Clip so sánh Hà Nội - Sài Gòn
gây 'chấn động' cộng đồng mạng
"Nếu được chọn thì mình sẽ chọn một Sài Gòn có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và không có cướp giật hoặc một Hà Nội với những con người hiền lành, dễ chịu và dám tiêu tiền hơn".
Một clip của nhóm bạn trẻ Phở Hà Nội mang tên "Sự khác nhau giữa Hà Nội và Sài Gòn" ngay khi được đăng tải trên YouTube đã gây nên một "cơn địa chấn" cho cộng đồng mạng.
Nội dung clip xoay quanh những thói quen sinh hoạt, tập quán cũng như những nét đẹp, nét xấu của từng thành phố, nhưng dưới góc nhìn hài hước, dí dỏm của những bạn trẻ. Tính chất trào lộng đã gây nên những tràng cười sảng khoái cho khán giả.
Hà Nội nói điện thoại thoải mái ngoài đường trong khi Sài Gòn nơm nớp lo sợ vì nạn cướp giật. Ảnh: Chụp từ màn hình. |
Chỉ sau 2 ngày đăng tải, clip đã có hơn 700.000 lượt xem với 13 nghìn lượt thích, hàng nghìn comment. Ngoài những bình luận của các bạn trẻ quá khích, kỳ thị vùng miền, có rất nhiều comment nhìn vấn đề một cách xây dựng qua góc nhìn hài hước.
Văn hóa phục vụ nhiệt tình ở Sài Gòn. Ảnh: Chụp từ màn hình. |
Trái ngược với "văn hóa chửi" ở Hà Nội. Ảnh: Chụp từ màn hình. |
Nickname Meofufu bình luận: "Cười chết mất. Mình thấy nhiều cái đúng mà với lại cái này chỉ làm cho vui thôi sao nhiều bạn căng thẳng thế. Gia đình mình gốc Bắc và mình được sinh trong Nam, trong gia đình bố mẹ vẫn có nếp dậy sớm, bữa cơm phải mời và còn nhiều quy tắc khác nhưng mình thấy cần thiết. Người Sài Gòn thoải mái hơn nhiều. Ba mình cũng rất thích khi xem clip này".
Khán giả Duy Thanh cho rằng: "Nhạy cảm nhất vẫn là vấn đề ăn uống, TP HCM xem khách như thượng đế, còn Hà Nội mình đã ra một lần, vào quán ăn khi nhờ những người bàn bên lấy dùm đôi đũa mà họ nhìn mình bằng ánh mắt hình viên đạn".
Thành viên Tuấn Dương phát hiện thêm một sự khác nhau khá hài hước: "Trong Nam người ta không gọi tính tiền là thanh toán như ngoài Bắc. Có lần sau khi ăn xong, mình lỡ miệng gọi bà chủ "thanh toán", thấy bà chủ đứng sững người, bần thần không dám nói gì. Lúc sau mới vỡ lẽ, bà tưởng gặp phải giang hồ như trong phim xã hội đen".
Khoa Huynh, một thành viên diễn đàn cho biết: "Việc công an đuổi người uống cà phê bệt ở Hàn Thuyên là chuyện cơm bữa, người ta chạy tán loạn như chim, ấy vậy mà một lúc sau lại bu đông kín. Hình như cà phê bệt đã thành một nét văn hóa riêng của Sài Gòn, họ thích cảm giác hồi hộp khi uống cà phê, có lẽ, con người Sài Gòn thích sự mới lạ".
Về chi tiết Sài Gòn nhiều cướp giật, khán giả Vu Quan nhận xét: "Không chỉ riêng người Sài Gòn mà ngay cả các tỉnh miền Nam cũng vậy thôi. Họ hòa đồng thân thiện, hiền lành và sợ phiền phức nên có nhiều hiện tượng là cướp giật mà người dân đi đường làm ngơ, chỉ là họ sợ phiền phức và bị trả thù mà thôi".
"Còn người Hà Nội mình không dám nhận xét gì, vì mình chưa từng sống ngoài đó nên không dám kết luận họ thế nào. Nhưng mà mỗi nơi một nét đặc trưng riêng, một hương vị riêng. Yêu đất nước và con người Việt Nam là vậy".
Bạn đọc có nickname 1102Ps bình luận: "Người Hà Nội nói chung dữ và khó chịu hơn người Sài Gòn. Người Sài Gòn hiền lành thân thiện hơn, nhưng phải chăng vì Sài Gòn hiền quá nên cướp giật mới lộng hành. Nhìn thấy cướp thì đa phần người Sài Gòn đều làm ngơ vì sợ liên lụy. Còn người Hà Nội tuy dữ hơn nhưng mà tinh thần tương trợ lúc đó lại khá cao, và bắt được thì trộm cướp chỉ có xác định là bầm dập trước khi được giải về công an".
"Hà Nội có nhiều cái để nhớ hơn Sài Gòn, vì Sài Gòn sôi động, hào nhoáng thì đi đến bất kỳ một thành phố lớn nào ở đất nước khác, cũng có thể tìm lại được hình ảnh Sài Gòn. Còn Hà Nội tuy trầm lặng, cổ kính hơn nhưng có nhiều thứ dễ làm người đi xa lưu luyến. Những cái lưu luyến đó chắc phải ai đã từng ở Hà Nội một thời gian mới hiểu được".
"Nếu được chọn thì mình sẽ chọn một Sài Gòn có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và không có cướp giật hoặc một Hà Nội với những con người hiền lành, dễ chịu và dám tiêu tiền hơn."
Bạn đọc có nickname Hoang Tu Cua Be so sánh: "Hà Nội trở rét lại được mặc áo khoác, Tết có cái không khí lạnh đi chúc Tết mọi người. Sài Gòn một mùa nắng nóng, ngày Tết như ngày thường và mùng 1 là đi chơi xa".
"Hà Nội gần Tết ra đường tràn ngập cờ hoa, người đi lại mua sắm chuẩn bị Tết, đó chính là không khí Tết mà những người con xa xứ khó khăn mấy cũng cố gắng về. Sài Gòn thì 29 alô một cái là đầy đủ, có nhưng ít gói bánh chưng và quây quần trông nồi bánh chưng. Hà Nội sống chậm hơn và có nét thanh lịch. Sài Gòn hội nhập hơn và năng động hơn. Kết luận cùng chung một nhà và chúng ta là người Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng không ít người cay cú vì cho rằng clip này phân biệt, chê bai vùng miền. Nhưng những comment này thường bị gán ngay cho cái danh "thanh niên nghiêm túc".
Clip này hài hước nói về đặc thính vùng miền cua Ha Nội và Sài Gòn ,chắc là phải qua thực tế mới có được nhân xét đó.Đăc tính đó là do :-Hà nội cổ kính còn giữ nhiều phong tục xưa sống chậm,ưa thanh lịch (nhưng nay nhiều dân nhập cư nên có thay đổi nhiều ) .NH còn chịu nhều ảnh hưởng của một thời bao cấp trong tâp tục,sinh hoạt.Với khí hậu 4 mùa cũng ảnh hưởng tới tính cách của ngừoi HN.....
Trả lờiXóa-SG là một thành phố trẻ,năng động hơn không chịu ảnh hưởng của tập tục cô xưa.Cũng vì ảnh hưởng của nếp sống của chế độ SG cũ nên có nhũng tâp tục cả tốt và xâu còn tồn tại .Ngườ SG phóng khóang hơn cũng do một năm chỉ có 2 mùa mưa và nắng .....
-Tôi cho Clip này hài hước, dễ thương,gần sát hiện trạng thưc tế.
Thời bao cấp theo một chế độ phù hợp với cuộc sống chiến tranh thực hiện việc phân phối nhằm đảm bảo những nhu cầu tối thiểu nhưng thời bao cấp cũng tạo ra nếp sống xin cho, coi nhẹ sản xuất kinh doanh ( nên coi thường khách hàng). Sài Gòn sống nhiều năm trong chế độ cũ, có nhiều điều xấu nhưng cũng có nhiều cái tốt, tiếc rằng nhưng cái tốt sau chiến tranh không được phát hay.
XóaBài viết đã nêu khá rõ đặc điểm của Hà Hội và Sài Gòn, tôi rất tán thành. Rõ nhất là người Sài Gòn chiều khách hàng, điều này là khôn ngoan và hợp lý. Có lần tôi vào chăm chị tôi ốm ở Bệnh viện Chợ Rẫy, khi cần mượn cái chậu, cái quạt...bà con xung quanh giúp dễ dàng; ở HN nhiều người khó tính hơn.
Trả lờiXóaNhưng HN an toàn hơn. Những hiện tượng như cướp điện thoại, giật dây truyền... người ta nghĩ ngay là "học tập Sài Gòn". Mong sao hai miền chỉ học nhau những cái tốt, cái đẹp!
Hà Nội thanh lịch, cổ kính và an toàn hơn, nhưng HN tiếp thu cách sống trong kinh tế thị trường chậm hơn SG. Hà Nội an toàn hơn trong trật tự an ninh, nhưng không "an toàn" hơn trong giao tiếp nhất là giao tiếp với lớp trẻ, không cẩn thận là bị mắng ngay giữa đường.
Trả lờiXóaHà Nội bây giờ cũng có nhiều quán hàng cho người ra níu kéo, chào mời khách như Sài gòn và thỉnh thoảng cũng có cướp điện thoại, giật dây chuyền đấy, hãy cảnh giác! Cái đẹp thì khó học chứ cái xấu thì học nhau nhanh lắm.
Trả lờiXóa