Ngồi có thể giết bạn!
Tác Giả: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh
Sitting can kill you! – "Ngồi có thể giết bạn!"
Ðó là kết luận đồng thuận của rất nhiều nghiên cứu
khoa học. Mới nhất là nghiên cứu của Bác Sĩ Hidde Van Der Ploeg thuộc trường
đại học University of Sydney, đăng trên Archives of Internal Medicine vào Tháng
Tư, 2012.
Sau khi theo dõi và khảo sát 200,000 người tình
nguyện trong vòng nhiều năm, ông và các đồng nghiệp nhận xét, những người ngồi
trên 11 giờ mỗi ngày, khả năng đột quỵ tử vong trong vòng 3 năm tăng 4% so với
những người ngồi dưới 4 tiếng
Tuy nhiên chả cần nghiên cứu gì dài dòng, các cụ
ta từ ngàn xưa đã phát biểu một thành ngữ rất tự nhiên: “Ði, đứng, nằm, ngồi”
theo thứ tự đó mà sống, và sống lâu. Ấy là chuyện ngày xưa.
Bước vào thế kỷ 21, so với tổ tiên chúng ta, con
người hiện đại dường như ai cũng có một thói quen chung, thích ngồi. Ngồi một
chỗ ngày nay có ảnh hưởng tai hại như hút thuốc lá. Nghiên cứu trên còn cho
thấy, những người ngồi trên 6 giờ một ngày, khả năng chết sớm trong vòng 15 năm
tăng lên 40% so với những người chỉ ngồi 3 tiếng cho dù có tập thể dục, thể
thao, chế độ ăn uống tốt.
Ngồi có tác hại như thế nào? Khi bạn “an tọa” trên một tiếng đồng
hồ, hệ thống điện từ não bộ kích hoạt các cơ bắp từ vùng xương chậu xuống hai
chân dưới, hoàn toàn ngưng hoạt động. “Sướng nhỉ! Thoải mái nhỉ!”. Cơ thể của
bạn ngừng tiêu thụ năng lượng, calories, vì khả năng đốt mỡ (fat) giảm đi khoảng
90%, lượng cholesterol tốt HDL giảm đi 20%, lượng mỡ triglycerides tăng vọt, và
nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng lên 24%.
Một bệnh nhân của tôi đưa ra một nhận xét rất lý
thú, ở Mỹ, có hai nghề chính: “nghề đứng và nghề ngồi”. Hãy nói về nghề ngồi
của một người làm việc văn phòng. Người ấy sẽ ngồi ăn sáng, ngồi uống cà phê,
ngồi lái xe đi làm “chiến đấu” với nạn kẹt xe đô thị, ngồi làm việc, ngồi ăn
trưa, có khi còn ngồi hút thuốc lá, rồi lại ngồi làm việc cho tới giờ tan sở,
ngồi lái xe về nhà lại “đánh lộn” với những người lái xe ẩu, lại kẹt xe. Về
nhà, ngồi đọc báo hay “ngồi computer” leo lên mạng, ngồi ăn tối, ngồi coi ti
vi, lại “ngồi computer” đọc e-mail, đi ngủ để ngày hôm sau lại… ngồi.
Nghiên cứu cho thấy, những người có nghề ngồi, tỉ
số bị bệnh tim mạch tăng gấp đôi so với người có nghề đứng. Tệ hơn, cho dù, bạn
cố chèn vào một ngày bận bịu với 30 phút thể dục buổi sáng, hay một giờ chạy bộ
sau ngày làm việc, vẫn không làm suy giảm những tác hại trong ngày do “ngồi”
gây ra. Làm thế nào để giảm đi tác hại của ngồi? Một sự cân bằng giữa đi, đứng
và ngồi là tốt nhất.
Tại sở làm, cứ 50 phút nên tìm ít phút để thay đổi
tư thế của cơ thể, đứng lên, làm vài động tác thể dục ngay tại vị trí, đi vòng
quanh bàn, đi vệ sinh, đi uống nước. Nếu được cho phép, hoặc được chủ phân
công, nên chọn dịp hay cơ hội để… đi hay đứng. Nếu không đứng hay đi được thì
nên ngồi ngửa, soãi người trên ghế ở góc 135 độ, duỗi thẳng chân ít phút mỗi
giờ.
Một số công ty gần đây còn cho phép nhân viên có
giờ tập thể dục hay được nằm để nghỉ trưa. Những người ngồi coi ti vi hay “ngồi
computer” trên 3 tiếng mỗi ngày, khả năng chết vì bệnh tim mạch tăng 64%. Sau
đó, cứ mỗi giờ ngồi nán thêm trước màn hình, tỉ số tác hại sẽ tăng lên 11%. Một
con số thống kê khác dễ hiểu hơn, cứ mỗi phút “ngồi computer”, hay “ngồi ti
vi”, tuổi thọ sẽ giảm đi khoảng 23 giây.
Vì thế nên bớt ngồi trước các loại “màn hình to
hay nhỏ”. Nếu “phải” xem ti vi thì nên tránh ngồi quá lâu. Nếu phải dùng computer
thì nên đứng. Ðứng, để lướt mạng sẽ hạn chế thời gian lang thang trên mạng, vô
ích.
Rất nhiều websites trên mạng có hướng dẫn thiết
lập một hệ thống bàn computer để đứng. Các hãng xưởng hiện nay cho phép và
khuyến khích nhân viên đứng để sử dụng computer. Bạn nên hỏi công ty của bạn,
nếu cần thì xin toa bác sĩ để được phép đứng và đi nhiều hơn ngồi.
Trở lại các nghiên cứu khoa học, các bác sĩ vẫn
chưa có lời giải thích cụ thể tại sao. Nhưng, nhận xét đơn giản là, cơ thể con
người không phải được tạo ra để ngồi. Cho đến một vài trăm năm trước, các cụ ta
làm lụng ngoài đồng, ngoài ruộng, bệnh béo phì và tim mạch kể như không hiện
hữu. Từ ngàn xưa tới thời nay, so với quý ông, người phải đi, đứng, khó ngồi
yên một chỗ là các bà. Cho dù có ngồi đi nữa, các cụ bà xưa cũng ngồi xổm, tư
thế làm mạnh thêm bắp thịt vùng xương chậu và đôi chân.
Có lẽ vì thế, thêm một lý do, đàn bà sống lâu hơn
đàn ông. Tóm lại, nên nghe các cụ dặn dò, “đi, đứng, nằm, ngồi”. Ði nhiều hơn
đứng; đứng nhiều hơn ngồi. Có thì giờ dư thì nằm mà nghỉ vì càng ngồi nhiều
thời gian sẽ đi nhanh hơn.
Khi đang làm ở công sở thì tuyệt đối nên theo lời khuyên,vì gời đó là của chủ mà ! Nhưng ngồi chơi Blog,nhầt là Blog QL thì hầu như mọi lời khuyên đều bị bỏ ngoài tai thế mới tức chứ !
Trả lờiXóaNhiều lúc tôi cũng như vậy nhưng phải sửa thôi. Vì sức khỏe của mình mà.
XóaVẫn biết là ngồi nhiều có hại đến sức khoẻ, nhưng đa số công việc của những người làm văn phòng mà đặc biệt là nghề lái xe là không tránh khỏi. Các cụ blogers làng ta nên nghe lời khuyên của bác sĩ hoặc sự nhắc nhở của người thân mà ngồi ít thôi.
Trả lờiXóaBác sỹ nói rất có lý. Phải cố theo thôi các cụ ạ.
XóaANH nói chí phải. Em đang tập ít ngồi chơi blog đi anh ạ...
Trả lờiXóaMong rằng chúng ta sẽ kết hợp vừa chơi blog mà vửa vận động hợp lý.
XóaBài này tôi đã đăng (http://letienhoan.blogspot.com/2013/06/ngoi-nhieu-chet-som-moi-nguoi-nen-luu-y.html), cảm ơn bạn lại đăng nữa để mọi người luôn nhớ và ai chưa đọc thì có cơ hội đọc.
Trả lờiXóaTôi đã xem lại bài của TH, bạn đăng ngày 23 tháng 6 -2013. Thường thì trong blog cũng có những bài trùng lặp. Cảm ơn comment của TH.
XóaNghề của tôi là là nghiên cứu và biên soạn từ điển: lúc tra cứu, lúc tìm tư liệu, lúc biên soạn, tạo định nghĩa... cho nên ngồi suốt 8 tiếng. Đọc bài của bạn KỳGai.tôi rất lo tổn thọ! Bây giờ hưu trí, sẽ cố làm chủ thời gian, xen kẽ giữa lúc ngồi làm việc là thời gian đi chợ, nấu cơm, giặt giũ... Cảm ơn bài đăng của bạn.
Trả lờiXóaBuồn cười thay bạn Kỳ Gai,
Trả lờiXóaNgười com chân thật, trả lời lại không?