cả những điều ấy từ Ngài ngày hôm nay . Tôi xin tạm biệt và nắm tay Ngài. Ngài đã cho tôi biết rất nhiều điều quan trọng và tôi biết ơn về điều đó.
Tổng thống Busk: Chúc mọi sự tốt đẹp nhất, Mikhail.
Tổng thống Gorbachev: Tạm biệt.
Hết cuộc nói chuyện.
Lê Hùng ( dịch và giới thiệu)
Theo ĐẤT VIỆT ONLINE

Bức hình lịch sử: Mikhail Gorbachev khép lại bài diễn văn tối ngày 25 tháng 12, 1991



clip_image001

Bức hình này chụp đúng lúc Mikhail Gorbachev vừa đọc xong diễn văn từ chức Chủ tịch Liên Xô kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và đang khép lại bài diễn văn.
Bức hình mang ý nghĩa một chế độ kéo dài suốt 74 năm vừa chấm dứt.
Lịch sử sang trang!
Người chụp bức hình này là nhiếp ảnh gia người Mỹ sinh tại Hong Kong Liu Heung Shing. Ông là phóng viên của hãng AP tại Moscow. Phái đoàn quay phim của ABC từ Mỹ sang gồm Ted Koppel, Rick Kaplan, v.v. nhưng không có ai là phóng viên nhiếp ảnh.
Buổi sáng ngày lịch sử đó, Liu Heung Shing nghe ngóng tin tức và biết đó là ngày Mikhail Gorbachev từ chức nên tìm cách vô điện Kremlin. Mặc dù bị KGB ngăn cấm vào, Liu Heung Shing cũng đã xoay xở vào được. Khi Mikhail Gorbachev đọc diễn văn, Liu và Tom Johnson của CNN là hai phóng viên duy nhất có mặt trong phòng.
Phóng viên Liu Heung Shing không được phép chụp hình nhưng ông ta biết lịch sử đang sang trang và bằng mọi cách phải ghi lại cho được hình ảnh đó. Ông đặt máy hình đúng vị trí, điều chỉnh khoảng cách, thông số của ống kính chính xác và kiên nhẫn chờ cơ hội. Khi Mikhail Gorbachev đọc xong, khép lại bài diễn văn là lúc Liu Heung Shing bấm máy.

Bức ảnh độc đáo mang ý nghĩa khép lại một kỷ nguyên sắt máu đó là phần bộ ảnh của AP được trao giải Pulitzer Prize. Được hỏi đặc điểm nào trong nhiếp ảnh làm ông quan tâm nhất, ông cho rằng những bức ảnh đại diện cho tiếng nói của con người là ông quan tâm nhất.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Phỏng vấn Bill Gate – Quyết định thông minh nhất của ông là gì ?


Phỏng vấn Bill Gate Quyết định thông minh nhất của ông là gì ?
Khi Bill Gate được phỏng vấn: Quyết định thông minh nhất của ông là tạo ra các phần mềm hay các công việc từ thiện?
Câu trả lời của Bill Gate: Đều không phải, mà quyết định thông minh nhất đó là tìm người phụ nữ phù hợp để kết hôn.
Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này và tương lai của thế hệ sau.
Nếu bố bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi thơ của bạn sẽ là chuỗi ngày đau khổ.
Nếu bạn lấy nhầm vợ, thì cả cuộc đời bạn sẽ sống trong đau khổ.
Nếu con trai bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi già của bạn sẽ sống trong đau khổ. Do vậy chọn vợ rất quan trọng là vợ phải biết thương yêu bố mẹ chồng.
Lấy được người phụ nữ tốt, thịnh vượng 3 đời,
Lấy phải người phụ nữ không tốt, lụi bại 6 đời.
Người đàn ông trí tuệ nên để cho người phụ nữ trọn đời của mình luôn được trau dồi, bồi dưỡng.
Người phụ nữ trí tuệ nên coi học tập, trưởng thành là bài tập của cả đời!
ThegioiBantin.com

Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.


Ảnh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.

Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?!

Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Tân Hoa Xã tuyên truyền, ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh cáo (phi lý, phi pháp – PV) đối với chính quyền miền nam Việt Nam là thực thể đang quản lý, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.
Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
Tàu chiến Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu được giới truyền thông Trung Quốc sử dụng tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông)
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.  11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu truyền thông Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền bóp méo sự thật lịch sử Biển Đông)
Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.
Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=452559#ixzz3vTY8DVRI
doc tin tuc xaluan.com