(ANTV) - Băng cháy với
trữ lượng lớn gấp hơn hai lần năng lượng hóa thạch, đang được xem là nguồn năng
lượng có hiệu suất cao, sạch và là năng lượng thay thế tiềm tàng trong tương
lai.
Chính vì vậy, băng
cháy đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia biển, quốc đảo trên thế giới.
Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng: vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam
có trữ lượng băng cháy khá lớn.
Băng cháy là một loại
nhiên liệu an toàn cho môi trường. Khí này tồn tại ở dạng rắn, hình thành từ
khí thiên nhiên và nước, ở dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp.
Băng cháy có tên khoa
học là natural hydrat hoặc gas hydrat. Dạng tồn tại của chúng cũng giống như
khí gas, có thể sử dụng để làm nhiên liệu cháy.
Theo tính toán của các
nhà khoa học, toàn bộ khu vực Biển Đông đứng thứ 5 châu Á về băng cháy và Việt
Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn.
T.S Nguyễn Như Trung -
Trưởng phòng nghiên cứu địa từ và địa điện thuộc Viện địa chất và địa vật lý biển
cho biết: "Ở Biển Đông những khu vực có khả năng tồn tại băng cháy ở độ
sâu từ 300-3000m nước, do vậy tiềm năng cho khu vực này rất cao. Ví dụ như khu
vực ở phía Nam Hoàng Sa, khu vực bồn Vũ Khánh, khu vực phía Đông vũng Nam Côn
Sơn, khu vực phía trên Vũng Mây và Trường Sa đều là những khu vực có trữ lượng
rất lớn.”
Các nghiên cứu gần đây
chỉ ra rằng, trong khi các nguồn năng lượng truyền thống có khả năng cạn kiệt
trong vòng 60 năm tới, thì băng cháy có thể cung cấp nguồn năng lượng khổng lồ
đủ cho con người sử dụng trong vòng 2.000 năm nữa.
Nguồn năng lượng tương
lai này chính là thứ mà những người khổng lồ tiêu thụ năng lượng như Trung Quốc
đang tìm kiếm. Theo nhật báo Nihon Keizai, cơ quan hàng hải và cục thăm dò khảo
sát địa chất của Trung Quốc từ lâu đã thăm dò băng cháy ở Biển Đông.
Nước này tuyên bố đã
tìm thấy băng cháy ở phía bắc vùng biển này từ năm 2007, với trữ lượng ước tính
khoảng 19,4 tỉ m3, đủ để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho Trung Quốc trong 130
năm tới.
Chính phủ Trung Quốc
đã đặt mục tiêu tăng cường thăm dò và nghiên cứu hệ thống để thương mại hóa các
nguồn năng lượng vào năm 2030.
Theo một số chuyên
gia, việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đi vào hoạt động trái phép tại Hoàng Sa
của Việt Nam không chỉ đơn thuần là khai thác dầu khí như Trung Quốc đã ngang
ngược tuyên bố:
TS Nguyễn Hùng Sơn –
Phó Viện Trưởng Viện Biển Đông – Học Viện Ngoại Giao cho ý kiến: “Tôi cho rằng
Trung Quốc làm việc gì cũng vì nhiều mục đích. Việc đưa giàn khoan vào ngoài mục
đích tìm kiếm dầu và khí, thì Trung Quốc có thể tìm kiếm và thăm dò khả năng
khai thác băng cháy trong tương lai. Mặc dù công nghệ hiện nay vẫn chưa cho
phép khai thác băng cháy nhưng tôi tin rằng Trung Quốc đang đầu tư nghiên cứu để
khai thác nguồn năng lượng này trong tương lại.”
Song thăm dò vì mục
tiêu kinh tế chưa hẳn là mục tiêu cuối cùng mà Bắc Kinh muốn đạt được mà ẩn đằng
sau đó là những mưu đồ chính trị.
Ông Nguyễn Quốc Cường
- Đại sứ Việt Nam tại Mỹ có ý kiến: "Trung Quốc đang tìm cách tạo ra thực
tế mới, thay đổi nguyên trạng, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh
chấp và điều này là không chấp nhận được"
TS. Đỗ Sơn Hải - Trưởng
khoa chính trị quốc tế của Học viện Ngoại giao cùng quan điểm:
“Chúng ta thấy rằng câu chuyện giàn khoan này phần nhiều hướng tới câu chuyện chủ quyền. Có lẽ việc Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền rồi khai thác sau, hơn là thăm dò nếu có rồi khai thác, không thì bỏ đi. Không có như vậy. Tôi nghĩ ở đây là câu chuyện chủ quyền.”
Năng lượng là vấn đề
chiến lược sống còn của mỗi quốc gia, năng lượng hóa thạch đến một ngày nào đó
cũng sẽ cạn kiệt, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới cho tương lai là việc
các quốc gia phải làm. Biển Đông là một vùng có tiềm năng băng cháy lớn, do vậy
các quốc gia trong khu vực rất quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc Trung
Quốc cố tình hạ đặt giàn khoan 981 trái phép ở khu vực thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế thì không đơn thuần là một mũi khoan nhằm vào mục đích thăm dò địa chất nữa. Nếu
chỉ vì mục đích thăm dò dầu khí, hay
băng cháy thì không ai hành xử theo kiểu “ cưỡng, đoạt” như Trung Quốc đã làm
trong thời gian qua.
Nguồn : http://www.antv.gov.vn/xahoi/bang-chay--nang-luong-khong-lo-o-bien-dong-ma-trung-quoc-khao-khat/480
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét