Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


1. Hợp xướng “Có một khu rừng như thế” do nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác lấy cảm hứng từ khu “Rừng Đại tướng” ở Mường Phăng.
Mới đây, trong đêm hòa nhạc "Tổ quốc ta" chào mừng Ngày âm nhạc Việt Nam lần thứ 4 diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tác phẩm hợp xướng “Có một khu rừng như thế” đã được Dàn hợp xướng và dàn nhạc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Doãn Nguyên, Phó Giám đốc Nhà hát Đài TNVN.
Nhạc sĩ Doãn Nho cho biết, ý tưởng viết bài hát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã theo ông nhiều năm. Cảm xúc của ông dâng trào để sáng tác hợp xướng “Có một khu rừng như thế” là khi ông đọc cuốn “Người thường gặp” của Trần Đăng Khoa. Cuốn sách viết về khu rừng Mường Phăng, được bà con nơi đây gọi là "Rừng Đại tướng" vì gắn liền với căn cứ chỉ huy và chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ.

2.    Bài thơ về đại tướng Võ Nguyên giáp  

     Sau khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, nhà thơ Anh Ngọc - cha đẻ của bài thơ "Vị tướng già" đã chia sẻ những dòng tâm sự nghẹn ngào, đầy xúc động.

Chúng ta hãy cùng đọc lại những vần thơ đầy cảm xúc trong bài "Vị tướng già", hiện đây cũng là một trong những bài thơ được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều nhất:

Vị tướng già

"Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
Trong góc vườn mùa thu
Cây lá cũng như ông lặng lẽ
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây
Ông ra đi
Và...
Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
Là một trời nhớ nhớ với quên quên
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn, gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời xa
Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Một chân ông đã đặt vào lịch sử
Một chân còn vương vấn với mùa thu".


3.    Những lời nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”
Ngày vị lão tướng cận kề tuổi 100, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ đến chúc thọ mong đại tướng giữ gìn sức khỏe, trí tuệ minh mẫn, trường thọ để tiếp tục có những ý kiến đóng góp quý giá cho Đảng và nhà nước.
Khi đó Thủ tướng nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi gắn liền với tên tuổi đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đảng và nhà nước mãi ghi nhớ công lao đóng góp to lớn này cho sự nghiệp phát triển của dân tộc”.
Đáp lại lời chúc, đại tướng Võ Nguyên Giáp vui vẻ nói: “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó. Mong Đảng, Chính phủ luôn ghi nhớ công lao của những chiến sĩ cách mạng. Có được đất nước như ngày hôm nay cũng là nhờ xương máu hy sinh của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa”.
  “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…”
Với tài thao lược uyên bác, mùa xuân năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phê duyệt đề xuất lấy Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Ma Thuột, sau đó gấp rút giải phóng Đà Nẵng và chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất mở chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó cử Đại tướng Văn Tiến Dũng là tư lệnh chỉ huy 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn.
Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước".
“Mỹ thua ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu người Việt Nam”
Ngày 23/6/1997, trong cuộc gặp gỡ lịch sử lần thứ hai (lần thứ nhất năm 1995) và cũng là lần cuối cùng này, McNamara dành phần lớn thời gian để các thành viên phái đoàn Mỹ đặt câu hỏi và trình bày quan điểm. Thế nhưng, trong suốt cuộc nói chuyện ông ta luôn tỏ ra sốt sắng và thường cắt ngang lời Đại tướng, phần vì thời gian gấp rút, phần vì còn có những quan điểm bất đồng.
Trái ngược lại, với thái độ rất lịch sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điềm tĩnh giải thích cho phía Mỹ thấy được lý do tại sao họ thất bại ở Việt Nam. Ông nói: “Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được người Việt Nam”.
"Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự Việt Nam”
Trước đó, vào ngày 9/11/1995, tại nhà khách Bộ Quốc phòng (phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara (cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ) gặp nhau.
Khi phía Mỹ đưa ra câu hỏi: “Những hành động quân sự nào của Mỹ làm tướng Giáp lo sợ nhất và vào những thời điểm nào?”.
Đại tướng cười và vui vẻ nói: “Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”.

                            
Vào lúc 15h30 phút ngày 23/6/1997, tại nhà khách Chính phủ, cuộc gặp gỡ giữa đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara - diễn ra như hoạt động cuối cùng của Hội thảo Việt – Mỹ (kéo dài hơn 3 ngày, từ 20 đến 23/6). (Ảnh: AFP)

“Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh
Trong số ra ngày 9/2/1968, tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng Anh North VietNam: The Red Napoleon.
Tác giả bài viết đã dành một lượng lớn thông tin nói về Tướng Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự kiệt suất kèm theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến tranh: "Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont' strike". (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).

10 nhận xét:

  1. Cảm ơn bài viết của bạn đã cung cấp nhiều thông tin và hiểu biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ những bài hát, bài thơ rất hay nói về ông, ca ngợi ông. Rồi những câu đối đáp có giá trị của ông với đối phương, cũng như những đánh giá cao của đối phương về ông. Tôi cứ băn khoăn: lỗi tại tôi ít đọc hay người ta ít viết, ít công bố về ông?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói riêng về những thông tin này người ta mới đưa lên vài hôm nay. Không phải lỗi của bạn đâu. Tuy nhiên nhìn chung thông tin bây giờ rất nhiều mà mình có thể lựa chọn theo chủ đề.

      Xóa
  2. Đọc bài thơ "Vị tướng già" tôi nghện ngào muốn khóc, KG ạ.
    Cám ơn KG cho tôi 1 phút để khóc về ÔNG !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một bài thơ rất hay. Nó còn làm cho ta xúc động hơn vì chủ đề nói về tuổi già. Có những câu hình như nói về chính chúng ta. " Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
      Là một trời nhớ nhớ với quên quên"

      Xóa
  3. Đọc bài này càng thấy đất nước ta mất đi một người tài toàn diện, nhưng súc động nhất là bài thơ "Vị tướng già" của nhà thơ Anh Ngọc. Bài thơ rất đời thường, nhưng chứa đầy cám súc, sự tôn kính với vị tướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một bài thơ đầy cảm xúc và tôn kính nhưng lại tất đời thường. Nếu như trong câu thơ dưới đây mạn phép thay chữ ông bằng chữ ta thì nó là một câu thơ rất gần gũi với tuổi già
      Ta ngồi giữa thời gian vây bủa
      Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình

      Xóa
  4. Cám ơn anh về bài viết...Bài thơ Vị tướng già hay quá anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một bài thơ đọc lần đầu mà cả 4 bạn ( đã comment) đều cảm thấy xúc động, vì nhà thơ đã nói lên được nhiều tâm trạng của đời thường hay vì tâm hồn các nữ sỹ vốn đã rất thơ?

      Xóa
  5. Mình cũng đồng ý với các ban ;Bài thơ tràn đầy cảm xúc,viết về vị tướng lừng danh một thời ,trong dời thường khi về gia.
    Tuy nhiên đây không đúng lắm với trí tuệ sức khỏe dẻo giai của đại tướng :
    -1994 ( 84 tuối ) ông còn thăm lại Điện Biên Phủ ,Thăm lại chiến trường xưa,làm cuộc hành trình dài đi bộ lên núi thăm địa điểm đồn trú xưa .(theo bài viết của nha báo Kamow )
    -Năm 1997 ( 87tuổi) Ông còn trả lời hết sức thông mình ,sác xảo khi Mcnamara đưa ra những câu hỏi mà chỉ người có tri tuệ xiêu phàm mới trả lời hay đến thế ( Ở đây ông lại thắng Mcnamara bằng trí tuệ ) ! Đấy chì là 2 ví dụ để thấy 80 tuổi ông chưa hề ngơ ngác như trẻ thơ và phải lần theo dấu gậy .

    Trả lờiXóa
  6. Bài thơ rất hay có lẽ là để nói về vị "tướng già" nên tác giả đã có chỗ diễn đạt không sát với thực tế lắm như D Huyền đã nói đên, thực tế là khi ở tuổi 80 ông còn khỏe lắm và về trí tuệ thi ngay cả khi 100 tuổi ông còn minh mẫn, trên đời này khó có ai sánh được với ông.

    Trả lờiXóa