Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

TÊN GỌI “ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH” CÓ TỪ KHI NÀO ?




Kỳ gai:  Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta chưa nghe thấy tên gọi “ Chiến dịch Hồ Chí Minh”.  Sau ngày giải phóng, tôi nhớ, một lần khi trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài hỏi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ khi nào? Ông Lê Đức Thọ cũng chỉ trả lời” Bắt đầu mấy ngày trước khi giải phóng Sài Gòn”.   Vậy tên gọi “ Chiến dịch Hồ Chí Minh “ có từ khi nào ? Điều này rất hệ trọng, vì khi nêu ra  tên chiến dịch như vậy là các nhà cầm quân đã nắm chắc 100%  sẽ toàn thắng. 


TƯ LIỆU SƯU TẦM 

    Đầu năm 1974,  tình hình bắt đầu “nước sôi lửa bỏng”.  Mùa hè năm 1974, khi cùng đi nghỉ ở Đồ Sơn, ông Lê Duẩn đã bàn với Tướng Giáp một loạt các vấn đề chiến lược , ông Lê Duẩn nói với Tướng Giáp: “Công việc rất quan trọng, khẩn trương. Anh nắm lấy mà làm”. Ở Đồ Sơn, Tướng Giáp vừa an dưỡng, vừa hoàn thành dự thảo lần thứ sáu “kế hoạch chiến lược giành thắng lợi ở miền Nam”, đây là  kế hoạch chiến lược được giữ tuyệt mật, ông chỉ đọc ra cho Đại tá Võ Quang Hồ, cục phó Cục Tác chiến viết từng phần.
Khi Bộ Chính trị bàn “kế hoạch giải phóng miền Nam”,  Lê Duẩn gợi ý thảo luận phương án tổng khởi nghĩa, tức là dùng chủ lực đánh vào đầu não như hồi Mậu Thân rồi phát động nhân dân nổi dậy. Bộ Chính trị sôi nổi bàn về phương án tổng khởi nghĩa. 7/11 ủy viên Bộ Chính trị ủng hộ ý kiến này của Lê Duẩn. Tướng Giáp chỉ còn có hai ủy viên ủng hộ phương án tổng công kích.Tuy nhiên, “rất may là Bộ Chính trị đã không buộc thiểu số phục tùng đa số” và Tướng Giáp thì đã kiên trì thuyết phục. Bộ Chính trị bắt đầu chấp nhận phương án “tổng công kích” của Tướng Giáp. Kế hoạch đánh Buôn Mê Thuột được Tướng Giáp trao đổi với Tướng Dũng chi tiết trong một cuộc gặp có mặt Tướng Hoàng Văn Thái ngay trước khi Văn Tiến Dũng vào miền Nam. Khi quân ta đã làm chủ Buôn Ma Thuột, Tướng Giáp nói : tình hình này  không loại trừ khả năng địch rút khỏi Tây Nguyên. Hôm đó là ngày 11-3-1975, ngày 26-3-1975, đúng như dự đoán của ông, Ngụy rút”.
    Sau ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị họp tại Nhà Con Rồng, nhất trí đề nghị của Quân ủy, “giải phóng miền Nam trong năm 1975”,
Ngày 24-3, Bộ Chính trị và Quân ủy họp, hạ quyết tâm: “Hành động nhanh chóng táo bạo, bất ngờ đánh cho địch không kịp trở tay, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa 1975". Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị, Lê Đức Thọ “xung phong” vào chiến trường, ông rời Hà Nội vào ngày 28-3-1975. Như vậy, tại Bộ Chỉ huy Chiến dịch “giải phóng miền Nam” có tới ba ủy viên Bộ Chính trị: Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng. Ngày 14-4-1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch điện ra Hà Nội đề nghị đặt tên chiến dịch: Hồ Chí Minh. Một tuần trước đó, ngày 7-4, Tướng Giáp đã lệnh cho “Cánh quân Duyên Hải” phải “thần tốc và táo bạo” còn Tướng Lê Trọng Tấn thì khi ấy cũng đã chuẩn bị mọi mặt để thắng trong “trận cuối cùng”.

                                              Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh 


     Ngày 30-4-1975, 10 giờ 50, Cục II báo cáo Tổng Hành dinh: “Quân ta đã vào dinh Tổng thống Ngụy”; 11 giờ 30, cục phó Cơ yếu mang vào phòng họp bức điện của Tướng Lê Trọng Tấn báo cáo, “một đơn vị thuộc Cánh quân phía Đông đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập”. Chiều hôm ấy, Tướng Giáp kể: “Tôi lên xe đi một vòng quanh Hà Nội. Cả một rừng cờ hoa dậy lên tự lúc nào. Người đi chật phố, chật đường như trẩy hội”.

    Với các tư liệu lịch sử như trên, tên gọi “ Chiến dịch Hồ Chí Minh” có từ ngày 14-4-1975. 


                                    
 
                       Tờ lịch có bút tích của Đại tướng Văn Tiến Dũng ghi ngày giờ giải phóng Sài Gòn.


2 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn Kỳ Gai đã sưu tầm được những tư liệu này. Không đọc được bài của bạn thì chắc chả bao giờ nghĩ đến điều này để mà tìm đọc ở đâu đó. Bạn hay đưa những bài có tính chất lịch sử lên rất bổ ích và lý thú.

    Trả lờiXóa