Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Phi thuyền Việt Nam thử nghiệm thành công vào không gian: Sánh ngang các nước phát triển

















Các chuyên gia đầu ngành đánh giá, với thiết bị bay vào cận không gian của Phạm Gia Vinh, Việt Nam có thể sánh ngang các nước phát triển công nghệ này.

Đột phá trong nghiên cứu khoa học hàng không vũ trụ
Thông tin chàng trai Việt Phạm Gia Vinh chế tạo thành công phi thuyền bay vào không gian đã làm chấn động dư luận và giới khoa học Việt.
TS Vũ Quốc Huy, Phó trưởng Bộ môn Kỹ thuật Hàng không & Vũ trụ, Viện Cơ khí Động lực, ĐH Bách khoa Hà Nội đánh giá đây sẽ là một bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong nghiên cứu khoa học hàng không vũ trụ.
Theo TS Huy, trong 5 năm gần đây, việc nghiên cứu các thiết bị bay không người lái ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh. Các sản phẩm trong nước đã có các tính năng kỹ thuật tiên tiến tiếp cận với trình độ khoa học của thế giới như khả năng bay hoàn toàn tự động theo định vị GPS, khả năng tránh vật cản, khả năng nhận diện và xử lý hình ảnh từ trên cao….
Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có các khí cụ bay dân sự có thể đạt đến trần bay 30km. Nếu có thể sản xuất các khí cụ bay không người lái ở độ cao trên 30km, khoa học Việt Nam sẽ có đột phá trong nghiên cứu an ninh, quốc phòng.
Phạm Gia Vinh máy bay không người lái
Phạm Gia Vinh thường xuyên cập nhật những công nghệ mới của thế giới về máy bay không người lái
Độ cao 30km – 50km, thuộc tầng bình lưu, là tầng khí quyển rất ổn định và là điều kiện lý tưởng để có thể nghiên cứu được các hiện tượng khí tượng, biến đổi khí hậu cũng như nghiên cứu vũ trụ.
Hiện tại, để nghiên cứu khí tượng, Việt Nam thường dùng bóng thám không, tuy nhiên dạng bóng thám không này chỉ có kích thước nhỏ, đường kính khoảng vài mét, mang được tải trọng một vài kg.
“Như vậy, nếu có thể mang được khối lượng tới hàng trăm kg lên tới độ cao 30km, thiết bị của anh Vinh sẽ là một thành công đáng ghi nhận. Khả năng mang tải lớn như vậy sẽ cho phép thử nghiệm được các thiết bị cỡ lớn, ví dụ như các vệ tinh, ở môi trường cận vũ trụ”, TS Huy nói thêm.
Về mặt kỹ thuật, việc chế tạo và vận hành thiết bị bay không người lái đạt tới độ cao 30 km là một công nghệ không đơn giản. Trước hết là về công nghệ vật liệu, để lên được độ cao 30 km thì thiết bị bay phải bay qua tầng đối lưu của khí quyển, trong tầng khí quyển này nhiệt độ sẽ giảm dần đến mức thấp nhất là từ -50 0C đến -80 0C, phụ thuộc theo vĩ độ.
Thách thức lớn nhất nằm ở việc điều khiển thiết bị bay. Bài toán cần giải quyết ở đây là việc thiết bị liên tục tăng độ cao và phát nổ giống như bóng thám không. Để tránh hiện tượng này, cần có một thuật toán điều khiển phức tạp, nhất là khi việc điều khiển thiết bị thực hiện hoàn toàn ở dưới mặt đất, cách xa thiết bị hàng chục km.
Phạm Gia Vinh máy bay không người lái
Sản phẩm của Phạm Gia Vinh trưng bày tại Singapore có công nghệ hàng đầu thế giới
Hiện trên thế giới mới chỉ có một số quốc gia sở hữu công nghệ phát triển các khí cụ bay có trần bay trên 30km là Mỹ, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ấn Độ…
Lợi thế về giá thành sản phẩm
TS Huy đánh giá: “Việc có thể sản xuất các thiết bị bay không người lái có trần bay trên 30km sẽ là một bước tiến không nhỏ trong nghiên cứu về khoa học hàng không vũ trụ.
Về mặt kinh tế, nếu sản xuất được trong nước, thiết bị này chắc chắn sẽ có giá thành thấp hơn so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Việt Nam nếu sở hữu được công trình này sẽ cạnh tranh được với nhiều nước có nền công nghệ hàng đầu thế giới”.
Việt Nam hiện đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vũ trụ (Chương trình Khoa học Công nghệ về Công nghệ Vũ trụ được bắt đầu từ năm 2008). Khí cụ bay có trần bay trên 30 km sẽ là một thiết bị hỗ trợ hữu hiệu cho các nghiên cứu liên quan đến công nghệ vũ trụ của Việt Nam.
Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không – vũ trụ cho biết, dù tác giả công trình chưa công bố những số liệu cần thiết để giới chuyên gia có thể đánh giá toàn diện nhưng những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận.
TS Phạm Ngọc Lãng, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao đổi với VTC News rằng, ông đã đọc thông tin về công trình của Phạm Gia Vinh trên báo chí. Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam rất vui khi những thành công của công trình của Vinh được quốc tế công nhận và đơn vị này sẵn sàng hỗ trợ để công trình ngày càng phát triển.
TS Lãng mong muốn Phạm Gia Vinh thời gian tới sẽ làm việc cụ thể với các chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để có thể phát triển và ứng dụng các sản phẩm rộng rãi hơn.
Phạm Gia Vinh máy bay không người lái
Phạm Gia Vinh thường xuyên tham dự các hội chợ công nghệ quốc tế
Trò chuyện với PV, Phạm Gia Vinh khẳng định, thiết bị này có chi phí rẻ hơn nhiều máy bay và vệ tinh nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
“Công nghệ này, tôi nghĩ chúng ta cần phải có. Đó cũng là lý do, tôi quyết tâm về nước. Nếu được triển khai trong thực tế thì Việt Nam sẽ là nước đầu tiên ở Đông Nam Á áp dụng công nghệ này”.
Vị giám đốc trẻ tài năng cũng bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng, các tập đoàn công nghệ ở Việt Nam để phát triển các sản phẩm bay phục vụ cho quân sự và dân sinh.

9 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Thật vui mừng. Chúc Phạm gia Vinh tiếp tục thành công, phát triển thêm nhiều sản phẩm ứng dụng hơn nữa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù biết rằng thế giới đã có thiết bị tương tự được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thử nghiệm, thực nghiệm các thiết bị hàng không và hàng không vũ trụ, Vinh vẫn quyết nghiên cứu cho ra đời thiết bị bay ‘made in Vietnam’ có những điểm khác biệt nổi trội. Điểm khác biệt của khí cụ bay do Đông Giang chế tạo là khả năng thu hồi chính xác thiết bị sau khi hoàn thành thử nghiệm, tránh thất lạc và giảm chi phí tìm kiếm, thu hồi, giữ an toàn cho các thiết bị đo đạc đắt tiền lắp đặt bên trong

      Xóa
  3. Người Việt Nam có cái để tự hào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái tên Phạm Gia Vinh không còn xa lạ trong giới chơi máy bay mô hình ở Việt Nam. Vinh là chủ nhiệm CLB máy bay mô hình phía Bắc với hàng trăm mẫu máy bay được các bạn trẻ rất yêu thích.

      Tuy nhiên, ít ai biết chàng trai trẻ Phạm Gia Vinh (sinh năm 1983) lại đang là giám đốc Công ty CP Nghiên cứu & Phát triển Đông Giang Việt Nam – một trong số ít công ty chuyên về nghiên cứu và sản xuất máy bay không người lái ở Việt Nam. Tên công ty được lấy từ tên ông ngoại Vinh, Thiếu tướng Võ Đông Giang, nguyên Bộ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư.

      Nổi tiếng từ khi còn là sinh viên ngành Điện, Điện tử công nghiệp – Điều khiển tự động, Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại thành phố Rennes (Pháp), Phạm Gia Vinh vẫn quyết định về Việt Nam để thực hiện ước mơ được tự nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái.

      Vinh bắt tay phát triển các loại máy bay và khí cụ bay không người lái. Những sản phẩm đầu tiên là máy bay không người lái tự động và bán tự động (M94, M96) phục vụ huấn luyện phòng không.

      Ý tưởng chế tạo một thiết bị có thể bay được ở trần cao gấp 3 đến 5 lần máy bay thông thường hình thành khoảng cuối tháng 2/2014.

      Xóa
  4. Hay quá ! Nếu thành công thì Phạm Gia Vinh xứng đáng là " Nhân tài đất Việt" và cần được Nhà nước đối xử xứng đáng để anh tiếp tục cống hiến cho nền Khoa học nước nhà và thế giới .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thông tin bổ sung
      Từ thành phố Hyderabad (Ấn Độ), nơi thử nghiệm thiết bị bay do nhóm kỹ sư Việt Nam chế tạo, Phạm Gia Vinh, kiến trúc sư trưởng chế tạo con tàu chiều 15/3 cho biết, con tàu không người lái đã được thử nghiệm thành công ở độ cao 29,5km. Sau gần 2 tiếng đồng hồ bay ở độ cao cận vũ trụ, phi thuyền mang theo 3 con chuột đã trở về trái đất an toàn trong niềm vui bất tận của nhóm nghiên cứu, chế tạo.

      Phạm Gia Vinh cho hay, khoảng giữa năm nay, phi thuyền của nhóm anh chế tạo sẽ đưa người lên không gian. Dự án này được liên kết với tập đoàn InGenius của Singapore.

      "Nếu các điều kiện thuận lợi như hiện nay, đến khoảng giữa năm, chúng tôi sẽ đưa người vào không gian," Phạm Gia Vinh nói.

      Xóa
  5. kyvi19:13 15/08/2015
    ( QTr thân mến,mình com vào địa chỉ cụ KG không được ,hắn cứ từ chối, nên đành gửi vào đây, nhờ QTrung đưa về bài của KG giúp nhá) Thật đáng vui mừng, tự hào, nhưng cũng lắm băn khoăn. Tại sao cả một đội ngũ TS GS lại không làm được cái việc của một thanh niên -chủ một Cty tư nhân đã làm thành công ,trong khi chắc chắn anh ta không thể nhiều.tiền bằng NN? Thêm nữa, tại sao anh Vinh cũng giống như những người sáng tạo ra tầu ngầm mini, nâng cấp xe bọc thép, chế máy bay lên thẳng v.v cứ phải ra nước ngoài để hợp tác, thử nghiệm ,bán cho người ta mà không được làm trong nước ? Giờ đây có lẽ đã đến lúc nghĩ cách thiết thực hỗ trợ anh Vinh hoàn thiện bí quyết công nghệ này để áp dụng vào cuộc sống; trong đó có lĩnh vực quốc phòng. Là một CCB, tôi mong một ngày nào đó phi thuyền của chúng ta bay trên tầng bình lưu và đem theo vũ khí nguyên tử. Khi cần có thể điều khiển cho bay xuống mục tiêu mặt đất với tốc độ mà không loại đạn đạo nào có được, cũng không súng phòng không nào kịp bắn hạ ..Liệu khi đó, những kẻ như lão Mã,Ngưu v.v.hiếu chiến đòi đánh VN bằng tên lửa hạt nhân có còn dám ho he hay sợ dúm như lũ chuột?..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cụ kyvi. Tôi đã đưa com của cụ về blog của tôi Tôi cũng có suy nghĩ như cụ tại sao không phải bắt đầu từ VN mà lại là Ấn Độ. Liệu có phải vì VN chưa có đồng bộ thiết bị để hỗ trợ thí nghiệm này hay vì lý do nào khác? Cũng may là đến nay văn phòng thủ tướng đã có chỉ đạo và yêu cầu các ngành và địa phương liên quan hỗ trợ để làm thí nghiệm tại VN. Chúng ta mong mỏi cho kết quả tốt đẹp và tiếp tục phát triển . Nếu như một ngày nào đó đạt được như ý tưởng của cụ thì thật đáng mừng cho đất nước.

      Xóa