Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

NHỮNG PHÁT HIỆN GÂY "SỐC" VỀ CƠ THỂ NGƯỜI .

SƯU TẦM 

Khuôn mặt chứa đầy "nhện", phát hiện bộ phận mới ở đầu gối, tìm ra tế bào gốc trong răng người... là những phát hiện mới về cơ thể người.

Trải qua hàng thế kỷ, loài người vẫn chưa thể khẳng định việc khám phá hết bí mật cơ thể người. Và quả đúng vậy, dưới đây là những khám phá “gây shock” trên cơ thể mà không ai có thể ngờ tới, theo tổng hợp từ trang Cracked.

1. Khuôn mặt người chứa đầy… nhện

Trong năm 2014, các khoa học gia đã có một phát hiện gây “chấn động” khi sử dụng kính hiển vi electron năng lượng lớn, đủ để soi kỹ từng lỗ chân lông trên mặt người. Họ đã nhìn thấy một cách rõ nét những sinh vật như hình dưới đây. 

Những “chú nhện” này thực chất là loài ký sinh trùng Demodex brevis, sống ký sinh trong tuyến bã tại lỗ chân lông trên mặt người. Và cũng theo nghiên cứu, Demodex brevis có mặt trên 100% số người tham gia nghiên cứu. 

Ký sinh trùng có vòng đời rất ngắn, vậy nên chúng sinh sôi nảy nở với tốc độ cực nhanh, hàng triệu cá thể đẻ trứng rồi chết đi. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với sự gia tăng của bã nhờn. 


Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó nhiều người tin rằng bệnh trứng cá đỏ - rosacea – một bệnh ngoài da khiến da phát ban và sưng tấy có thể do hệ thống miễn dịch của chúng ta “làm thân” quá mức với loài ký sinh trùng này.

2. Vi khuẩn trong ruột khiến bạn ngày một “béo phì” 

Sự phát triển của y học đã cho chúng ta biết đường ruột của người bao gồm rất nhiều vi khuẩn - còn gọi là microflora - có lợi nhiều cho đời sống. 

Tuy nhiên, gần đây các khoa học gia mới tiếp cận đầy đủ hơn những khả năng “không tưởng” mà vi khuẩn có thể làm được. Nhờ đó, những vi khuẩn này được xem như một bộ phận quan trọng ngang hàng với gan hoặc tụy.

Vi khuẩn đường ruột góp phần điều hòa quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lại một số bệnh. Chúng có số lượng không hề nhỏ, lên đến 100 nghìn tỉ tế bào trong cơ thể mỗi người, chiếm 1- 2 kg trên tổng trọng lượng cơ thể người.

Tuy nhiên, không phải tất cả vi khuẩn đều tốt. Một số nghiên cứu gần đây cho biết một số loại vi khuẩn đường ruột đã tiến hóa và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị (vagus nerve) – dây thần kinh liên kết não bộ và đường ruột – khiến chúng ta luôn thèm các loại thức ăn nhất định, mà cụ thể ở đây là đường và các loại thực phẩm giàu chất béo. 


Bằng việc tiết ra các chất hóa học tác động đến hệ thống thần kinh, kích thích sự thèm ăn, gia tăng cảm giác hài lòng khi được đáp ứng nhu cầu, những vi khuẩn này còn khiến chế độ ăn của chúng ta trở nên không lành mạnh, dẫn đến khả năng mắc các chứng béo phì hoặc tiểu đường. Tuy nhiên theo các khoa học gia, tác động từ vi khuẩn sẽ là không đủ nếu như bạn giữ vững lập trường và theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. 

3. Tìm ra bộ phận mới trong… đầu gối

Chúng ta luôn quan niệm rằng, đầu gối giống như một chiếc bản lề, cho phép con người đứng vững trên mặt đất. Nhưng thực chất, đầu gối là một cỗ máy phức tạp, khiến các ca phẫu thuật đầu gối có tỉ lệ thất bại khá cao và hầu hết đều để lại di chứng. 

Năm 2013, hai bác sĩ chuyên phẫu thuật đầu gối người Bỉ đã đặt dấu hỏi kiến thức loài người về giải phẫu đầu gối. Họ đã phát hiện ra đầu gối còn một dây chằng khác ở vị trí rất kín đáo. 

Trên thực tế, lý thuyết dây chằng bí ẩn đã được đưa ra vào năm 1879 bởi một bác sĩ người Pháp tên Paul Segon. Ông thậm chí khẳng định rằng mình đã tìm ra dây chằng bí ẩn ở đầu gối nhưng lại thất bại trong việc chứng minh, khiến lý thuyết sớm bị bác bỏ. 

Sau khi được các bác sĩ người Bỉ chứng minh, dây chằng này có tên anterolateral ligament (tạm dịch: dây chằng trước bên), đã giúp cho việc nghiên cứu phẫu thuật đầu gối trở nên có triển vọng hơn. Tuy nhiên điều này cũng khiến các khoa học gia đặt câu hỏi: còn bao nhiêu bộ phận trên cơ thể chưa được khám phá?

4. Phát hiện tế bào gốc trong răng người

Hiểu rõ được tế bào gốc luôn là mong muốn của loài người, khi chỉ từ một tế bào có thể tạo nên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm nội tạng. Nắm được tế bào gốc đồng nghĩa với việc cứu được hàng triệu người đang trông chờ vào thị trường buôn bán nội tạng. 

Từ trước đến nay, tế bào gốc được biết đến chỉ có trong phôi thai, nhưng việc tiếp cận gặp rất nhiều trở ngại về mặt đạo đức xã hội. Ngày nay, các khoa học gia phát hiện ra rằng, họ đã có thể tiếp cận tế bào gốc từ các tế bào bên trong răng người trưởng thành.

Phát hiện này gần như đã bác bỏ quan niệm lâu nay cho rằng, tế bào gốc chỉ phát triển theo một đường, tức là từ tế bào gốc trở thành các tế bào khác, thay vì ngược lại. Khi quan sát, các tế bào thần kinh trong răng bằng cách nào đó đã đảo ngược quá trình trở thành tế bào gốc. 


Sau khi nhận thấy hiện tượng tương tự diễn ra ở loài chuột, các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm đốt laser, kích thích tế bào gốc khiến phần răng bị tổn thương phục hồi nhanh chóng. Điều này có thể sẽ giúp khoa học loài người sang trang mới, với tiềm năng làm chủ được công nghệ tế bào gốc từ răng người. 

5. Não bộ có công tắc

Khi bị va đập mạnh vào đầu, con người có thể bất tỉnh nhân sự. Tuy nhiên cho đến gần đây, các khoa học gia vẫn chưa thể lý giải được hiện tượng này. 

Đến năm 2014, một nghiên cứu đã tìm ra rằng thực sự có một công tắc ngay bên trong não bộ chúng ta – đó là vùng hạch nền (claustrum). Điều này được tìm ra một cách tình cờ khi các chuyên gia nghiên cứu bệnh động kinh. Khi dòng điện tác động lên vùng hạch nền, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức. 

Kích thích lại một lần nữa, bệnh nhân sẽ tỉnh lại, với một chút ký ức còn sót lại trước khi bị “tắt”. Phát hiện này có thể mở ra rất nhiều tiềm năng nghiên cứu trong y học, đặc biệt là về giấc ngủ cùng các chứng bệnh về ngủ. 

                                                                                 (Nguồn: Cracked)

Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Loại thực vật thần kì có thể phá hủy các tế bào ung thư chỉ trong vòng 48 giờ!

 SƯU TẦM 

Các nhà khoa học tại Đại học Windsor đã tiến hành một nghiên cứu ban đầu tại Khoa Hóa học và Sinh hóa. Và kết quả từ những nỗ lực của họ đã đem tới hy vọng cho tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Họ phát hiện ra rằng rễ bồ công anh phá hủy các tế bào ung thư mà không làm hại các tế bào khỏe mạnh, và kết quả đã được công bố trên trang web ‘Natural News’.

Theo các nghiên cứu, trà bồ công anh làm cho tế bào ung thư phân hủy trong vòng 48 giờ, và nó không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Các nhà khoa học kết luận rằng tiêu thụ thường xuyên của rễ bồ công anh phá hủy hầu hết các tế bào ung thư ở bệnh nhân.
Trà rễ bồ công anh phá hủy các tế bào ung thư bằng cách làm cho chúng tan rã trong vòng 48 giờ, mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Thế giới vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức về sức mạnh của nó, nhưng các nhà khoa học đã xác nhận phạm vi rộng lớn của các thuộc tính sức khỏe trong rễ cây bồ công anh.
Nhưng, tất nhiên, bạn phải chắc chắn rằng nó được thu thập từ các khu vườn sạch, cách xa khu vực giao thông.
Bạn cũng có thể biết rễ cây bồ công anh hoa dùng làm xi-rô tự nhiên, nhưng những gì bạn không biết là rễ bồ công anh có thể giúp bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh chết người này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rễ bồ công anh là tốt hơn rất nhiều so với hóa trị, vì nó chỉ phá hủy hoàn toàn tế bào ung thư.

Ngoài tính chất lợi tiểu của nó, rễ bồ công anh kích thích sự tiết mật, làm sạch gan, giúp trong việc điều trị các bệnh dị ứng và làm giảm nồng độ cholesterol. Nó rất giàu vitamins thiết yếu và khoáng chất, bao gồm vitamin B6, thiamin, Rễ cây Bồ Công Anh có thể phá hủy các tế bào ung thư chỉ trong vòng 48 giờ!riboflavin, vitamin C, sắt, canxi, kali, acid folic và magiê.

Nguồn: http://chuabuuminh.vn/y-hoc/dong-y/576403_re_cay_bo_cong_anh_co_the_pha_huy_cac_te_bao_ung_thu_chi_trong_vong_48_gio.aspx

Shock: Cha mẹ trèo tường để ném bài thi vào cho con

Những hình ảnh về tình trạng gian lận trong thi cử tại Ấn Độ đã được rất nhiều báo đài đăng tải.

Gian lận trong thi cử đã trở thành một vấn nạn không hiếm gặp trong môi trường giáo dục Ấn Độ. Tuy nhiên, việc cả cha mẹ, người thân học sinh cùng "hợp sức" để gian lận trong kỳ thi khối lớp 10 ở 1 thành phố của bang Bihar như những hình ảnh mới được ghi nhận vào tuần này, quả thực đã khiến người dân Ấn Độ cũng như quốc tế choáng váng.

Rất nhiều tờ báo trong và ngoài nước đã đăng tải clip và hình ảnh cho thấy hàng chục bậc cha mẹ đã cùng nhau biến thành "Người nhện", trèo tường, bám vào cửa sổ cố gắng truyền bài giải vào cho con trong phòng thi. Trong khi đó, khá nhiều cảnh sát mặc dù có mặt tại hiện trường nhưng cũng "lực bất tòng tâm".
 
Clip gây shock cho thấy cha mẹ đồng loạt ném bài thi vào phòng thi cho con.

Những hình ảnh này sau khi được chia sẻ vào ngày hôm qua đã gây "bão" khắp cộng đồng mạng trong và ngoài nước.

Theo luật chống tiêu cực của bang Bihar, vào tháng trước, hàng chục học sinh lớp 12 đã bị đuổi học và cha mẹ của các em đã bị bắt giữ sau khi có những hành vi gian lận thi cử. 

Trên thực tế, nhiều học sinh ở Ấn Độ phải nghỉ học vì không thể vượt qua các kỳ thi tiêu chuẩn rất khó ở năm lớp 10 và lớp 12. Theo số liệu của một nghiên cứu gần đây của Quỹ giáo dục Pratham, chỉ có 48% học sinh lớp 5 của Ấn Độ biết đọc sách giáo khoa lớp 2.

Các chuyên gia giáo dục nước này cho rằng vấn nạn tiêu cực thi cử là biểu hiện của nền giáo dục cũ với rất nhiều vấn đề nhức nhối như giáo viên bỏ dạy, đặt nặng vấn đề "học không đi đôi với hành" hay cơ sở hạ tầng thiếu thốn.

Những hình ảnh cho thấy tình trạng gian lận thi cử đáng báo động tại Ấn Độ những ngày qua:




Trong khi cha mẹ liều mình trèo tường ném bài thi cho con.





Thì các học sinh cũng nhanh tay chép bài.


Những chồng bài thi dày cộp.


Một số bậc phụ huynh bị bắt vì gian lận nhưng sau đó cũng được thả.


Hình ảnh khiến bất cứ ai cũng phải choáng váng.

(Nguồn: Washingtonpost)

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Phát minh của một BS VN giúp Người già vĩnh viễn không cần đeo kiếng nữa.

Loạn, viễn, cận, lão… không cần mang kính

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính.
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh
BS.Phạm Hoàng Tánh
Đó là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gốc Việt Bắc California. Hội Đồng Y Khoa của Tiểu bang California (Medical Board Of California) đã công nhận một công nghệ kỹ thuật mới này (được gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens).
Loại thủy tinh thể do bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nghiên cứu chế tạo có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng.
Đã có trên 150 bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp này và hoàn toàn không cần kính nữa. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẫu thay bằng thủy tinh thể Acrysof ReSTOR Lens.Trên báo chí Mỹ trong tuần qua, ông Ben Murach là nhà thiết kế các Rotor của các trạm không gian và phi thuyền Con Thoi của Hoa Kỳ đã cho biết rằng ông đã phải mang kiếng hoặc contact lenses trên hơn 30 năm trong lúc mắt ông cần phải liên tục làm việc trên các máy vi tính để thiết kế Rotors cho trạm không gian. Ông nói thật là phiền phức với một đôi mắt mà lúc nào cũng phải mang mắt kiếng mỗi lúc một dày lên vì thay đổi độ. Nhưng nay, qua sự giới thiệu của bà Odine Wiens, làm việc hơn 20 năm với tư cách là phụ trách dinh dưởng tại Học Khu Evergreen vừa nghỉ hưu, là người mang kiếng lão trên 5 năm vừa được Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh chữa lành nay khỏi đeo kiếng; ông Ben Murach vui mừng công bố cho báo chí Hoa Kỳ biết rằng ông nay cũng đã được Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh chữa lành và ông vĩnh viễn không cần đeo kiếng nữa.
Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh cho biết một số bệnh viện Hoa Kỳ muốn áp dụng phương pháp mới này nhưng kết quả chưa ổn định. Hơn thế nữa, các bệnh viện tại Hoa Kỳ tính giá phẫu thuật 15.000 USD một con mắt. Giá giải phẫu của bác sĩ Tánh là 5.000 USD/mắt tức 10.000 USD cho một cặp mắt được vĩnh viễn không cần kính.
Theo TTO/ Daily News)






Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Ông Thayer bình luận về phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị .

 - Trong cuộc họp báo quốc tế hôm 8/3 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có những phát ngôn ngang ngược, tuyên bố Biển Đông là “ao nhà”.


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo quốc tế tại Bắc Kinh sáng 8/3. Ảnh: Chinanews.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo quốc tế tại Bắc Kinh sáng 8/3. Ảnh: Chinanews.
Hãng tin Chinanews (Trung Quốc) đưa tin, 10h sáng Chủ nhật (8/3, giờ địa phương), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tổ chức họp báo tại khu Media Center, Bắc Kinh, trả lời phỏng vấn về chính sách ngoại giao và những vấn đề đối ngoại của nước này.
Đáp lại câu hỏi của Chinanews rằng phải chăng là hoạt động bồi đắp các bãi đá và rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông báo hiệu sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc ở khu vực này, ông Vương đã tái khẳng định là chính sách của Bắc Kinh không thay đổi.
“Trung Quốc triển khai xây dựng các hạng mục thiết yếu trên đảo/đá của mình, không nhằm vào và cũng không ảnh hưởng tới bất kỳ ai.
Chúng tôi không giống như ‘một số quốc gia’ chạy vào nhà người khác ‘xây dựng trái phép’ và cũng không chấp nhận bị người khác ‘chỉ tay năm ngón’ khi xây dựng trong chính sân nhà của mình.
Chỉ cần là những việc hợp pháp, hợp lý thì Trung Quốc hoàn toàn có quyền lợi thực hiện” – ông Vương Nghị nói trong cuộc họp báo.
Tuyên bố không úp mở này của ông Vương ngay lập tức hứng nhiều chỉ trích từ các chuyên gia và cộng đồng quốc tế.
Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI), giáo sư Carlyle Alan Thayer – chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á – đã không khỏi sửng sốt trước thái độ “thô bạo và ngạo mạn” của ông Vương.
“Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.”
Ông Thayer cho biết thêm: “Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến ​​của Ngoại trưởng Trung Quốc, được đưa ra vài hôm trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quanh Đá Gạc Ma ngày 14/3/1988…
Trong thực tế, Trung Quốc đã chiếm ‘nhà của người khác’.
…Tuyên bố của ông Vương Nghị là một ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh thông tin nhằm bóp méo sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế”.
Ông Thayer cũng chỉ ra, đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng cách gọi “nhà” và “sân” để nói về Biển Đông và cách dùng từ ngữ này cho thấy Bắc Kinh đang leo thang trong việc biện minh cho các hành động sai trái của mình.
“(Trung Quốc) chuyển từ việc khẳng định ‘chủ quyền lịch sử’ đối với các đảo và ‘vùng biển tiếp giáp’, sang việc tuyên bố quyền sở hữu không hơn không kém đối với với các thực thể như đảo đá, rạn san hô hay các bãi ngầm khác”.
Cũng theo giáo sư Carl Thayer, Trung Quốc âm mưu tiếp tục lôi kéo ASEAN vào “chuỗi các cuộc đàm phán vô tận” về Bộ quy tắc ứng xử và “bám” lấy yêu sách rằng Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phải được thực hiện theo ý Bắc Kinh trước.
“Lời lẽ thô bạo của Ngoại trưởng Vương Nghị nhằm cô lập và hù dọa các thành viên ASEAN để buộc họ phải phục tùng.

Bắc Kinh đang hy vọng các thành viên ASEAN sẽ tiếp tục kiềm chế và khiến cho việc ‘tham khảo’ diễn ra bất tận” – ông Thayer nhận định.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

( Trích sưu tầm) 
                                                                 Tác giả: Lê Hồng Hiệp
Xu hướng địa chính trị khu vực  
Một xu hướng địa chính trị khu vực đang ngày càng trở nên nổi trội, đó chính là việc Mỹ cùng các đồng minh ngày càng bất an trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc nước này công khai thách thức trật tự khu vực, nhất là vị thế siêu cường dẫn đầu của Mỹ. Xu hướng này khiến cho khu vực nhiều khả năng sẽ bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trong vòng khoảng 20 năm tới.
Về mặt lý thuyết, nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy và thách thức Mỹ, mâu thuẫn và xung đột giữa hai cường quốc là không thể tránh khỏi. Trái với thuyết “cân bằng quyền lực” (balance of power theory) cho rằng hệ thống quốc tế sẽ ổn định và hòa bình khi đạt được sự cân bằng giữa các trung tâm quyền lực chính, thuyết “chuyển giao quyền lực” (power transition theory) cho rằng một khi một cường quốc đang lên tiệm cận sức mạnh của cường quốc thống trị và khao khát giành vị thế bá chủ của cường quốc đó thì xung đột giữa hai bên là không thể tránh khỏi. Chỉ sau khi cường quốc đang lên bị kiềm chế hoặc đánh bại (giữ vững nguyên trạng) hoặc cường quốc bá chủ bị lật đổ (thiết lập nguyên trạng mới) thì hệ thống quốc tế mới lại đạt được thế cân bằng và ổn định. Quy luật này đã được chứng minh nhiều lần trong lịch sử, và sẽ tiếp tục là logic trường tồn của chính trị hiện thực trong quan hệ quốc tế.
Về mặt thực tế, hiện nay cục diện địa chính trị khu vực đang dần đi theo hướng dự báo của thuyết “chuyển giao quyền lực”. Cụ thể, trong khi Trung Quốc (cường quốc đang lên) tìm cách mở rộng ảnh hưởng, tranh giành quyền lực với Mỹ (cường quốc thống trị), thì Mỹ đang âm thầm cố gắng tìm cách kiềm chế Trung Quốc, thông qua các chiến lược tiêu biểu như “tái cân bằng” quân sự sang tây Thái Bình Dương, đàm phán Hiệp định TPP với các nước trong khu vực mà không có sự tham gia của Trung Quốc; cải thiện và thắt chặt quan hệ với các nước đồng minh và đối tác, nhất là các nước láng giềng Trung Quốc; sử dụng các công cụ như luật pháp quốc tế và các thể chế quốc tế để kiềm chế và điều chỉnh hành vi của Bắc Kinh….
Hiện nay, giới chức Mỹ vẫn đang cố gắng thận trọng, tránh “tư duy Chiến tranh lạnh”, trong khi cố gắng can dự với Trung Quốc để xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng. Tuy nhiên đây không phải là xu hướng lâu dài mà chỉ là ngắn hạn. Trước mắt Mỹ chưa sẵn lòng mạnh tay kiềm chế Trung Quốc như từng kiềm chế Liên Xô trước đây bởi quan hệ tốt với Trung Quốc đang mang lại cho Mỹ nhiều lợi ích, đồng thời Mỹ cần thêm thời gian để đánh giá xu hướng hành vi của Trung Quốc khi hiện nay Bắc Kinh dù có biểu hiện hung hăng và thách thức lợi ích của Mỹ nhưng sự thách thức đó chưa đủ lớn để đe dọa các lợi ích sống còn, nhất là vị thế bá chủ của Mỹ.
Vì vậy trong tương lai, mức độ kiềm chế của Mỹ và đồng minh đối với Trung Quốc sẽ biến chuyển tùy theo mức độ hung hăng và thách thức mà Trung Quốc theo đuổi trong chính sách đối ngoại của mình. Ngoài ra, về phía Mỹ, nếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 một ứng cử viên Cộng hòa đắc cử thì nhiều khả năng Mỹ sẽ có một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc.
Mặc dù có một khả năng là Trung Quốc do các vấn đề trong nước sẽ bị chững lại, thậm chí rối loại và suy yếu, không thể đủ sức “trỗi dậy” mãi mãi đủ để đe dọa vị thế của Mỹ, nhưng khả năng cao hơn là Trung Quốc sẽ tiếp tục vươn lên, dù chậm dù nhanh, để làm cho Mỹ và đồng minh cảm thấy bất an, lo sợ. Khi đó, một cuộc Chiến tranh lạnh Mới ở khu vực, như đã nói trên, là khó có thể tránh khỏi. Cuộc Chiến tranh lạnh Mới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khác với cuộc Chiến tranh lạnh thế kỷ 20 giữa Mỹ và Liên Xô ở 4 điểm chính:
§           Chiến lược chứ không phải ý thức hệ: Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào yếu tố lợi ích chiến lược chứ không phải ý thức hệ. Việc tập hợp lực lượng của hai bên sẽ dựa vào điểm đồng về lợi ích chiến lược chứ không phải ý thức hệ. Đây là đặc điểm chi phối 3 đặc điểm còn lại.
§           Ở cấp độ khu vực chứ không phải toàn cầu: Cuộc Chiến tranh lạnh này sẽ tập trung chủ yếu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà ít có khả năng lan rộng ra toàn cầu bởi Trung Quốc không có một hệ thống đồng minh rộng lớn và lợi ích của Mỹ và Trung Quốc không mâu thuẫn lớn ở các khu vực khác.
§           Không phải giữa 2 khối nước cứng nhắc: Khác với Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô khi hai bên dẫn đầu hai khối nước trải khắp 5 châu thì trong Chiến tranh lạnh mới sự đối đầu tập trung chủ yếu vào quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Nga, như đã nói ở trên, ít có khả năng tham gia cùng Trung Quốc thành một khối chiến lược để đối đầu với Mỹ và đồng minh.
§           Vai trò của tương thuộc kinh tế: Khác với Chiến tranh lạnh thế kỷ 20, trong cuộc Chiến tranh lạnh mới, sự tương thuộc kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp kiềm chế bớt hành vi của hai bên, giúp hai bên dễ đối thoại với nhau để giải quyết bất đồng. Tuy nhiên do lợi ích địa chính trị được coi trọng hơn lợi ích kinh tế nên sự tương thuộc kinh tế sẽ không đủ ngăn cản Chiến tranh lạnh mới diễn ra. Viễn cảnh khả dĩ nhất là “kinh tế nóng, chính trị lạnh” giữa các cường quốc.
Vậy xu hướng địa chính trị khu vực này sẽ tác động như thế nào tới Việt Nam, và Việt Nam cần phải ứng phó ra sao?
Lựa chọn chiến lược của Việt Nam
“Lời nguyền địa lý” khiến Việt Nam luôn phải đối diện với những thách thức trong xử lý quan hệ với Trung Quốc. Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều lần, chiến lược Trung Quốc truyền thống của Việt Nam là ngoại giao hòa hiếu, trong đế ngoài vương, nhún nhường với Trung Quốc trong khả năng cho phép để giữ hòa bình và độc lập.
Nếu không có tranh chấp Biển Đông thì Việt Nam hiện nay sẽ có điều kiện thuận lợi hơn nhiều để duy trì một chính sách hòa hiếu cùng mối quan hệ ổn định, tương kính với Trung Quốc. Thế nhưng, với việc Trung Quốc ngày càng thực hiện các chính sách hung hăng và cưỡng ép, mà sự kiện Giàn khoan 981 là ví dụ điển hình, việc duy trì một chính sách ngoại giao hòa hiếu truyền thống như vậy với Trung Quốc đang ngày càng khó khăn, thậm chí phản tác dụng.
Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc hiện đối mặt với hai lựa chọn căn bản: ưu tiên quan hệ hữu hảo với Trung Quốc hay ưu tiên chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ?
Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, lựa chọn này luôn được đặt ra cho các nhà cầm quyền Việt Nam, và câu trả lời luôn rõ ràng: Chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích quốc gia tối thượng. Đã có những lúc Việt Nam tỏ ra hòa hiếu, nhún nhường với Trung Quốc, nhưng đó là khi Trung Quốc không trực tiếp đe dọa chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, hoặc sau khi Việt Nam đã đánh bại các cuộc xâm lược của các đội quân phương Bắc (ví dụ, Lê Lợi cấp thuyền và ngựa cho lính nhà Minh rút quân về nước, Nguyễn Huệ cho chôn cất tử tế lính nhà Thanh tử trận, gửi sứ thần sang nhận sắc phong và “tạ tội” với hoàng đế nhà Thanh…). Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại nhún nhường, mềm yếu trước Trung Quốc khi Trung Quốc tìm cách xâm lược hoặc cưỡng ép, đe dọa… Việt Nam.
Hiện nay, đương nhiên chúng ta vẫn luôn coi chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích tối thượng. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần xác định Trung Quốc đang đe dọa Việt Nam đến mức nào để quyết định nên hòa hiếu, nhún nhường, hay cứng rắn với Trung Quốc. Nếu mối đe dọa Trung Quốc chưa lớn mà chúng ta quá cứng rắn thì sẽ gây căng thẳng không cần thiết, ngược lại nếu mối đe dọa lớn mà chúng ta nhún nhường, mềm yếu sẽ càng khuyến khích Trung Quốc lấn tới, làm phương hại lợi ích quốc gia.
Trong thời gian qua, xu hướng mối đe dọa từ Trung Quốc đang gia tăng là rõ ràng. Đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, một loạt các hành động của Trung Quốc từ năm 2007 đến nay càng cho thấy rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Các hành động như cắt cáp tàu Bình Minh 02, đưa giàn khoan 981 cùng lực lượng hộ tống hùng hổ vào vùng biển Việt Nam, xây dựng và mở rộng đảo nhân tạo… cho thấy cường độ hung hăng của Trung Quốc ngày càng tăng, và chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.
Trong tương lai gần, việc Trung Quốc đưa các giàn khoan xuống Trường Sa và bãi Tư Chính, thiết lập ADIZ trên Biển Đông, tăng cường quân sự hóa các điểm chiếm đóng, thậm chí tìm cách khống chế các tuyến đường biển của Việt Nam hay xâm lược các đảo của Việt Nam đang nắm giữ… là những khả năng không thể bị loại bỏ, nếu không muốn nói đó chỉ là vấn đề thời gian.
Trong bối cảnh đó, ngoài việc nâng cao nội lực về kinh tế, quốc phòng, xây dựng sự đoàn kết và đồng thuận trong cũng như ngoài nước, Việt Nam cần tranh thủ tận dụng các diễn biến địa chính trị khu vực để nâng cao vị thế chiến lược của mình, góp phần kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Đặc biệt việc mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần gia tăng đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh và đối tác của Mỹ, nhất là những nước có chung nhận thức về mối đe dọa và lợi ích trên Biển Đông.
Vì vậy, như tác giả bài viết từng đề xuất, trong khi vẫn duy trì nguyên tắc “ba không” trên danh nghĩa, Việt Nam cần từng bước thắt chặt quan hệ chiến lược – an ninh với các quốc gia chủ chốt trong khu vực dưới dạng các “liên minh” mềm, không chính thức, đặc biệt là với Hoa Kỳ và Nhật Bản, để có thể nâng cao vị thế chiến lược của mình trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là trên hồ sơ Biển Đông.
Như đã lập luận trước đây, tranh chấp Biển Đông hiện tại gồm ba tầng nấc, với tầng nấc ngoài cùng đang trở nên ngày càng quan trọng là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này biến Biển Đông trở thành một trong những “chiến trường” cho sự đối đầu giữa hai cường quốc. Một câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh đó, Việt Nam có nên can dự vào cuộc đối đầu này để rồi trở thành “nạn nhân” của một cuộc đấu đá giữa các cường quốc hay không?
Một điều chúng ta phải chấp nhận đối mặt là với vị trí địa lý của mình, đặc biệt là do sự tham gia của chúng ta vào tranh chấp Biển Đông với các lợi ích đan xen, chồng chéo, chúng ta không thể và không nên đứng ngoài các diễn biến địa chính trị khu vực. Nói cách khác, làm sao để Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi cuộc đối đầu đang tăng cường giữa Mỹ và Trung Quốc là một nhiệm vụ bất khả thi. Điều chúng ta có thể làm chỉ là làm sao hạn chế được tối đa các tác động tiêu cực của cuộc đối đầu này lên chúng ta mà thôi.
Để làm được điều này, không có cách nào khả dĩ hơn việc chúng ta chủ động can dự vào các diễn biến địa chính trị khu vực, góp phần định hình các diễn biến đó (nếu có thể), hoặc ít nhất nắm bắt được các thông tin, diễn biến, can dự vào ý đồ của các cường quốc để không phải trở thành kẻ ngoài lề, bị động đối phó, và rốt cuộc sẽ trở thành “nạn nhân” bị đem ra mặc cả trong ván cờ giữa các nước lớn như đã từng xảy ra trong lịch sử.
Hiện tại, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam có hai vũ khí quan trọng có thể khiến Trung Quốc e sợ, đó là các lựa chọn pháp lý và việc theo đuổi chính trị liên minh. Tuy nhiên, trong khi phát súng pháp lý chưa thật sự sẵn sàng và một khi bắn ra sẽ không thể thu hồi lại, thì theo đuổi chính trị liên minh là một biện pháp linh hoạt và hiệu quả hơn mà Việt Nam có thể thực hiện để răn đe Trung Quốc.
Thứ nhất, biện pháp này đánh vào tâm lý sợ bị bao vây, “ngăn chặn” của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn Việt Nam ngã vào tay một cường quốc đối địch, vì vậy nếu Việt Nam dịch chuyển theo hướng chính trị liên minh thì Trung Quốc sẽ phải cân nhắc trong hành động để không đẩy Việt Nam ra quá xa.
Thứ hai, chính trị liên minh không phải là một con đường một chiều. Cách dễ nhất để hình dung chính trị liên minh là một đường trục với hai thái cực đối diện, một thái cực (-1) là phù thịnh (bandwagoning), đi theo đối thủ, và thái cực còn lại (+1) là tham gia liên minh quân sự để cân bằng (balancing) lại đối thủ. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam lý tưởng nhất là ở vị trí cân bằng (0), tuy nhiên tùy theo diễn biến quan hệ song phương và bối cảnh khu vực, chúng ta có thể điều chỉnh vị trí của mình trong khoảng từ -1 đến +1 cho phù hợp. Ví dụ, nếu Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến, Việt Nam có thể điều chỉnh dần sang vị trí  +1, nhưng nếu Trung Quốc ôn hòa, xuống nước, Việt Nam có thể điều chỉnh dần về vị trí số 0. Như vậy chúng ta không nên lo sợ phá vỡ quan hệ với Trung Quốc vì chúng ta có thể điều chỉnh tùy theo tình hình. Điều chúng ta phải lo sợ hơn là mất lãnh thổ, thứ một khi đã rơi vào tay người khác sẽ khó có thể đòi lại được.
Thứ ba, do có sự linh hoạt như trên, nên Việt Nam nếu khéo léo có thể điều chỉnh từng bước đi trong chính trị liên minh để đáp lại các hành động của Trung Quốc. Trước mắt, nếu Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng lại chiến thuật như vừa qua, kiềm chế và kiên nhẫn đấu tranh để Trung Quốc rút, phục hồi nguyên trạng. Tuy nhiên nếu Trung Quốc lặp đi lặp lại hoặc leo thang, ví dụ không rút giàn khoan, đưa giàn khoan xuống khu vực Trường Sa/ Tư Chính, thiết lập ADIZ trên Biển Đông, hay thậm chí xâm lược các vị trí Việt Nam đang nắm giữ, thì Việt Nam cần ứng phó ra sao? Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải có các bước chuẩn bị để khi Trung Quốc đi một nước cờ thì Việt Nam có thể đi được một nước tương ứng để đáp lại, tránh tình trạng Trung Quốc leo thang nhưng Việt Nam chỉ có một bài để đấu tranh. Với các nấc thang khác nhau như đã kể trên, chính trị liên minh giúp Việt Nam dự liệu trước các quân bài khác nhau để đối phó với Trung Quốc, bên cạnh chuyện đấu tranh trên thực địa.
Như vậy, trước bối cảnh Trung Quốc ngày càng có các hành động hung hăng mang  tính cưỡng bức trên Biển Đông, Việt Nam cần tận dụng các biến đổi địa chính trị khu vực để giành thế chiến lược có lợi cho mình. Trước mắt, Việt Nam cần thực hiện một số các biện pháp như cảnh báo Trung Quốc về hậu quả chiến lược nếu  tiếp tục có cách hành động cưỡng bức hoặc leo thang tranh chấp; làm việc cùng các quốc gia đối tác quan trọng (đặc biệt là Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Philippines) để lập kế hoạch tăng cường các mối quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, đồng thời lập kế hoạch các bước đi và nấc thang tiếp theo mà Việt Nam cần thực hiện để đáp lại các hành động gây hấn mới hoặc leo thang tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam chỉ có thể hòa hiếu với Trung Quốc nếu Trung Quốc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nếu Trung Quốc dùng bạo quyền để cưỡng bức thì chúng ta không thể mềm yếu để rồi mãi mãi đánh mất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vì một thứ “hữu nghị viễn vông”.
Trong khi tìm mọi cách cố gắng duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và tương kính với Trung Quốc, chúng ta cũng nên sẵn sàng theo đuổi các mối quan hệ liên minh với các đối tác ở các lĩnh vực và mức độ khác nhau để đối phó với các mối đe dọa trên Biển Đông. Theo nghĩa đó, liên minh không nên được hiểu là đi với nước này để chống nước kia, mà là đi với nước nào để chúng ta có thể bảo vệ được tốt nhất lợi ích quốc gia của mình.
Lê Hồng Hiệp, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra, là giảng viên tại Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV TPHCM, và là biên tập viên sáng lập và điều hành trang mạng Nghiencuuquocte.net.