Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã kết
thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại Đông Dương, đặt dấu chấm hết cho sự
có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. Đội quân nhà nghề của Pháp dưới
sự chỉ huy của Tướng De Castries đã kéo cờ đầu hàng vô điều kiện quân đội nhân
dân Việt Nam. De Castries là một Tướng tài, được đào tạo bài bản và có nhiều
năm kinh nghiệm chinh chiến tại Việt Nam. Ông ta là Trung đoàn trưởng Trung
đoàn 600 của quân đội Pháp tại Đông Dương và là người chỉ huy cao nhất của Pháp
tại Điện Biên Phủ với quân hàm Chuẩn tướng.
Năm 1998, Trung đoàn 600 (Trung đoàn do Tướng De
Castries chỉ huy) đã tổ chức một cuộc hành quân từ Hà Nội về Điện Biên Phủ,
theo dấu cuộc hành quân năm xưa (năm 1944) và tiếp sau đó đã tổ chức một buổi lễ
giải thể, xóa phiên hiệu rất long trọng ở Paris - Pháp.
Để kỷ niệm sự kiện trên
họ đã đặt Hãng rượu Bordeaux, một thương hiệu nổi tiếng của Pháp sản xuất 600
chai rượu vang và thực hiện lại cuộc hành quân từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ theo
hành trình mà họ đã hành quân năm xưa. Những cựu binh Pháp của Tướng De
Castries đã lấy 2 trong số 600 chai rượu Bordeaux nổi tiếng ấy, một chai tặng Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã đánh bại
họ, chai thứ hai tặng ông Trần Việt Tuấn nguyên Tổng Giám đốc Công ty du lịch cựu
chiến binh Việt Nam, đồng thời là người chủ trì hành quân cho các cựu binh Pháp
về lại Điện Biên - Chai rượu ấy được ông Trần Việt Tuấn, hiện tại là Chủ tịch
HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tân An Bình trân trọng lưu giữ làm kỷ niệm.
Chai rượu Bordeaux tặng Đại tướng
Một trong những cựu binh Pháp bị bắt ở ĐBP
và trở lại ĐBP năm 1998 - Ông Pierre Bonny thời trẻ
Ông Pierre Bonny giờ đã 80 tuổi
Khi được hỏi : " Ông đã nghĩ gì vào thời điểm biết thất thủ
tại Điện Phủ ?"
Ông Pierre Bonny cho
biết: “Tôi chỉ nghĩ rằng Việt minh xứng đáng chiến thắng. Họ đã làm mọi điều để
chiến thắng. Họ đặc biệt dũng cảm, đặc biệt kiên cường. Nhân dân Việt Nam đã thắng
liên tiếp hai cuộc chiến tranh, trước người Pháp và người Mỹ. Họ đã thắng với
những phương tiện chiến tranh khiêm tốn, nếu không muốn nói là yếu. Thế nên, yếu
tố làm nên chiến thắng của họ chắc chắn phải là lòng dũng cảm, sức chịu đựng, sự
quật cường”.
Đối với người Pháp thì dù sao ĐBP cũng là một "vết nhơ" một ký ức cay đắng. Tôi kể chuyện này cho Cụ nghe, năm 1973 tôi được BNG cử làm phiên dich tiêng trung cho Ngoại trương Nguyễn Duy Trinh sang Paris dự hôi nghị quốc tế kết thúc chiến tranh VN chông Mỹ. Trong buổi chiêu đãi của phái đoàn ta trên bàn tiệc có bày các bao thuốc lá nhãn hiệu " Điện biên" khi đó là loại thuôc ngon thường được dùng cho đối ngoại. Mấy phut trước buổi chiêu đãi BT Trinh đên phòng tiệc thây bày thuốc lá Điên Biên đã chỉ thị phải bỏ đi ngay, mời khách là người Phap có cả NT của họ mà lại bày thứ đó thì khác gì khoét vào nỗi đau của họ. Quyết định của BT quả là tinh tế ,sáng suôt, tôi còn nhớ mãi kỉ niệm đó.
Trả lờiXóaCụ quả là con người rất nhạy cảm, chắc là cụ đã nảy ra ý nghĩ này khi đọc đến đoạn Năm 1998, Trung đoàn 600 (Trung đoàn do Tướng De Castries chỉ huy)... đã tổ chức một buổi lễ giải thể, xóa phiên hiệu rất long trọng ở Paris - Pháp. Người Pháp đã cay đắng đến mức tổ chức trọng thể một buổi lễ xóa phiên hiệu một đơn vị lừng danh đã từng là niềm tự hào của nước Pháp
XóaĐọc bài này tôi thấy người PHÁP và PHƯƠNG TÂY nói chung ,họ tôn trọng sự thật ,tôn trọng kè chiến thắng và họ không huênh hoang quá đáng nếu họ thắng .Còn ta ở thời nay thì ôi thôi.....sai lầm ,thất bại thậm tệ thì vẫn nói đường lối đúng ,sáng tạo v v....
Trả lờiXóaPhải tôn trọng lịch sử. Chúng ta căm thù và đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhưng về mặt lịch sử người Pháp cũng đã để lại ở nước ta những thứ lớn hơn rất nhiều so với bất cứ nước nào khác kể cả các nước đồng chí, đó là quy hoạch hệ thống thành phố từ Nam quan đến Cà Mau, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường bay, hệ thống công trình thủy lợi như Thác Huống, Nha Trinh Lâm Cấm, Đồng Cam... Những công trình kiến trúc cho đến nay vẫn còn là mơ ước của nhiều thế hệ.
XóaĐọc bài của ban, tôi càng thấy ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ, và hiểu được nỗi cay đắng của quân đội Pháp sau thật bại này.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã có lời bình. Mong rằng với thời gian chúng ta sẽ càng ngày càng hiểu được thời đại của chính chúng ta.
XóaDù thất bại cay đắng, nhưng người dân Pháp (chiến binh) vẫn tôn trọng lịch sử và tôn vinh KẺ CHIẾN THẮNG (kẻ thù) - đó là nết ĐẸP cửi nền VĂN MINH.
Trả lờiXóaĐấy là nét đẹp của văn minh, còn của kẻ thiếu văn hóa thì người khác mà thắng thì đá cho nó què giò, kể cả người đó vốn là bạn hoặc thày của mình.
Xóa