Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

VỀ THĂM KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG


Cùng với Đoàn tham quan du lịch do khu phố tổ chức. Chúng tôi đã có một chuyến VỀ THĂM KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG trong đúng 1 tuần. Di chuyển bằng máy bay từ TPHCM ra Đà Năng, thăm phố cổ Hội An. Rồi đi ô tô ra Huế, Quảng Trị, Đông Hà, Đồng Hới. Thăm cố đô Huế, thăm chùa Thiên Mụ, thăm khu bảo tàng thành cổ Quảng Trị, thăm cầu Hiền Lương, viếng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp,  viếng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, thăm động Thiên Đường, thăm thánh địa Lavang, thăm chùa Thiền không Sơn thượng, thăm chùa Linh Ứng ...


ĐÀ NẴNG – THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG NHẤT VIỆT NAM

                         

                       
Những chuyện “hổng” giống ai

  Nhắc đến Đà Nẵng là người ta thường nghĩ ngay đến chương trình “5 không, 3 có”, 5 không là không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của. Sau 5 năm tích cực triển khai kể từ năm 2000, kết quả đạt được thật là mỹ mãn.

  Sau "5 không", Đà Nẵng “dấn” thêm bước nữa đó là triển khai chương trình "3 có" . “ 3 có”  là có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
 Rất nhiều cây cầu ở Đà Nẵng không chỉ là nơi đi lại mà còn là một công trình nghệ thuật, nơi tham quan du lịch
Tuy nhiên, một việc khá nổi tiếng, đã đem lại bộ mặt khang trang và hiện đại cho Đà Nẵng mà ai cũng biết, nhưng lại chưa địa phương nào làm được đó là vấn đề giải phóng mặt bằng để làm đường. Không như các thành phố khác, khi giải phóng mặt bằng để làm đường, Đà Nẵng thường lấy vào 2 bên đường mới một khoảng không từ 30 đến 50 mét và sau đó quy hoạch bán đấu giá. Việc này theo ông Thanh không chỉ tạo ra những con đường khang trang, sạch đẹp do việc xây dựng đồng bộ, tránh được nhà siêu mỏng, siêu méo, mà nó còn tạo ra nguồn vốn lớn từ chính quỹ đất này do đường sá khang trang, rộng rãi nên giá đất tại những khu vực này cũng đã tăng lên rất nhanh. Không chỉ dừng lại tại đó mà việc đấu giá những lô đất hai bên đường mới cũng sẽ tránh được việc lợi dụng biết trước quy hoạch để mua đất bên trong chờ ra mặt đường.

  Một việc khác cũng chưa từng có tiền lệ đó là xây dựng bệnh viện ung thư và bệnh viện phụ nữ. Bệnh viện ung thư ở Đà Nẵng là do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đóng góp. Đà Nẵng đã quyên góp được hàng trăm tỷ đồng xây dựng nên một bệnh viện cho những người ung thư với hơn 500 giường . Đối với bệnh viện phụ nữ thì đây có lẽ là nơi khám chữa bệnh đầu tiên trên cả nước duy nhất chỉ dành cho phụ nữ. Tất cả chị em bị ung thư sẽ được chữa trị miễn phí”

                      
                      

                     

                     

                     

                     

                     

                     

                    

                     

                                       


   Đà Nẵng luôn cầu thị và tiếp thu những ý kiến của các chuyên gia để xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố văn minh, hiện đại 
Đối với vấn đề thu hút nhân tài, tránh chảy máu chất xám, Đà Nẵng đã có những “chiêu” tỏ ra rất cao tay đó là thành lập ra một trường trung học chuyên Lê Quý Đôn. Tất cả những em theo học ở đây đếu phải trải qua cuộc thi tuyển đầu vào gắt gao, không có chuyện nhờ vả, chạy vạy hay xin xỏ. Khi ra trường em nào xuất sắc sẽ được cho đi học tiếp ở nước ngoài, em nào giỏi học đại học trong nước và tất cả đều được thành phố tài trợ kinh phí ăn học sau đó quay về được bố trí công việc phù hợp và đặc biệt phải cống hiến cho thành phố ít nhất là 7 năm. Thực tế là trong thời gian làm việc tại Đà Nẵng thì họ đã gắn bó với Đà Nẵng, gắn bó với công việc và đặc biệt là họ sẽ xây dựng gia đình và sinh con đẻ cái. Đó chính là nguyên nhân giữ người tài ở lại với Đà Nẵng và tại sao Đà Nẵng không bị chảy máu chất xám trong thời gian qua.


“Nói không” với tệ nạn

   Trong khi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay các đô thị lớn trên toàn quốc đang phải “vật vã” với tệ nạn đua xe trái phép, thì đối với Đà Nẵng chuyện này lại trở thành chuyện nhỏ.  Với Đà Nẵng, nếu đua xe sẽ bị tịch thu phương tiện bán và xung công quỹ để ủng hộ người nghèo, không có chuyện phạt, gọi điện hay nhờ vả xin xỏ.
   Với người nghiện ma túy, khi phát hiện Đà Nẵng kiên quyết đưa đi tập trung cai nghiện mà không để ngoài xã hội nên đã tránh được nhiều tệ nạn, móc túi, cướp giật và đặc biệt là cướp của giết người. Không những thế, chính quyền Đà Nẵng còn treo thưởng cho những ai phát hiện ra người nghiện hút chích ngoài đường sẽ được thưởng tiền. Nhưng hình như kể từ khi đề ra quy định này vẫn chưa có ai được thưởng bởi dù người dân “lọ mọ” đến mấy thì cũng khó có ai phát hiện ra người nghiện ngoài đường.

 Ngày càng có nhiều du khách muốn đến với Đà Nẵng
   Với vấn đề bạo hành trong gia đình, Đà Nẵng đã có sáng kiến có một không hai đó là đích thân Bí thư thành ủy ký giấy mời và đứng ra gặp hơn 130 ông chồng hay đánh vợ đến để khuyên nhủ. Sau khi được đích thân Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh ân cần tâm sự và khuyên nhủ thì tất cả các ông chồng trên đều tự nguyện ký vào cam kết sẽ không đánh vợ nữa.


 THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ



                                  
Người chiến sỹ trẻ nhất hy sinh trong 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị.
                                   Khi hy sinh anh mới có 14 tuổi 



                      

Thành Cổ trong cuộc tấn công chiến lược 1972 và trận chiến 81 ngày đêm lịch sử
Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam bắt đầu. Ngày 30/3/1972 hai Sư đoàn 304 và 308 với sự hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh đã vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Đồng thời từ phía Tây, Sư đoàn 324B với xe tăng hỗ trợ theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Với sự lợp lực của quân ta đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ. Quân ta tiến đánh vào các vị trí phòng thủ của sư đoàn 3 VNCH làm tan rã lực lượng địch.
Ngày 28 tháng 4 ta chiếm được Đông Hà và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, quân VNCH được lệnh rút về trấn thủ tại sông Mỹ Chánh.
Ngày 2/5 Thị xã Quảng Trị được giải phóng. Thắng lợi của chiến dịch Quảng Trị năm 1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ đến bờ vực phá sản, tạo đà và thế cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam.
                        

Để mất Quảng Trị, Mĩ - nguỵ đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị. Trong lịch sử chiến tranh, chưa có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm một toà thành có chu vi chưa đầy 2.000m mà đối phương huy động một lực lượng hùng hậu: với sự hỗ trợ của hạm đội tên lửa Mỹ, hàng loạt máy bay ném bom B52, một khối lượng bom đạn khổng lồ như ở chiến dịch tái chiếm Thành Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo.
Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng các anh vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay. Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê của phòng quân lực, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.
Do hoả lực của địch quá mạnh, phòng tuyến vòng ngoài của ta bị vỡ dần. Từ đầu tháng 9 đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong lòng thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố, từng mảng tường Thành Cổ. Thời tiết lúc này không thuận lợi, áp thấp nhiệt đới liên tục xảy ra, nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Lợi dụng tình hình đó địch tăng cường bắn phá vào công sự của ta. Các chiến sỹ của ta vừa thay nhau tát nước chống ngập công sự, vừa chống trả địch, suốt ngày ngâm mình trong nước, ăn lương khô, uống nước lã nên sức khoẻ giảm sút, thương vong rất lớn có ngày trên 100 người.

Việc cố thủ giữ Thành Cổ Quảng Trị trong chiến dịch đánh phản kích 81 ngày đêm, khi một giải pháp có tính chất quyết định cho cuộc chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi kết trên bàn đàm phán Pari, thì nó thực sự có ý nghĩa sống còn cho cả hai phía. Điều này được thể hiện: ta thì hạ quyết tâm giữ cho bằng được thành còn địch cố chiếm cho được thành bằng mọi giá, khi dư luận trong nước cũng như trên thế giới đang từng giờ từng phút hướng về Thành Cổ Quảng Trị. Sự kiện địch không thực hiện được mục tiêu “cắm cờ” trên Thành Cổ trước ngày 13-7-1972, chúng bày ra trò đắp thành giả tại làng Trâm Lý (cách Thành Cổ Quảng Trị hơn 2km) rồi quay phim, chụp ảnh, công bố đã chiếm lại được Thành Cổ Quảng Trị tại Hội nghị Pari, là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc làm chủ Thành Cổ Quảng Trị trong thời điểm quyết định năm 1972. Khi một giải pháp có lợi cho ta tại Hội nghị Pari cơ bản đã được định đoạt, thì việc giữ Thành Cổ không còn ý nghĩa nữa, ta quyết định rút ra khỏi Thành về án ngữ bờ Bắc sông Thạch Hãn, mặc dù cái giá phải trả cho sự kiện này khá đắt, lực lượng ta bị hao hụt thương vong khá nhiều.

Trong 81 ngày đêm đó để chiếm lại thành cổ Quảng Trị 16ha và cả thị xã Quảng Trị hơn 3km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom. Báo chí phương Tây thời đó bình luận tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroxima Nhật Bản năm 1945. Do vậy 81 ngày đêm ấy toàn bộ thị xã và tòa thành cổ này bị san bằng. Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu... Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành, cổng tiền đã được tu sửa.

                  
                      Dưới chân tượng đài Mẹ Suốt ( Đồng Hới)

Cũng trong 81 ngày đêm đó, hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì vậy mà ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này.
Thành Cổ Quảng Trị ngày nay - Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung

Do hàng ngàn chiến sỹ ta cho đến hôm nay vẫn còn nằm dưới mảnh đất này, vì thế mà các công trình dưới thời nhà Nguyễn sẽ không còn được phục dựng lại nữa. Thành Cổ được xây dựng thành một công viên văn hoá, tưởng niệm và tri ân tôn vinh những người đã vĩnh viễn nằm nơi lại đây. “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. Cỏ xanh non tơ cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình”. Lời bài hát “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền cũng chính là lời nhắn nhủ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân từ Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa. Anh đến với đài tưởng niệm cho hàng ngàn đồng đội đang yên nghĩ vĩnh hằng dưới lớp cỏ non xanh của khu di tích thắp nén tâm hương mà lòng sót xa nhắn nhủ:

CỎ NON THÀNH CỔ
        Sáng tác : Tân Huyền

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.


THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ CHIỀU NAY
Tác giả : Sơn Thủy
Về thăm Quảng Trị chiều nay
Nắng như đổ lửa rặng cây thẫn thờ
Mênh mông thảm cỏ non tơ
Nơi Anh ngã xuống bây giờ anh linh.

Tháp Đài tưởng niệm quang vinh
Như tia máu đỏ trường sinh tuôn trào
Ôi dòng Thạch Hãn ngày nào
Bấy lâu sóng vẫn cồn cào đáy sông.

Anh nằm đâu đó biết không
Mẹ già khắc khoải ngóng trông tháng ngày
Quảng Trị Thành cổ chiều nay
Lâng lâng nỗi nhớ đong đầy ước mong.

Tháp Đài tưởng niệm - Bút Rồng
Vẽ tên Anh giữa ngàn trùng nước non
Nén nhang thầm nguyện vuông tròn
Ru hồn Anh mãi - mãi còn tiếng ru. 
 


Trở lại chiến trường xưa, đứng trước dòng Thạch Hãn hiền hoà mang trong mình bao máu xương của biết bao đồng đội, Lê Bá Dương, một người từng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị đã cảm tác những dòng thơ nổi tiếng:

“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”


VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Mộ phần Đại tướng ngự trên vùng đất bằng phẳng cao nhất. Thấp hơn một chút là tháp chuông trong khuôn viên theo phong cách thờ tự, tháp được gia đình Đại tướng dựng lên từ năm 2009. Trên đó in rõ tên của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Bốn chữ lớn đúc vào chuông: “Vũng Chùa Hồng Chung”, các bức khánh khắc thơ của nhiều sư tổ danh tiếng. Từ gác chuông này, nhìn về phía đông nam là một phần của Biển Đông, phóng tầm mắt ra xa hơn là Đảo Yến, sau lưng là núi Mũi Rồng hùng vĩ.  Theo thuật phong thủy, đó là địa thế lý tưởng, đắc địa. Dưới núi Rồng là thung lũng Rồng hết sức nên thơ, ở giữa núi Rồng cao sừng sững, hai bên chạy theo hướng vòng cung đông nam, địa hướng lý tưởng, không lệch bất cứ một phút, một giây nào khi đưa la bàn lên kiểm chứng.

             

            


Ở ĐỜI CÒN RẤT NHIỀU NGƯỜI TỐT.
     Chuyện là thế này : Hôm đi thăm động Thiên Đường , trên đường về chị Thắng có một cuộc gọi từ ACB bank hỏi cô bị mắt giấy CMND , chị ngạc nhiên trả lời tôi đang đi chơi ở Quảng bình làm sao lại mất CM ở SG được, chị cho rằng chắc là lừa đảo đây . Cách vài tiếng sau có một cuộc gọi khác với nội dung cũng vậy. Chị kiểm tra lại thì ra cái bóp trong đó đựng CMND đã không còn nữa. Gọi lại cho ACB bank thì mới biết trong ví của chị có cái thẻ ATM của NH , người nhặt được đã gọi từ động Thiên Đường ngược về ACB và nói cho NH biết như vậy, người đó tên là Nguyễn Mạnh Hùng, ở Quảng bình . Sau đó gọi lại cho anh Hùng, lái xe của Đoàn liên lạc với anh Hùng nói cách gửi về Đà nẵng . Khi xe của Đoàn về cách Đà nẵng vài chục km thì đã nhận được tin vợ anh Thìn ( lái xe của Đoàn ) đã  nhận được giấy tờ. Việc nhận giấy tờ của vợ anh lái xe cũng là một hành động đáng khâm phục. Giữa trưa, khi nhận được tin giấy tờ đã về đến Đà Nẵng, vì nhà không có người lớn nên chị đã chở cả 3 con nhỏ trên xe máy chạy mấy cây số đi nhận giấy tờ cho một người mà chị chưa hề quen biết. Ngạc nhiên nhất là cái bóp được bao cẩn thận trong phong bì kín , giở ra vẫn còn nguyên giấy tờ và tiền ( gần một triệu ) . Mọi người trong đoàn rất xúc động và nói với nhau là hoá ra còn có nhiều người thật là tốt. Anh Hùng đó đã rất tận tuỵ trong việc liên lạc với đoàn , và rất thông minh khi hỏi ngược lại ACB bank để biết số điện thoại về người có giấy tờ . Chúng tôi rất cám ơn anh Hùng , nếu không gặp người tốt và nhanh nhẹn thông minh như anh thì việc về lại TP của chị Thắng sẽ rất khó khăn vì không có CMND thì làm sao lên máy bay được. Người mang ơn anh Nguyễn Mạnh Hùng là chị Lê Thị Thắng, mẹ của hoa hậu Ngọc Khánh. Đó là một kỷ niệm đẹp của chuyến đi, và mọi người đều thốt lên rằng Ở ĐỜI CÒN RẤT NHIỀU NGƯỜI TỐT.

                                         PHỐ CỔ HỘI AN 

              

                

                 


                                        THÁNH ĐỊA LAVANG 

Gọi là Thánh địa Lavang vì mảnh đất này nguyên có tê là Lá Vằng. Người Pháp phiên âm là LAVANG. Đây là mảnh đất hiếm hoi mà suốt 30 năm chiến tranh không có bom rơi đạn nổ kể cả từ hai phía. Ở đây có đặc sản là cao Vằng LAVA, bổ dưỡng cho người gia và phụ nữ có thai. 

                 

                  

                 
                                       Cao chè Vằng 

               
                          Trong chùa Thiền Không sơn thượng

                
                             Dưới chân cột cờ bên cầu Hiền Lương mới


Trong chùa Linh Ứng


14 nhận xét:

  1. Bạn KỲGAI vừa thực hiện một chuyến du lịch với nội dung quá phong phú và ấn tượng. Được đọc những điều bạn kể về Đà Nẵng thấy khâm phục quá, những điều về Thanh cổ Quảng Trị rất cảm động. Bạn viết về thăm mộ Đại tướng hơi ngắn nhưng đủ để một lần nữa cảm nhận và khâm phục tầm nhìn của Đại tướng. Kỷ niệm về chuyện trả lại cái ví rất thú vị. Đúng, không phải không còn người tốt. Chúc mừng bạn đã có một chuyến đi đến nhiều địa danh lịch sử rất thú vị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn TH đã ghé thăm blog và cho lời bình. Với những địa danh đã đi qua, có thể viết hoặc sưu tầm rất nhiều, nhưng khuôn khổ bài viêt có hạn, mong thông cảm. Nếu có thể mời bạn xem bài sưu tầm của tôi trước bài này. Có nhiều điều thú vị và không ngờ. Không hiểu sao bài này không hiện lên trong danh mục của LSQL.

      Xóa
    2. Công Kỳ ơi, bài trước của bạn tôi đã đọc ở một đ/c khác rồi. Còn nó không hiện lên trong danh mục của LSQL và các blog khác mà chỉ hiện tên bạn thôi là vì bạn không đánh máy nó vào ô dành riêng cho "Tiêu đề bài" ở phía trên chỗ viết bài. Nếu bạn đánh vào đó thì nó sẽ trở thành một đường Link. Đánh vào đó rồi bạn không cần đánh ở ô viết bài nữa. Và nó sẽ có màu, kiểu chữ, cỡ chữ thống nhất cho tất cả các bài viết của bạn. Cái này có thể đặt một lần theo ý muốn, nếu không nó sẽ mặc định.

      Xóa
  2. Bạn có tự leo vào động Thiên Đường được không thế?
    May mà mình đã đi khi còn có sức và chân chưa què, bây giờ thì đành chịu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn TM đúng là có con mắt vạn dặm. Quả là tôi và 4 người nữa đã không leo vào động Thiên Đường, Đành ngồi bên ngoài thưởng thức cảnh núi rừng, chờ 2 tiếng đồng hồ. Ngoài ra trong chuyến DL này khi lên ca nô để ra Cù Lao Chàm, chạy được khoảng 15 phút, vì hôm đó thời tiết xấu, sóng nhồi dữ quá, nhiều cụ không chịu nổi nên đã phải biểu quyết, đa số yêu cầu quay vào nên đã phải bỏ dở chương trình. Coi như chúng tôi hôm ấy chúng tôi đã thực hiện một tuor CÙ LAO CHUỒN.

      Xóa
    2. Mình chỉ suy đoán, nếu bạn vào được động Thiên Đường thì không thể không chụp ảnh trước cảnh thiên đường trong động. Lần đoàn mình đi có cụ 80 tuổi nhờ có một cháu nhân viên ở đó dìu đi vẫn lên được động. Các cháu phục vụ đều bảo bác nào cần cõng chúng cũng sẵn sàng cõng lên núi!

      Xóa
  3. Tôi nhận thấy C KỲ là người có sức khỏe tốt nhất trong số anh em QL ở SG .Đinhiều nơi như vậy mà vẫn tươi roi rói .Bái phục !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn nhận xét của cụ Duy Khắc, nói chung trong chuyến đi tôi khá khỏe, nhưng riêng chương trình leo vào động Thiên Đường tôi không dám đi vì sợ cái bệnh dãn tĩnh mạch chân của tôi nó trở chứng.

      Xóa
  4. Các bạn đã có một chuyến đi vô cùng có ý nghĩa và vui. Bạn C.Kỳ đã kể rất chi tiết chuyến đi, làm tôi cũng cảm thấy như mình đang cùng các bạn.
    Có một điều tôi tự hỏi : tại sao TP.Đà Nẵng lại làm được "5 không, 3 có" mà những TP khác không làm được?, phải chăng ĐN đang đi đúng hướng, hợp lòng dân?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyến đi quả có rất nhiều xúc động. Người lái xe của Đoàn nói rất nhiều chuyện về ông Nguyễn Bá Thanh, thời ông còn l/v ở Đà Nẵng. Chính những câu chuyện của anh lái xe đã tạo cảm hứng cho tôi sưu tầm về ĐN và cũng tự trả lời được câu hỏi vì sao ĐN làm được "5 không 3 có"..

      Xóa
  5. Chúc mừng cụ Công Kỳ đã có chuyến đi Miền Trung rất vui vẻ và ghi lại nhiều cảm nhận sâu sắc.
    Chắc trên đường đi thế nào các cụ cũng hát những bài hát về Miền Trung nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoàn DL này do khu phố tốc chức mà nòng cốt là đội văn nghệ và CLB khiêu vũ cho nên trên xe chúng tôi đã hát hàng trăm bài hát truyền thống, những bài hát đã trở thành kỷ niệm của chúng ta một thời.

      Xóa
  6. Dù sinh ra ở Ha Nôi nhưng Huế và miền Trung vẫn la Quê hương của gia đinh tôi, Mộ Ông Nội tôi vẫn còn ở đó, chuyến đi của Cụ rất hay và đẹp. Tôi đi Đà Nẵng nhiều lần và đung như cảm nghĩ của Cụ : Đây là nơi đáng sông nhất VN hiện nay, một thành phố xanh sạch đẹp thưc sự, quy củ ngăn năp, trật tự kỷ cương , nếu cả nước được như vậy thì mới hy vong một nước VN văn minh hiện đai, không hiểu sao người ta không học những kinh nghiệm ấy, thói kèn cưa, ghen ăn ghét ở con lưu hành thì không thể nào nhân rông những điển hình tốt như Đà Năng. Buồn thay cho thực trạng đất nước lúc này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau khi nghỉ hưu, khoảng năm 2005 - 2006 tôi có làm việc ở công trình thủy điện A Vương cách Đà Nẵng khoảng 70-80km. Thời gian đó tôi thường qua lại Đà Nẵng. Gần 10 năm tôi lại mới có điều kiện trở lại Đà Nẵng, quả thực ĐN đã thay đổi rất nhiều và trở thành một TP hiện đại, yên bình xanh sạch. Mong rằng các TP khác cũng theo đượv như ĐN, tuy nhiên cũng hiểu rằng điều đó thật khó khăn, cái khó không phải vì nghèo tiền nghèo bạc mà chính là nghèo tấm lòng " vì nhân dân quên mình".

      Xóa