Chúng ta đều biết trên thế giới co 3 bức tượng nữ thần tự do.
- Một là pho tượng khổng lồ đứng sừng sững như là một kỳ quan của nhân
lọai trên cù lao “Liberty Island” ngoài cảng khẩu của đô thị New York (USA).
Tượng cao 46 m 05, nặng 204 tấn.
- Hai là pho tượng khác là phiên bản nhỏ hơn dựng tại trên bờ sông Seine
nơi cầu Grenelle ở Paris ( Pháp quốc). Tượng này ít người biết nếu không có dịp
du ngọan trên sông Seine bằng thuyền máy ( bateau mouche)
Tượng Nữ thần tự do ở Paris
- Ba là một pho tượng phiên bản nhỏ khác của pho tượng New York chính
thức. Nó chỉ cao 3 m và đã được đem đến Hà nội chính xác vào ngày 15 tháng
Ba năm 1887 vào dịp Triễn lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp đầu tiên ở Việt Nam.
Rồi sau đó, tượng được dựng tại trung tâm của Thành phố Hà Nội.
Tượng Bà đầm xòe ở vườn hoa Chí Linh
Tượng Bà đầm xòe trên nóc Tháp Rùa
Đầm xòe Tự Do Hoa kỳ đứng ở vị trí đắc địa là vườn hoa Chí Linh nhìn ra
hồ Hoàn kiếm chưa nóng chỗ, thì 4 năm sau, vào ngày Quốc khánh Pháp Cát-to
duy-ét (14, Juillet) năm 1890,nó bị người Pháp thay thế bằng tượng của ông Paul
Bert, nguyên là tổng trú sứ Pháp đầu tiên ở Bắc kỳ. Ông này vừa là khoa học gia
vừa là chính trị gia có đường lối cai trị mềm mỏng khôn khéo, bị bịnh chết năm
1886 ở Hà Nội sau bẩy tháng nhậm chức.
còn Bà Đầm xòe được dời lên đỉnh Tháp Bá Kim (quen gọi là Tháp Rùa) xoay
mặt về Ngân Hàng Đông Dương, nhưng bị dư luận phản đối dữ dội: đứng ở vườn hoa
chưa đủ cao sao mà còn đòi lên đĩnh tháp Rùa !
Cuối cùng Bà Đầm xòe được chuyển đến vườn hoa Neyret phía đông hồ Hoàn
Kiếm – tức là Vườn hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia. Rồi đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị
trưởng Thành Phố Hà Nội là bác sĩ Trần văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích xâm lược
nên ông quyết định sửa đổi tên đường và giật đỏ tất cả những tượng mà Pháp dựng
lên ở Hà Nội như Thống chế Foch, tên buôn súng Jean Dupuis và đương nhiên Bà
Đầm xòe không thoát khỏi số phận hẩm hiu. Trong cao trào yêu nước này.
Tất cả tượng đồng trên của Pháp ỡ Hà Nội được chứa trong kho phế vật của
sở Lục Lộ Thành Phố. Đến năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công
đúc pho tượng Phật A di đà. Pho tượng này dự tính là pho tượng Phật lớn nhất ờ
VN: thân tượng cao 3.95 thước, tai Phật dài 70 cm, chu vi tượng 11.6 thước,
nặng 11 tấn, tòa sen gồm 96 cánh nặng 1.6 tấn. Trong 3 năm chuẩn bị, mặc dù nhà
chùa kêu gọi khách thập phương quyên góp rất nhiều đồ dùng bằng đồng, nhưng vẫn
không đủ đồng để đúc Phật, nên vào năm 1952, thị trưởng Hà Nội đã tặng nhà chùa
tất cả các pho tượng chứa trong kho Lục Lộ, trong đó có tượng Bà Đầm xòe.
Tượng phật A di đà ở làng Ngũ Xá
Tưởng rằng số phận bức tượng Bà
đầm xòe đến đấy là kết thúc, nhưng sau đúng 58 năm, ngày 7 tháng 1 năm
2010, một “ phiên bản “ khác của Bà đầm xòe lại xuất hiện ở khu du lịch Chí
Linh ( thành phố Vũng Tàu ).
BỔ SUNG
Bức tượng Nữ Thần Tự Do tay cầm ngọn đuốc đã quá nổi tiếng rồi. Ngoài 2 phiên bản nói trên, là những tác phẩm do chính tác giả cùng với những người cộng sự của ông làm để nghiên cứu thử nghiệm trước khi chế tác bức tượng chính đặt ở New York , còn rất nhiều phiên bản hoặc phóng tác khác ( có lẽ số lượng lên đến hàng trăm) được chế tác vào nhiều năm sau đó, dưới đây là một số ví dụ.


Biểu tượng của New York và cả nước Mỹ
Pháp
Tại đất mẹ Pháp, vô số phiên bản của bức tượng được tái hiện.

Bức tượng Nữ thần Tự do tại Jardin du Luxembourg, Paris.
Phiên bản tượng Nữ thần tự do Jardinun Luxembourg, Paris được đúc từ đồng cùng loại với bức tượng khổng lồ tại Mỹ. Những tác giả của bức tượng này đã tặng nó cho bảo tàng Luxembourge vào năm 1900 và bức tượng được đặt trong công viên vào năm 1906. Ngày được ghi trên bức tượng này là ngày 15 -11-1889, ngày mà phiên bản này được khánh thành.

Nữ Thần Tự Do bên bờ sông Seine
Đây là bức tượng ở Ile des Cygnes, bờ sông Seine ở Paris. Bức tượng này tặng cho thành phố vào năm 1889, và đặt vào mặt phía tây nam của bờ sông. Bức tượng này cao 11,5 m và khánh thành vào 4-6-1889.
Ngoài ra, tại Pháp còn rất nhiều phiên bản khác của bức tượng được đặt tại nhiều thành phố lớn nhỏ như Colmar, Bordeaux, Barentin...
Na Uy

Bức tượng tại Na Uy
Một phiên bản của bức tượng được đặt tại ngôi làng Visnes ở Na Uy. Đây cũng chính là nơi quặng đồng được sử dụng ở bức tượng chính được tìm thấy.
Ukraine

Phiên bản ngồi của tượng Nữ thần Tự Do
Trên đây là bức tượng Nữ thần Tự Do đang ngồi ở Lviv, Ukraina. Bức tượng này được xây dựng bởi kiến trúc sư Yuriy Zakharavych và trang trí bởi nhà điêu khắc tài danh Leandro Marconi từ năm 1874-1891
Anh

Phiên bản tại Leicester thu hút đông đảo khách thăm quan
Có 3 phiên bản của bức tượng thần tự do tại Anh, chúng được đặt ở Leicerster, Warrington và RAF Lakenheath. Phiên bản lớn nhất đặt tại Leicester, cao 5m và nặng 3,4 tấn.
Nhật Bản
Nhật Bản cũng là nơi có rất nhiều tượng Nữ thần Tự Do. Những bức tượng này được đặt tại Shimoda, Aomori, Odaiba gần vịnh Tokyo.

Phiên bản ở Shimoda

Một phiên bản khác tại Odaiba
Những phiên bản của bức tượng này ở Nhật được coi là những công trình kiến trúc văn hóa vô cùng đặc sắc được dựng nên từ sau thế chiến thứ 2, khi Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng. Đặt trong bối cảnh của Nhật Bản hiện nay, đây là sự pha trộn hài hòa của 2 nền văn hóa Đông-Tây và thể hiện sự hợp tác hữu nghị giữa 2 dân tộc.
Philippin

Phiên bản tại Phillippin
Tại Philippines, một bản sao của bức tượng được đặt ở Camp John Hay, gần một nhà hát trong vùng.
Đài Loan

2 phiên bản bức tượng ở Đài Loan
Có ít nhất 2 phiên bản của bức tượng Nữ thần Tự Do ở Đài Loan, chúng được đặt ở Keelung và Đài Bắc. Cả 2 bức tượng này đều cao hơn 9m.
Ngoài ra, còn rất nhiều các phiên bản của tượng Nữ thần Tự Do tại các quốc gia khác như Kosovo, Đức, Peru, Ecuador, Brazil... và tại các thành phố khác nhau trên đất Mỹ.
Chào cụ dinhcongky. Tượng Bà đầm xoè Hoa Kỳ thì tôi có biết đến trên ảnh và tư liệu,và con trai & con dâu tôi đã có đến tận nơi (từ Nga- Moskva bay sang); tượng bà đầm xoè Hà Nội xưa có nghe chuyện nhưng không chú ý đến về sau (sau CM). Bài này cụ làm cho chúng tôi bất chợt nhớ đến: ấy là hàng năm chúng tôi đều đến lễ chùa Ngũ Xã HN,bản thân tôi đã nhiều lần đến tận bên tượng Phật chùa Ngũ Xã (ảnh trên) sờ vào toà sen , cánh sen và chân Phật (không với cao hơn thêm được) vậy là có "bà đầm xoè" đã "hoá thân" ở bên trong! Bây giờ thì không hề quên nữa. Cảm ơn cụ.
Trả lờiXóaSố phận Tượng Bà đầm xòe cũng phản ảnh rất đúng những biến cố lịch sử của VN trong hơn 100 năm qua, kể cả việc nó tái xuất hiện ở Vũng Tàu.Còn tượng phật A di đà ở Ngũ Xá được coi là tượng phật bằng đồng cổ nhất ở Việt Nam ( còn những tượng cổ hơn có lẽ đều đã hóa thân hết rồi). Cảm ơn cụ đã ghé thăm và cho lời bình.
XóaCâu chuyện bạn kể hấp dẫn quá mà tôi ít biết. Vậy lần xuất hiện lần cuối của Bà đầm xòe ở Vũng Tầu là ai xây dựng, có nguồn gốc thế nào?
Trả lờiXóaĐể trả lời câu hỏi của bạn tôi đã lục tìm trên các trang mạng, nhưng không sao tìm được tác giả và người xây bức tượng, và thế là tôi bắt đầu ... sợ, liệu người ta có thể dùng photoshop để ghép ảnh và đưa ra thông tin không có thật không? Tôi phải gọi điện cho tiếp tân của làng du lịch Chí Linh Vũng Tàu ( Số ĐT : 0643. 626. 819 ) để hỏi xem có bức tượng nử thần tự do ở khu du lịch không và được trả lời chắc chắn là: Có. Tôi hỏi nó nằm ở nhà hàng nào trong khu DL, cô ta trả lời chú cứ vào cổng KDL là thấy liền. Như vậy tôi suy ra rằng bức tượng là có thật, và do một số thợ nề khéo tay làm ra như rất nhiều những bức tượng phật, tượng người do thợ nề làm ra mà không phải là tác phẩm của một nhà điêu khắc nào.
XóaDân VN đang cần được hưởng tự do, hạnh phúc. Nếu Bà Đầm Xòe, Nữ Thần Tự Do mang được tự do đến thì hoan nghênh!
Trả lờiXóaChúng ta hoan nghênh, ngưỡng mộ và mơ ước có bức tượng này. Tuy nhiên theo tôi bản thân bức tượng không mang lại tự do mà là ngược lại. Người Pháp và người Mỹ lúc bấy giờ tôn sùng và mơ ước một cuộc sống tự do, chính vì thế đã sản sinh ra tác phẩm bất hủ này.
XóaCám ơn cụ Công Kỳ, tôi thật vô tâm, không hề biết đất nước mình cũng có tượng bà Đầm Xòe. Tôi cũng có câu hỏi như N.Trâm-tượng Nữ Thần Tự Do ở VT do ai tạc?
Trả lờiXóaXin mời cụ xem trả lời của tôi sau com của Ngọc Trâm. Xin cảm ơn cụ.
XóaEm xin hỏi: Có chắc chắc là chỉ có 3 pho tượng thần tự do không? Biết đâu còn có nơi khác trên thế giới người ta cũng đúc anh nhỉ. Pháp có nhiều thuộc địa mà!!!
Trả lờiXóaXin mời xem phần bổ sung trong entry trên. Cảm ơn về sự quan tâm và gợi ý của ST.
XóaĐọc Entry này xong được biết thêm nhiều điều bổ ích. Cảm ơn bạn Công Kỳ nhiều. Nhưng qua đây tôi thấy trình độ yếu kém của Việt Nam ta. Yếu kém về trình độ nghệ thuật, văn hóa nói chung, và nghèo, rất nghèo! Một bức tượng đồng thực ở VN thật hiếm hoi. Bao giờ chúng ta mới bằng người!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn NT đã một lần nữa trở lại với entry này. Thật đáng tiếc do trình độ văn hóa, mà dân ta đã bỏ đi một công trình nghệ thuật tầm cỡ Thế giới và đáng tiếc hơn nữa là dân ta đã bỏ đi một biểu tượng dường như có liên quan rất chặt chẽ với tuyên ngôn độc lập và hiến pháp 1946. Để hiểu thêm điều này, tôi đã đọc rất kỹ entry mới nhất của LSQL.
Xóa