Kỳ gai: Trong tuyên bố chung Việt-Mỹ ngày 25 tháng 7 vừa qua có nói đến việc "hai bên kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam." Xin mời đọc bài dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này.
Nỗ lực chung của nhiều nước và các tổ chức quốc tế nhằm đưa
uranium làm giàu ở mức cao khỏi Việt Nam đã hoàn tất hồi đầu tháng Bảy sau gần
10 năm hoạch định
Bà Sarah Dickerson thuộc Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia
Mỹ (NNSA) cho VOA Việt Ngữ biết rằng khoảng 16 kg uranium tinh chế ở mức cao đã
được chuyển khỏi Việt Nam.
Chuyên gia này cho biết con số đó chưa đủ để chế tạo vũ khí
hạt nhân, vốn phải cần tới 25 kg, nhưng có thể thực hiện được điều đó nếu kết hợp
nó với nguyên liệu nguyên tử từ một nước khác.
Theo bà Dickerson, một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nga hồi
năm 2004 đã mở đường cho việc đưa uranium khỏi các nước thứ ba nhằm ngăn chặn
nguyên liệu này rơi vào tay những kẻ khủng bố.
Bà nói: “Chúng tôi đã làm việc với Việt Nam trong một thời
gian dài trong lĩnh vực an ninh hạt nhân nhằm đảm bảo rằng số uranium làm giàu ở
mức cao được bảo vệ an toàn tuyệt đối theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi tin rằng
việc tăng cường an ninh sẽ giảm thiểu nguy cơ nguyên liệu đó rơi vào tay những
kẻ khủng bố. Nhưng chỉ có một cách xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ đó là loại bỏ vật
liệu đó mà thôi”.
Chúng tôi tin rằng việc tăng cường an ninh sẽ giảm thiểu
nguy cơ nguyên liệu đó rơi vào tay những kẻ khủng bố. Nhưng chỉ có một cách xóa
bỏ hoàn toàn nguy cơ đó là loại bỏ vật liệu đó mà thôi.
Bà Sarah Dickerson nói.
Bà cho hay rằng chiến dịch của hai nước không nhắm riêng
vào Việt Nam, mà với tất cả các nước thứ ba có trong tay uranium làm giàu ở mức
cao từ Nga như Cộng hòa Séc, Hungary hay Libya.
Theo chuyên gia của Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ,
có nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức cao như vậy ở trên lãnh thổ không có lợi
gì cho Việt Nam vì họ phải mất nhiều tiền để bảo vệ an toàn để đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế.
Bà Dickerson nói rằng việc đưa nguyên liệu nguyên tử ra khỏi
Việt Nam tương đối phức tạp nên phải mất tới gần một thập kỷ để lập kế hoạch.
“Đây là một dự án đầy khó khăn, nhất là về mặt kỹ thuật.
Chúng tôi đã làm việc với Việt Nam suốt 10 năm qua nhằm xóa bỏ hoàn toàn
uranium làm giàu ở mức cao tại nước này. Đây là một trường hợp đặc biệt vì
chúng tôi thực hiện một điều chưa từng làm. Chúng tôi có thể vận chuyển bằng đường
hàng không sang Nga các nhiên liệu đã qua sử dụng trong các thùng thép chuyên dụng
mới gọi là Type-C", bà nói.
"Dự án này thực sự là một thách thức về mặt kỹ thuật với
sự tham gia của nhiều bên như Cộng hòa Séc, Nga, Canada, dĩ nhiên là cả Việt
Nam cùng với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nhằm hoàn
thành dự án quan trọng này”.
Lượng nguyên liệu hạt nhân từ Việt Nam sẽ được mang tới một cơ sở an toàn ở Nga, và tại đây, nó sẽ được chuyển đổi thành uranium làm giàu ở mức độ thấp để sử dụng cho các lò phản ứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu cũng như các nhà máy điện hạt nhân.
Lượng nguyên liệu hạt nhân từ Việt Nam sẽ được mang tới một cơ sở an toàn ở Nga, và tại đây, nó sẽ được chuyển đổi thành uranium làm giàu ở mức độ thấp để sử dụng cho các lò phản ứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu cũng như các nhà máy điện hạt nhân.
Kể từ năm 1983, một lò phản ứng tại Viện Nghiên cứu Hạt
nhân Đà Lạt đã được Nga cung cấp nhiên liệu hạt nhân.
Quá trình vận chuyển nguyên liệu hạt nhân khỏi Việt Nam được
thực hiện trong điều kiện an toàn tuyệt đối với sự hợp tác toàn diện của nước
chủ nhà.
Bà Dickerson nói rằng Việt Nam không có lý do gì để không hợp
tác vì sẽ được cung cấp nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức thấp cho lò phản ứng
phục vụ mục đích nghiên cứu cũng như được trả tiền cho việc chuyển nguyên liệu
có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
Chúng tôi không thể hoàn thành dự án này nếu thiếu sự trợ
giúp của Việt Nam. Họ cung cấp lực lượng an ninh trong quá trình vận chuyển ở
nước này. Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong cả tiến trình.
Bà Sarah Dickerson nói.
Bà cho biết các bên rất quan tâm tới vấn đề an ninh, và
phía Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại thực địa bên trong lãnh thổ
nước này.
Bà nói: “Chúng tôi không thể hoàn thành dự án này nếu thiếu
sự trợ giúp của Việt Nam. Họ cung cấp lực lượng an ninh trong quá trình vận
chuyển ở nước này. Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong cả tiến trình”.
Báo chí Việt Nam dẫn lời các giới chức nhà nước cho biết
1.000 công an, bộ đội đã được huy động để bảo vệ dọc tuyến đường trong khi có
30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở nguyên liệu hạt nhân.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia mới nhất ở châu Á được Cơ
quan Nguyên tử năng Quốc tế tuyên bố không còn nguyên liệu hạt nhân có thể chế
tạo bom nguyên tử.
Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ cho hay Việt Nam vẫn sẽ
tiếp tục sử dụng uranium làm giàu ở mức thấp (dưới 20%) cho lò phản ứng hạt
nhân phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Theo NNSA, dù Việt Nam hiện không còn nguyên liệu hạt nhân
làm giàu ở mức cao, cơ quan này tiếp tục làm việc với giới hữu trách địa phương
nhằm bảo đảm rằng số uranium làm giàu ở mức thấp được bảo vệ một cách đầy đủ.
Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ dự kiến sẽ chuyển 3
nghìn kg uranium khỏi nhiều nước đã được xác định vào cuối năm 2016 hoặc 2017.
Tôi đọc mà chẳng hiểu gì lắm. Cách đây mấy hôm có người bạn giải thích sơ qua mà tôi cũng không chú tâm hiểu. Ước gì những thanh uranium là những thanh socolat thì hiểu ngay. Cám ơn KG.
Trả lờiXóaTóm lại là Mỹ khen VN hay không ?
Chẳng lẽ trước kia Nga cung cấp cho VN nguyên liệu Uranium đã làm giàu ở mức cao như vậy hay sao hở cụ. Số đó có thể chế tạo được gần 2/3 quả bom nguyên tử rồi còn gì! Hay là VN tự làm giàu được? Nếu là Nga cung cấp thì họ đã đưa vào VN được, sao đưa ra lại khó khăn đến thế?
Trả lờiXóaNếu sự việc phức tạp như vậy mà đã hoàn thành được thì tất nhiên là có sự hợp tác đóng góp của VN, phía Mỹ công nhận điều đó để nói lên rằng hai bên đã có những sự phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực quan trọng phải không cụ KyCôngĐinh?