43 năm kể từ chuyến kinh lý năm 1971 của Đô đốc Thomas Moorer mới có sự hiện diện tại Việt Nam của một Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, đại tướng lục quân Martin Dempsey (từ ngày 13 đến ngày 16-8-2014). Sự kiện được hãng tin AP miêu tả là nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước.
Liệu, một lần nữa, có thể hy vọng gì đó trong quan hệ quân sự song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, trong khi tất cả cuộc gặp trước đó, tổ chức ở Mỹ hay Việt Nam, cũng đều được miêu tả tương tự, đại loại “thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước” hay “củng cố quan hệ quốc phòng hai bên”? Mức độ “đi vào thực chất và có chiều sâu”, như ngôn ngữ sáo mòn của truyền thông Việt Nam, đã không phản ánh thực tế như những tuyên bố trong hoặc sau các cuộc gặp.
Liệu, một lần nữa, có thể hy vọng gì đó trong quan hệ quân sự song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, trong khi tất cả cuộc gặp trước đó, tổ chức ở Mỹ hay Việt Nam, cũng đều được miêu tả tương tự, đại loại “thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước” hay “củng cố quan hệ quốc phòng hai bên”? Mức độ “đi vào thực chất và có chiều sâu”, như ngôn ngữ sáo mòn của truyền thông Việt Nam, đã không phản ánh thực tế như những tuyên bố trong hoặc sau các cuộc gặp.
Gút mắc vấn đề có lẽ nằm ở Việt Nam nhiều hơn phía Mỹ, thậm chí đối với cuộc gặp của một viên chức dân sự tối cao lãnh đạo Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, tức ông Bộ trưởng (người có quyền hoạch định chính sách quốc phòng và ngoại giao quốc phòng, ở vị trí như một cơ quan hành pháp), chứ không phải đối với một người chỉ đứng đầu cánh nhà binh như ông Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng. Nói cách khác, ngay cả kết quả cuộc gặp của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ (như chuyến kinh lý của Bộ trưởng Leon Panetta vào tháng 6-2012) cũng vẫn còn chưa cho thấy gì! Tom Vanden Brook của tờ USA Today viết rằng chuyến kinh lý của Dempsey đến Việt Nam là một sự kiện khá chìm (“a low-key affair”). Tuy nhiên, cũng theo USA Today, lần này, tướng Martin Dempsey đã mang theo một “tin nhắn” từ Washington: Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel nói với ông rằng: “Nơi mà ông cần đến ngay lúc này phải là Việt Nam”! Một thông điệp rất rõ!
Vấn đề đang được quan tâm bây giờ là Hà Nội sẽ gửi tin nhắn gì, cụ thể hơn và rõ ràng hơn, để Dempsey mang về Washington?
Vấn đề đang được quan tâm bây giờ là Hà Nội sẽ gửi tin nhắn gì, cụ thể hơn và rõ ràng hơn, để Dempsey mang về Washington?
Hà Nội còn đang ngậm miệng chờ bạn vàng bốn tốt cho ý kiến cụ thể. Trước mắt chỉ nói chung chung thôi.
Trả lờiXóa