Vừa qua, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng
Bộ Quốc Phòng đã có bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ. Toàn văn mời xem
tại http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/527794/Khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc.html
Xin trích giới
thiệu dưới đây một phần trong bài trả lời phỏng vấn nói trên.
TT: Qua tiếp xúc với quan chức quốc phòng các nước trong ASEAN, ông thấy
phản ứng của họ đối với những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề biển Đông như
thế nào?
- Tất cả đều bày tỏ sự lo ngại.
Trước hết là trước những tuyên bố rất khó hiểu của
Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông, chẳng ai có thể chứng minh nổi nó từ
đâu ra, trên cơ sở pháp lý nào, được quản lý và sử dụng ra sao trong suốt bề
dày lịch sử?... Và liệu còn “đường...” nào nữa không mà họ sẽ đưa ra trong
tương lai? Và không dừng lại ở đó, mà vấn đề quan trọng hơn là Trung Quốc có
tuân thủ luật pháp quốc tế không, có tuân thủ các điều ước và các quy tắc ứng
xử của thế giới hiện đại hay không?
Bên cạnh đó sự hiện diện, can dự ồ ạt của Mỹ - theo đúng kiểu Mỹ - đem
lại sự hứng khởi ban đầu cho một số nước, nhưng cũng làm xuất hiện những quan
ngại. Mỹ nói là can dự vì hòa bình, ổn
định và phát triển, nhưng sao chưa thấy gì về kinh tế, văn hóa mà chỉ thấy đông
tàu chiến, máy bay quá? Ngay đối với cả những nước đồng minh thân cận của Mỹ,
họ cũng tự hỏi (và có những nước đã hỏi ra miệng): Liệu các ông đến, rồi đến
lúc nào đó các ông lại đi không? Và đôi khi những bài học trong lịch sử được
nhắc lại: Liệu các “ông lớn” đến lúc nào đó lại thỏa hiệp trên lưng mình
không?...
Trong nội khối, các nước châu Á - Thái Bình Dương,
trong đó trọng tâm là Đông Nam Á, cũng gợn lên những lăn tăn về sự đoàn kết,
thống nhất, vai trò trung tâm của ASEAN liệu có đứng vững được không khi thì
cái gậy, khi thì củ cà rốt của các ông lớn đua nhau xòe ra trước mặt từng nước,
tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, thời điểm... (mà thời đại này họ sử dụng các
công cụ ấy khéo lắm, thành nghệ thuật cả rồi)...
Không nước nào trong khu vực lại không muốn vấn đề biển Đông được giải
quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS
1982, DOC, tiến tới COC. Không một nước nào không muốn sự can dự của các nước
lớn mang lại hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Vì vậy nước nào cũng quan tâm, cũng lo ngại, nhưng mức độ phát ngôn,
phản ứng của mỗi nước khác nhau do nhu cầu của họ trong quan hệ quốc tế rất đa
dạng, khi phát ngôn thì họ phải tính đến lợi ích của nước họ vào mỗi thời điểm
nhất định.
Vấn đề của các nước trong khu vực là cần phải tìm được một tiếng nói
chung, không áp đặt, không phương hại đến lợi ích của bất kỳ nước nào nhưng giữ
cho được nguyên tắc của ASEAN về những vấn đề chung, đó là: Đồng thuận, đoàn
kết, hợp tác. Vì hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch, tôn
trọng lẫn nhau.
TT: Một số nhân sĩ trí thức cho rằng bảo vệ chủ quyền là công việc không
phải của riêng Đảng và Nhà nước, người dân cũng phải chung tay. Ông suy nghĩ gì
về cuộc biểu tình phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt
Nam?
- Trước đây tôi đã nói về vấn đề này và bây giờ vẫn nói rằng những cuộc
biểu tình đó là không nên. Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông
hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng
như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp đầy
đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với
những người biểu tình nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ
cả. Người dân phải tin vào điều đó.
Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ
phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có
thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ. Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó
đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển,
để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Chúng ta trân trọng tình cảm, ý chí của những người thật sự biểu tình vì
yêu nước. Nhưng cũng phải thấy rằng với
những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc
thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình của Việt Nam. Vậy thì ai đang chờ biểu tình và biểu tình có lợi
cho ai?
Ông Sương đọc hết bài này, tôi cùng ngồi nghe. Tôi thấy quan điểm của ông Vịnh hợp lý, nhưng bắt những người biểu tình là không nên, đặc biệt đánh đập hay giam giữ là không thể chấp nhận.
Trả lờiXóaEm đồng ý với chị Phương!
Trả lờiXóa( tiếc là lời bình cụ thể hơn em vừa đăng bị mất rồi, hì)
Tiếc là cụ Kỳ gai chỉ trích vài câu bùi tai còn cả bài toát lên ý khác kia . Đã có nhiều lời bình từ trong ngoài nước. Các cụ nên đọc thêm bài trước nữa của vị thứ trưởng con nòi này để hiểu thêm cốt lõi thông điệp răn dậy có đáng gọi là hay là hợp hay chăng?
Trả lờiXóaChính cái cha này quên chứ ai! Nói và làm chiều theo ý ông chủ nhưng ngụy biện leo lẻo không dễ lừa nhân dân.
Trả lờiXóa