Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

"HỢP TÁC TOÀN DIỆN" VÀ " ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN"

Ký gai :   Sau khi đăng entry trước nói về bức thư của chủ tịch Hồ Chí MInh gửi tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 16/2/1946 , tôi tiếp tục tìm đọc để hiểu thêm vấn đề và tôi đã hết sức thán phục đến kinh ngạc vì khái niệm " hợp tác toàn diện" cũng như sự so sánh với Philipin đã được Bác Hồ nêu ra cách đây gần 70 năm trong bức thư nói trên. 


    Trong tuyên bố chung Việt-Mỹ ngày 27-72013 có đoạn viết :
   “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
    Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.”

  Còn trong bài viết của TS Ngô Vương Anh, một nhà nghiên cứu lâu năm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry Truman ngày 16/2/1946 như sau:   
    Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi. 
  Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”.
   

Trang 1 bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Ảnh: Tư liệu của Cục Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ




Trang 2 


Trang 3



8 nhận xét:

  1. Lâu nay,đài báo đưa tin về lá thư của Bác Hồ gửi TT HKỳ nhưng tôi chỉ nghe nói nội dung sơ lược, chưa được đọc bao giờ. Nay Cụ KG công bố lên, tôi như người buồn ngủ gặp chiếu manh. Cám ơn Cụ nhiều . Sau đây xin có vài lời lạm bàn về" mũi tên" CT Sang bắn ra trong chuyến đi này. Tôi cho rằng khách đã bắn trúng nhiều đích.
    - Với HK, lá thư là nhắc nhở khéo về những sai lầm chiến lược trong mấy chục năm qua của các đời TT do không ủng hộ lập trường của HCT , tức không muốn VN độc lập, thậm chí đi ngược nguyên vọng và ý chí của dân tộc VN, lựa chọn con đường đồng hành với CN thực dân, xâm lược.Đó là nguyên nhân dẫn đến thất bại của HK tại VN và quan hệ thù địch giữa hai nước mấy chục năm qua.. Nay đã đến lúc HK cần nhìn lại mình và điều chỉnh mối quan hệ với VN trên những nguyên tắc như Cụ Hồ đã sáng suốt đưa ra từ lâu.. Được như vậy thì quan hệ hai nước sẽ bước vào một giai đoạn mới về chất "có lợi cho cả hai bên ". Quả nhiên tuyên bố chung đã đạt được cái đích ấy.
    - Với gã khổng lồ đang ngày đêm tìm trăm phương nghìn kế sơi tái BĐ , làm suy yếu đi đến xâm lược VN như đã từng xảy ra thì đây được coi là một lời cảnh báo nghiêm túc. Rằng : hễ làm theo lời Cụ Hồ, tôn trọng độc lập chủ quyền của dân tộc VN thì còn " anh anh em em " , nếu chèn ép quá đáng , gây ra nguy cơ mất còn thì chúng tôi đành " nhất biên đảo ", không có sự lựa chọn nào khác. Khi đó chính các vị lại mắc phải sai lầm chiến lược : đẩy VN và các nước láng giềng về phía HK, coi như tạo thêm nanh vuốt cho hổ. Chắc chắn các vị không muốn điều đó xảy, vậy phải làm gì đây ?
    - Với cá nhân Bác, lá thư là một bằng chứng hùng hồn về bản chất hệ thống tư tưởng của Người . Trước sau tôi vẫn cho rằng HCM trước hết là một nhà yêu nước tiến bộ, không phải " chiến sĩ CS " xuất sắc toàn tòng ! Điều đó làm nên giá trị toàn cầu, lâu dài, phổ quát của tư tưởng HCM. Những nguyên tắc mà Bác nghĩ ra từ hồi ấy nay đang trở thành nền tảng của các mối quan hệ giữa các QG dân tộc. Một bộ óc siêu việt đã đi trước thời đại nhiều thấp kỷ.
    - Với lớp con cháu hiện nay, nếu thật sự muốn học Cụ Hồ thì hãy học lấy CN yêu nước hiện đại, tiến bộ của Cụ, , chớ nên mượn những lý thuyết đã cũ về đấu tranh giai cấp, bạn thù v.v. để che đi những bầy sâu đang ngày càng khó phát hiện ! Môtỵ lần nữa cám ơn sự nhạy bén và sâu sắc của Cụ KG …

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cụ Kyvinhhung đã vào đọc và có lời bình rất sâu sắc. Mời cụ vào đọc chi tiết bài viết của TS Ngô Vương Anh tại http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/133287/doc-thu-chu-tich-ho-chi-minh-gui-tong-thong-truman.html. Theo nghiên cứu của TS Ngô Vương Anh, trong hai năm 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman.
      Qua những tài liệu mà chúng ta được tiếp xúc gần đây, chúng ta hiểu rõ hơn về con người và tầm cao trí tuệ của Bác Hồ, hiểu rõ thực chất tư tưởng của Người sau 30 năm đi qua mấy chục nước, tiếp xúc với hàng trăm chính trị gia hàng đầu trên thế giới, tận mắt nhìn thấy và nhiều năm sống trong xã hội dân chù tư sản và xã hội XHCN. Chúng ta cũng hiểu được nỗi đau thương của dân tộc VN đã buộc phải cầm súng chiến đâu trong hơn 30 năm và buộc phải đi theo những con đường mà Bác Hồ không hề muốn. Và thời gian xảy ra những việc đó là cả cuộc đời của thế hệ chúng ta.

      Xóa
  2. Khái niệm "hợp tác toàn diện" và "đối tác toàn diện" mà bạn KỳGai nêu ra trong bài này tôi chưa nắm vững. Tôi muốn chờ sự giải thích của các bạn. Có lẽ tôi phải chờ thêm, tìm hiểu thêm.

    Trả lờiXóa
  3. Câu hỏi này đáng lẽ phải hỏi bạn Ngọc Trâm. Theo giải thích trong Từ điển Tiếng Việt, “Hợp tác” có nghĩa là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc nào đo, nhằm một mục đích chung. Còn chữ “đối tác” có nghĩa là: Người, phía là đối tượng hợp tác ( trong công việc). Theo tôi hiểu cụm từ “ đối tác toàn diện” có thể hiểu là ( Mỹ và Việt Nam) là đối tượng hợp tac toàn diện của nhau. Như vậy trong trường hợp cụ thể này và cũng là lý do tôi đưa ra bài này thì “ hợp tác toàn diện” và “đối tác toàn diện” có ý nghĩa chỉ một vấn đề chiến lược như nhau.

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam có thể nói là cường quốc về sản xuất ngôn từ ! Cụ Tú Riềng nói, hôm ăn Giỗ nhà Mai Tâm cụ Tú hỏi cụ cựu Đại sứ- Nhà ngoại giao kỳ cựu, Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện là cái gì, giống khác nhau chỗ nào? Cụ Công Lý cũng đành hẹn trả lời sau. VN mình đã ký với rất nhiều nước các kiểu " đối tác" ( Với cả Vương quốc Anh !) nhưng thực sự mang lại cái gì thiết thực thì có lẽ cũng chưa rõ ràng. Chuyến sang Mỹ của CT Sang vừa rồi tôi cảm nhận rõ nhất là Chính phủ Mỹ của Obama đã hạ thấp vấn đề "nhân quyền" (so với đòi hỏi trước đây của Hoa Kỳ) đối với VN. Điều này đã làm giảm nhiệt trong những người "dân chủ" quá nóng trong nước. Chính ông Nguyễn Quang A đã xác nhận .
    Nhìn sang CPC, vụ bầu cử vừa qua chắc chắn các nhà lãnh đạo VN cũng đã rút ra được bài học.
    Vấn đề VN phải do chính người VN quyết định, chứ không phải ở Điếu ngư đài hay Tòa Bạch ốc !!!

    Trả lờiXóa
  5. Bạn có thể có ý đúng, nhưng chưa thuyết phục tôi bạn KG ạ. Phải suy nghĩ và tìm hiểu thêm bạn nhé!

    Trả lờiXóa
  6. Sáng ra tôi xin có lời,
    Đồng tình, đồng ý, bạn ơi tôi nhầm,
    Ngại gì bè bạn Quế Lâm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện tranh luận trên blog là chuyện bình thường nhất là giữa những người bạn QL chúng ta. Cảm ơn bạn đã có lời trao đổi lại.

      Xóa