Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

VIỆT NAM VÀ NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI


1.Dân số:
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới. Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.

 2. Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là nhỏ.

3. Duyên Hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.

4. Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.

5. Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.
  Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa... do quản lý rất tồi:

  1. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.

2. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.

3. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.

4. Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.

5. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.

6. Tự do ngôn luận:
Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.

7. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.

8. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.

Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nươc khác? Câu trả lời trước hết xin dành cho các nhà quản lý đất nước, kế đến là các nhà văn hóa & xã hội, cũng như đạo đức học & giáo dục học.


8 nhận xét:

  1. Đúng là "những con số biết nói"; mà lại nói lên rất nhiều điều để suy ngẫm...
    Nhưng quan trọng là các vị Lờ Đờ có biết nghe,có dám nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục những yếu kém, đưa đất nước phát triển hay không.
    Riêng mục 5 (con số về Tham nhũng đứng ở 1/4 nước cuối ) và mục 6 (Tự do ngôn luận 174/180 có nghĩa là chỉ hơn 20 nước đội sổ).
    Tôi thấy thật xấu hổ, vì ta cứ rêu rao và "tự khen" về sự ưu việt của 1 nước XHCN do đảng CS ưu tú lãnh đạo, tự do hơn vạn lần nước Tư bản....(?)!.Vì 2 chỉ tiêu này chẳng hề phụ thuộc vào ai khác, mà chỉ vào "ĐẢNG độc quyền", "nhóm cầm quyền" đang nắm toàn bộ quyền hành của đất nươc này
    Cảm ơn cụ C Kỳ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù sao cũng đã tốt hơn rất nhiều so với thời chúng ta còn đang đi làm, bằng các kênh thông tin khác nhau chúng ta có thể thấy được vị trí thật của đất nước ta trên nhiều mặt. Đã qua rồi cái thời chúng ta cứ nhắm mắt mà ngợi ca những giá trị xa vời. Tuy nhiên từ việc thấy được đến tìm ra nguyên nhân và khắc phục để vươn lên còn rất xa vời và phụ thuộc rất nhiều vào cách nghĩ và cách làm của chúng ta.

      Xóa
  2. Việt Nam là nước có nhiều tiến sĩ nhất thế giới, có lần một tờ báo VN nói là VN là nước có hạnh phúc hàng đầu trên thế giới. nhưng giáo dục lại thấp gần nhất thế giới. "Đau Lòng".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 9.000 giáo sư. Số giáo sư, tiến sĩ của nước ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.
      Nhưng, cũng theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế.Còn VN, từ năm 2006 – 2010, chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế.

      Xóa
  3. Những con số về quy số lượng...VN đứng vào hàng cao...nhưng ngững con số chất lượng thì...đứng hạng chót!
    Vấn đề là vì sao ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề là tại sao ? Một câu hỏi quá hóc búa, tuy nhiên trong đoạn kết của bài viết này tác giả cũng đã nêu ra : Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nươc khác? Câu trả lời trước hết xin dành cho các nhà quản lý đất nước, kế đến là các nhà văn hóa & xã hội, cũng như đạo đức học & giáo dục học.
      Ngoài ra còn có một nghịch lý chỉ có ở VN : Các nhà khoa học ( giáo sư, tiến sỹ ) ít phát minh sáng chế nhưng lại rất thích làm lãnh đạo vì chắc làm lãnh đạo " ngon" hơn ( Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản), ngược lại các nhà lãnh đạo lại rất thích trưng bằng giáo sư tiến sỹ vì như vậy sẽ oai hơn và có thêm cái gậy để vươn lên tầm cao mới.
      Điều đáng tự hào với chúng ta là chúng ta được sống trong một thời đại rất vui nhộn có phải không ST.

      Xóa
  4. Hì hì hì ....Hu hu hu.......Bác đã phơi chăn rồi lại còn đếm cả rận nữa .............

    Trả lờiXóa
  5. Hồi ĐH 6 có một câu chỉ đạo: "nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật "nên may quá mới có được cái món đổi mới cứu nguy dân tộc.Nay nghe ban chuẩn bị văn kiện ĐH 12 đang tích cực viết đề cương , nhưng tôi được biết, những thợ viết lần này theo chỉ đạo của ông Tổng Lý luận bảo vệ Đ sẽ không đưa ra được cái món "đổi mới lần hai" như ý kiến của Ô Lê Đăng Doang cùng nhiều người khác. Một trong những điều cốt lõi là đánh giá cho đúng tình hình, nhìn thẳng vào sự thật dù cay đắng đến đâu. Nhưng tôi không tin họ sẽ đưa những con số biết làm xấu hổ này vào văn kiện đâu. Nói như cụ Ba làng Cườ, họ không thừa nhận những sự thật này,,vậy thì còn khuya mới tiến lên được...

    Trả lờiXóa