Sau gần 20 năm tìm tòi, gần đây khi Edward tiết lộ loại vũ khí mới này có uy lực vượt xa bom nguyên tử - vài gram sẽ có thể hủy diệt trái đất, khiến nhiều người sợ hãi và lo lắng. Năm 1990, tại căn cứ không quân Glyn, Mỹ, Tiến sĩ Kenis Edward và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát triển "cải cách vũ khí", Mỹ bắt đầu thực hiện công việc nghiên cứu vũ khí phản vật chất này.
Ba đại "Bí mật của thế kỷ"
Đầu năm 2009, trong cuộc họp với các quan chức cao cấp quân sự Lầu Năm Góc, giới thiệu về tiến triển nghiên cứu phát triển vũ khí phản vật chất (VKPVC), Tiến sĩ Edward nói: "Ba đại bí mật thế kỷ đã kích thích những nghiên cứu của tôi".
Edward cho biết, "bí mật thế kỷ" đầu tiên và nổi tiếng nhất là vụ nổ Tungus. Sự kiện kỳ lạ này xảy ra vào lúc 7h17’ sáng ngày 30/6/1908 tại 60,55 độ vĩ Bắc, 101,57 độ kinh Đông gần sông Podkamennya vùng Tunguska hẻo lánh thuộc miền Trung Siberi nước Nga, nơi có độ cao so với mặt nước biển là 7.500m. Những người bản địa và người Nga sống trên những quả đồi phía bắc hồ Baican thấy một cột ánh sáng màu xanh di chuyển trên bầu trời.
Khoảng 10 phút sau, vùng trời bên trên cánh rừng phía bắc bị lửa bao trùm, hơi nóng đến mức như cảm giác lửa đang cháy lem lém quần áo, kèm theo là một tiếng nổ lớn, tiếng nổ này như có vẻ ngày một lan rộng ra. Sau những âm thanh này là một đợt sóng chấn động hất ngã mọi người và làm vỡ cửa sổ ở cách hàng trăm dặm, kèm theo là sự di chuyển của đất đá do gió nóng mạnh.
Một số người khác phát hiện ngay sau đó phía trên đường chân trời phía Bắc bao phủ mây màu xám tro... Khoảng 60 triệu cây thông bị đốn đổ trên một vùng rộng 2.150km2. Người và động vật bị ném xa tới 40 dặm. Những đám cháy còn tiếp tục nhiều tuần sau. Dao động địa chấn đo được có ảnh hưởng xa đến 600 dặm và các trạm địa chấn ở cả châu Âu và châu Á đều ghi được những dao động bất thường trong áp xuất khí quyển.
Lần thứ 3 "bí mật thế kỷ" xảy ra lúc 22h ngày 29/4/1984. Khi đang bay trên bầu trời bang Alaska (Mỹ), cơ phó của một chiếc máy bay Nhật Bản phát hiện phía trước có một đám mây hình nấm khổng lồ đang lan rộng. Cơ trưởng của 3 chiếc máy bay khác trên cùng đường bay cũng nhìn thấy hiện tượng lạ này. Nhưng sau khi cả 4 chiếc máy bay này hạ cánh, các nhân viên trên máy bay và trên thân máy bay đều được kiểm tra, đã không phát hiện thấy bất kỳ dấu tích nhiễm phóng xạ nào.
Ba "bí mật thế kỷ" đó lúc nào cũng quay cuồng trong đầu Tiến sỹ Edwards. Năm 1986, khi việc nghiên cứu về "phản vật chất" của các nhà khoa học đạt được những bước tiến mang tính đột phá, một số người, trong đó có tiến sỹ Edwards, đã giật mình, đặt câu hỏi: Phải chăng ba "bí mật thế kỷ" trên đều liên quan đến phản vật chất. Sức công phá của một quả bom phản vật chất lẽ nào còn kinh khủng hơn nhiều quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật năm 1945?
Nghiên cứu bom phản vật chất
Edward sinh năm 1960, công dân Mỹ. Năm 1990, tốt nghiệp ngành vật lý tại Viện Công nghệ Massa, Mỹ, rồi nhận bằng Tiến sĩ, sau đó đến làm việc tại Cơ sở Nghiên cứu máy gia tốc quốc gia Feymi, Mỹ. Tại đây, Edward bắt đầu đi sâu nghiên cứu lý luận phản vật chất.
Theo hướng đó, Tiến sỹ Edwards lao vào nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt là từ năm 2000. Bốn năm sau, nhà khoa học này xuất hiện trong một cuộc hội thảo về các khái niệm hiện đại do cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức. Tuy không tiết lộ về những tiến triển trong việc nghiên cứu vũ khí phản vật chất của Mỹ, nhưng ông Edwards đã tỏ ra khá nôn nóng khi cho biết mặc dù đầu tư nguồn nhân lực, vật lực khổng lồ, nhưng việc nghiên cứu về phản vật chất của các nước vẫn tiến triển rất chậm. Nguyên nhân là không có cách nào sản xuất ra được đủ lượng phản vật chất bằng máy gia tốc hạt.
Hơn nữa, giá thành sản xuất phản vật chất quá cao. Bởi theo tính toán, muốn có được lượng phản vật chất nặng 1/1000 tỷ gam, con người phải bỏ ra khoảng 6 tỷ USD. Ngoài ra, hoạt động của các electron dương rất khó khống chế và cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đặc chế ra loại dụng cụ đựng chúng. Phát biểu xong, Tiến sỹ Edwards rời hội thảo luôn. Từ đó, không ai nhắc tới nhóm nghiên cứu của ông ta nữa. Mọi người cho rằng do biết được sự khó khăn và phức tạp trong việc nghiên cứu về phản vật chất, nên Edwards đã rút lui.
Kinh hoàng hơn bom nguyên tử?
Theo tiết lộ, tháng 8/2008, Edward xuất hiện tại Lầu Năm Góc, báo cáo trước các quan chức cao cấp quân đội Mỹ về thành quả tiến triển nghiên cứu mới nhất của ông ta về VKPVC. "Trên nghiên cứu VKPVC của chúng ta đã có được sự đột phá quan trọng, chúng ta đã thành công trong việc nghiên cứu phát triển một loạt dụng cụ có thể tồn giữ phản vật chất lâu dài có hiệu quả, điều này có nghĩa là việc sử dụng phản vật chất trong quân sự sẽ trở thành hiện thực"! Sau đó, Edward bắt đầu trình bày trước giới quân sự về uy lực của VKPVC.
Đồng thời, Tiến sĩ Edwards cũng cho chiếu lên màn hình những hình ảnh về cuộc diễn tập mô phỏng máy tính, có tên "Cuộc tấn công đặc biệt phản vật chất" với giả thuyết: Một ngày vào năm 201X, một binh sĩ Mỹ mang theo một quả bom PVC định giờ tiềm nhập vào thủ đô nước C; vào trong một nhà vệ sinh của tòa nhà Bộ Tổng tham mưu nước C gần trung tâm thành phố, đặt quả bom rồi ung dung đi ra.
Đúng như kế hoạch, bom định giờ phản vật chất nổ, tòa nhà Bộ Tổng tham mưu nước C và các công trình phụ cận đổ sụp hết. Quả bom PVC mà binh sĩ này mang chỉ nặng 1 phần 50 triệu gram. Tiếp sau đó, một quả bom xung mạch PVC nổ trên không tại nhà máy điện và mạng thông tin nước C, chỉ trong nháy mắt mọi hoạt động quân sự và xã hội của nước này tê liệt hoàn toàn... Lúc đó, có tướng lĩnh đã thốt lên: "Nếu vậy, chỉ cần quả bom phản vật chất nặng vài gram sẽ hủy diệt toàn cầu".
Kết thúc diễn tập, Edward giải thích: "Quan hệ giữa vật chất và phản vật chất rất giống với học thuyết âm dương của Trung Quốc. Trong tự nhiên, bất cứ một hạt thứ nguyên tử nào (hạt nhỏ hơn nguyên tử) đều có một loại phản vật chất đối ứng với nó. Nếu va chạm mạnh với nhau chúng sẽ mất đi, nhưng sẽ giải phóng ra năng lượng cực lớn. Bom phản vật chất được tạo ra trên cơ sở nguyên lý này, uy lực chẳng kém gì bom khinh khí. Nhưng đó là loại bom khinh khí sạch vì nó không gây ra ô nhiễm "bức xạ hạt nhân".
"Đặc biệt, phản vật chất không chỉ được ứng dụng để chế tạo bom phục vụ chiến tranh. Một gam phản vật chất có thể tạo lực đẩy phóng vào vũ trụ 23 chiếc phi thuyền. Chính vì thế, phản vật chất sẽ làm thay đổi về căn bản mô hình cung cấp năng lượng", Tiến sĩ Edwards nhấn mạnh.
Màn hình đã tắt, nhưng các quan chức Lầu Năm Góc vẫn bàng hoàng. Quả thực, sức công phá của bom phản vật chất đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với họ. "Thật kinh khủng! Như vậy, chỉ cần một quả bom phản vật chất nặng vài gam là có thể hủy diệt cả trái đất này", một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc thốt lên. Dư luận hiện đang rất lo ngại. Bởi với uy lực lớn, khả năng che giấu cao, lại không để lại di họa bức xạ hạt nhân, nên nếu bom phản vật chất lọt vào tay những kẻ hiếu chiến, khủng bố thì hậu quả thật khôn lường.
Và loại vũ khí mới mà Edward gọi là "sạch" này lại khiến các nhà quân sự thế giới hết sức lo lắng. Một số nhà khoa học, nhà sử học, trung tâm nghiên cứu cao cấp Đại học Prinston, Mỹ đã chỉ ra, VKPVC "sạch" khác xa so với vũ khí hạt nhân "bẩn" và nó còn đáng sợ hơn nhiều. Bom nguyên tử thông thường, bom hydro nói chung chỉ coi là thủ đoạn uy hiếp chiến lược, cơ bản không được sử dụng trong chiến tranh thông thường và chiến tranh cục bộ. Vì chúng ngoài uy lực lớn, còn sinh ra bức xạ hạt nhân, gây ô nhiễm thổ nhưỡng, không khí, nguồn nước khu vực chiến tranh, đồng thời tạo ra tổn thương nhiễm phóng xạ đối với sinh vật và thực vật, dẫn đến thảm họa nhân đạo.
Giới phân tích cho rằng, sự lo lắng của các chuyên gia quân sự không phải không có lý. Vì ngay từ năm 2004, sau khi Edward công khai kết quả tiến triển nghiên cứu phản vật chất của ông ta, một số nước đã lao vào nghiên cứu phát triển lĩnh vực nhạy cảm này. Pháp và Thụy Điển đã hợp tác xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phản vật chất châu Âu; Cơ sở nghiên cứu vật lý cao năng của Nga cũng đang nghiên cứu phản vật chất dùng cho quân sự. Cho nên, giới khoa học Mỹ đã gọi Edward là "Người cha của VKPVC", nhưng có người đã ví Edward như là "người mở bình ma quỷ"
Vân NamNguồn : http://cstc.cand.com.vn/cstc-2010/Bi-mat-vu-khi-ghe-ron-nhat-thoi-dai-313466/
Có lẽ thành tựu khoa học này gây lo sợ nhiều hơn là vui mứng bạn ạ.
Trả lờiXóaTôi lo nhất là cái thăng Trung cộng ,nó săn sàng vung tiền ra mua các nhà khoa học làm việc cho nó .
Trả lờiXóaCó lẽ đâu không phải là vũ khí phòng vệ...Vậy nên nó thật không đáng mong muốn, em nghĩ thế anh ạ!
Trả lờiXóa