Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

9 CÂU HỎI KHÓ VÀ TRẢ LỜI TUYỆT VỜI


Một trí giả thích ngụy biện đến gặp Socrate nhà hiền triết xứ Hi Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục đích làm cho Ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời. Sau đây là các câu hỏi và trả lời:

1. - Trong các vật hiện hữu,
cái gì xưa nhứt ?
- Thượng Đế, vì ở thời đại nào, Ngài cũng hiện hữu.

2. – Trong các vật,
vật nào đẹp nhứt ?
- Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của Thượng Đế.

3. – Trong các vật,
vật nào lớn nhứt ?
- Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.

4. – Trong các vật,
vật gì vững bền nhứt ?
- Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.

5. – Trong các vật,
vật nào tốt nhứt ?
- Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.

6. – Trong các vật,
vật chi di chuyển mau nhứt ?
- Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.

7. – Trong các vật,
vật chi mạnh nhứt ?
- Nhu cầu, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhứt.

8. – Trong các việc,
việc chi dễ làm nhứt ?
- Khuyên bảo.

9. – Trong các việc,
việc nào khó nhứt ?
- Tự biết mình.


9 nhận xét:

  1. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy những câu trả lời HAY TUYỆT !
    Tôi đặt cho CK cái tên mới là THỢ MÒ, chuyên mò ra những vấn đề khoa học, triết lý...có thể rất cũ nhưng để cho chúng ta vẫn luôn mới.

    Trả lờiXóa
  2. Người ta hay nói "xưa như trái đất" vậy không biết Thượng đế hay Trái đất là cổ xưa nhứt? cũng tốt vì luôn có sự cạnh tranh.
    Năm mới chúc Công Kỳ và gia đình luôn mạnh khỏe, an lành.

    Trả lờiXóa
  3. Những câu trả lời hay tuyệt. Nhưng có đúng là ngài Socrat trả lời không hay là một nhà hiền triết hiện đại nào khác trả lời. Vì tôi cho rằng trả lời hay nhưng không đúng câu hỏi. Thí dụ nói vật hiện hữu thì thượng đế có hiện hữu đâu? Đã ai nhìn thấy ngài chưa? Và các vật thì không gian, hy vọng, đức hạnh, tư tưởng, nhu cầu đều không phải là vật. Tôi nghĩ Socrat đã bí mà trả lời lạc đề. Hi! Hi!!! Mong các cụ chỉ giáo.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi cũng nghĩ như cụ Hoàn. Mấy cái vật: hy vọng, nhu cầu, tư tưởng, không gian khó nghe quá!
    Chẳng ai nhìn thấy Thượng Đế, nhưng điều gì không làm được người ta đều cầu Thượng Đế vì vậy tôi cho rằng Thượng Đế có sức mạnh lớn nhất trong tư tưởng của đa số con người. Tôi còn được nghe giảng giải rằng Thượng Đế đã tạo ra muôn loài, tạo ra sự sống v.v...

    Trả lờiXóa
  5. Theo em, trong 9 câu trên, có 7 câu nói đến vật, 2 nói việc. Hai câu việc thì chí lý. Còn vật thì...không mấy thuyết phục chính vì chữ VẬT. Có thể do dịch thuật chăng? Ví dụ: VẬT-NHU CẦU, HY VỌNG hì...

    Trả lờiXóa
  6. Trong ngôn ngữ (tôi dựa vào tiếng Việt) vật là cáí có hình khối,tồn tại trong không gian, và có thể nhận biết được. Nếu thế thì ở 2 câu đầu, thượng đế và vũ trụ đúng là vật. Ở các câu 3,4,5,6,9 thì các từ 'không gian, hi vọng, đức hạnh, tư tưởng, tự biết mình'không tồn tại trong không gian, mà tồn tại trong con người.
    Tất nhiên cách trả lời của Socrate là hợp lí và chính xác, vấn đề là cách dùng từ vật hợp lí và chính xác đến đâu?

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn các bạn Nhật Lệ, Công Lý, Tiến Hoàn, Thanh Mai, Song Thu, NGọc Trâm đã xem và cho ý kiến tranh luận. 1. Sokrates ( 470-399) Cho dù ông là một triết gia lỗi lạc nhưng ông sống cách chúng ta 2400 năm. Một khoảng cách về nhận thức thế giới là không thể tránh khỏi.
    Sokrates không viết các tác phẩm triết học. Cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu về ông rất khó khăn. Hiểu biết của chúng ta về ông, cuộc đời và sự nghiệp của ông dựa trên ghi chép của các học trò và người cùng thời.
    2. Có lẽ đóng góp quan trọng nhất của ông cho tư tưởng phương Tây là phương pháp truy vấn biện chứng, được biết đến dưới tên gọi "phương pháp Socrates" hay phương pháp “bác bỏ bằng logic” (elenchus)
    Để giải quyết một vấn đề, người ta chia nhỏ nó thành một hệ thống các câu hỏi, các câu trả lời sẽ dần dần kết tinh ra lời giải mà ta tìm kiếm. ( Bài sưu tầm trong entry này là một ví dụ)
    Ngày nay, ảnh hưởng của cách tiếp cận này có thể thấy rõ nhất ở việc sử dụng phương pháp khoa học, mà bước đầu tiên là đặt ra giả thuyết. Sự phát triển và sử dụng phương pháp này là một trong những đóng góp bền vững nhất của Socrates, đó là thành tố chính trong việc đánh giá ông là cha đẻ của triết học chính trị, luân lý học, và là người khởi đầu của các xu hướng chính trong triết học phương Tây.
    3. Tôi rất thích câu trả lời cuối cùng của ông, câu này thể hiện quan điểm của ông : “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”
    4. Đúng như một số bạn đã nói, sao một triết gia vĩ đại mà không phân biệt được khái niệm giữa cái hiện hữu và cái trừu tượng, giữa vật thể và sự việc. Tôi đã cố gắng nhưng không tìm được một bản nào bằng tiếng nước ngoài. Tôi cũng cho là vấn đề dịch thuật chưa diễn tả đúng ý của người phát ngôn.

    Trả lờiXóa
  8. Sao lâu nay "THỢ MÒ" ít đưa bài để mọi người đọc thế ? Hay thời gian chỉ dùng cho NĐ (DS) ? Hôm nào tôi và bà P "mời" KG đấy !

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn cụ Nhật Lệ và cụ P. Chúc hai cụ sang xuân nhiều sức khỏe và an khang thịnh vượng.

    Trả lờiXóa