Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Phát minh thiên tài của Nga: Vài năm trước chỉ là viễn tưởng!


Phát minh thiên tài của Nga: Vài năm trước chỉ là viễn tưởng!
Xe tăng lắp động cơ lượng tử.

Động cơ lượng tử hay động cơ phản hấp dẫn của người Nga được cho là sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo khoa học - công nghệ thế kỷ 21.



Động cơ phản hấp dẫn: Vô hiệu hóa trọng lực... xe tăng
Các chuyên gia nghiên cứu của Nga đã thử nghiệm thành công một loại động cơ mà chỉ mới vài năm trước đây thôi chỉ có trong khoa học viễn tưởng.
Đó là động cơ lượng tử, hay còn được gọi bằng một tên khác là động cơ phản hấp dẫn, có tác động vô hiệu hóa trọng lực của các vật thể như xe tăng, máy bay, tàu chiến v.v. và tạo khả năng chế tạo các phương tiện vận tải chuyển động nhanh gấp hàng ngàn lần so với hiện nay!
Tiến sỹ Vladimir Leonov, người từng đoạt Giải thưởng Quốc gia của Chính phủ Nga, người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về Lý thuyết siêu liên kết, cho biết:
Mẫu thử nghiệm thành công của người Nga về động cơ lượng tử có hiệu suất mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường, sẽ tạo ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong thế kỷ 21, tương tự cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong thế kỷ 20.
Tiến sỹ Vladimir Leonov.
Tiến sỹ Vladimir Leonov.
Thành tựu kỹ thuật này là kết quả vận dụng một lý thuyết khoa học cơ bản hiện đại, được gọi là Lý thuyết siêu liên kết do các nhà khoa học Nga xây dựng nên, đưa nước Nga vào vị thế hàng đầu trong lĩnh vực khoa học cơ bản của thế giới.
Tiến sỹ Vladimir Leonov cho biết, động cơ lượng tử không cần bộ phận truyền động để dẫn động bánh xe, cũng không cần các bộ phận như vòng bi, nhưng vẫn chuyển động được theo phương nằm ngang hoặc cất cánh thẳng đứng nhờ nội lực bên trong.
Động cơ lượng tử được các nhà khoa học Nga thử nghiệm thành công năm 2009. Đến năm 2014, người Nga đã thử nghiệm thành công động cơ có trọng lượng 54kg nhưng tạo ra lực đẩy theo phương thẳng đứng với xung lực có cường độ 500-700 kg lực với năng lượng điện tiêu thụ chỉ bằng 1 kw.
Với động cơ này, các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công khí tài bay chuyển động với gia tốc lớn gấp 10-12 gia tốc trọng trường (chuyển động rơi tự do), nghĩa là lớn gấp 10-12 lần tốc độ rơi tự do của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.

Máy bay lắp động cơ lượng tử.
Máy bay lắp động cơ lượng tử.
1000 km/giây!
Theo nhận định của Tiến sỹ Vladimir Leonov, các động cơ tên lửa thông thường hiện nay đã đạt tới khả năng giới hạn của kỹ thuật.
Sau 50 năm phát triển, xung lực động cơ tên lửa chỉ có thể tăng từ 220 giây (tên lửa Faw-2 của Đức trong Thế chiến 2) lên tới 450 giây (trong động cơ tên lửa Proton của Nga). Còn xung lực động cơ lượng tử đã đạt tới hàng chục triệu giây.
Vì thế, động cơ tên lửa thông thường có trọng lượng 100 tấn chỉ chở được tải trọng có ích khoảng 5 tấn (hiệu suất 5%), còn động cơ lượng tử 100 tấn có thể mang được 90 tấn hàng. Như vậy, so hiệu suất của động cơ tên lửa thông thường, hiệu suất của động cơ lượng tử tăng 900%!
Về tốc độ, động cơ lượng tử có thể đưa khí tài bay chuyển động với tốc độ 1000 km/giây, trong khi tốc độ tên lửa thông thường chỉ đạt tới mức tối đa 18km/giây.
Vì thế, về mặt lý thuyết, với động cơ lượng tử, khí tài bay có thể bay từ Trái Đât lên Sao Hỏa trong vòng 42 giờ, tới Mặt Trăng-3,6 giờ.
Với động cơ lượng tử, người Nga lại một lần nữa di đầu trong cuộc chính phục và khám phá vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên mới du hành giữa các vì sao.
Năng lượng để cung cấp cho động cơ lượng tử được tạo ra từ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh với hiệu suất lớn gấp 1.000.000 lần so với động cơ thông thường sử dụng năng lượng hóa học.
Kỹ sư người Italia, ông Andrea Rossi, là người đầu tiên thử nghiệm thành công phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh, sau đó các nhà khoa học Nga cũng đã làm chủ được công nghệ này.
Theo Tiến sỹ Vladimir Leonov, 1 kg chất nikel làm nguyên liệu dùng trong phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh có thể tạo ra năng lượng sử dụng tương đương 1.000.000 kg xăng!
Sắp tới đây, các máy bay được lắp động cơ chạy bằng năng lượng tổng hợp nhiệt hạch lạnh có điều khiển sử dụng trong động cơ lượng tử, có thể bay từ Moscow tới New York chỉ mất 1 giờ thay vì 10 giờ như hiện nay.
Cũng theo Tiến sỹ Tiến sỹ Vladimir Leonov, các khí tài bay được lắp động cơ lượng tử có thể chuyển động trong tất cả các môi trường: đường không-vũ trụ, dưới biển, trên biển và trên mặt đất.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Vì sao Trung Quốc từ bỏ chính sách một con?


Từ khi Trung Quốc công bố chính sách sinh 2 con, đã khiến các giới rất quan tâm. (Ảnh: Internet)
Từ khi Trung Quốc công bố chính sách sinh 2 con, đã khiến các giới rất quan tâm. (Ảnh: Internet)
Ngày 29/10, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố từ bỏ chính sách 1 con dự định kéo dài 35 năm, và cho phép mỗi gia đình có thể sinh 2 con. Điều này chứng tỏ rằng sự tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu của Trung Quốc đều đang giảm sút. Một nguyên nhân nữa là dân số già tại Trung Quốc cũng đang gia tăng, do đó chính sách sinh 1 con cũng phải được thay đổi. Charles Schwab cung cấp 2 bức ảnh, đã chứng minh một cách rõ ràng tình hình nghiêm trọng này tại Trung Quốc hiện nay.
Biểu đồ phản ánh mức độ phát triển dân số trong độ tuổi  lao động của Trung Quốc (màu đỏ) và Nhật Bản ( màu tím). (Ảnh: Charles Schwab)
Biểu đồ phản ánh mức độ phát triển dân số trong độ tuổi  lao động của Trung Quốc (màu đỏ) và Nhật Bản (màu tím). (Ảnh: Charles Schwab)
MarketWatch trích dẫn thông tin từ Ngân hàng Thế giới, vào năm 1980 Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách sinh 1 con, khi đó dân số là 969 triệu người, đến năm 2013 là 1 tỷ 350 triệu người. Nhưng tỷ lệ sinh đã giảm 0,5% so với hồi đầu là 1,2%,  so với Mỹ là 0,7%, và còn ít hơn cả 1,2% của Ấn Độ.
Mặt khác, vào quý 3 năm nay tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua với 6,9%. Theo “New York Times” đưa tin, tỷ lệ người trên 60 tuổi tại Trung Quốc đã vượt quá 13%, nhưng người ở độ tuổi dưới 14 đang trên đà sụt giảm. Người ở độ tuổi lao động giảm, số người nghỉ hưu ngày càng tăng, khiến cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trở nên rất khó khăn.
Biểu đồ phản ánh mức độ phát triển dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc (màu đỏ) và Mỹ ( màu xanh). (Ảnh: Charles Schwab)
Biểu đồ phản ánh mức độ phát triển dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc (màu đỏ) và Mỹ (màu xanh). (Ảnh: Charles Schwab)
Charles Schwab đã căn cứ theo số liệu thống kê dân số của Liên Hợp Quốc đến ngày 20/8/2013 để vẽ ra 2 trang biểu đồ so sánh mức độ phát triển dân số trong độ tuổi lao động giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ.
Ông Jeff Kleintop chiến lược gia toàn cầu của Charles Schwab nhận định, Trung quốc từ bỏ chính sách 1 con, có thể phản ánh ra vấn đề trong phát triển dân số và chính sách của quốc gia. Ông Jeff Kleintop cho rằng: “Do chi phí để nuôi dưỡng những thế hệ sau đang ngày một gia tăng. Do đó việc hủy bỏ chính sách 1 con, sẽ vẫn khiến cho tình hình phát triển dân số của trung Quốc tiếp tục giảm sút.”
Theo Secretchina
Thiên Minh biên dịch

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Ông Ban Ki-moon về Việt Nam nhận là con cháu họ Phan?

- Theo một đại diện của dòng họ Phan, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã về Việt Nam dâng hương lên nhà thờ dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) và ghi lưu bút nhận là “một người con của dòng họ Phan”.

                     

 Ông Phan Huy Thanh và lưu bút của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
Ông Phan Huy Thanh và lưu bút của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon

Sáng 31-10, trao đổi với phóng viên, ông Phan Huy Thanh – Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy ở Hà Nội, xác nhận thông tin Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã về Việt Nam để dâng hương lên nhà thờ dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) vào tháng 5 vừa qua.
Theo ông Phan Huy Thanh, sự việc trên diễn ra vào ngày 23-5-2015.
“Khi vừa về, ông Ban Ki-moon chào hỏi mọi người rồi vào thẳng nhà thờ dòng họ Phan Huy để thắp hương. Thắp hương xong ông ra viết lưu bút rồi chụp ảnh lưu niệm cùng người trong dòng họ. Đến khoảng 16 giờ 45 thì ông cùng đoàn tùy tùng lên thẳng xe ra về” – ông Thanh cho biết.
Ông Phan Huy Thanh cũng cho biết thêm trước khi ông Ban Ki-moon tới, khoảng ngày 10-5, có một nữ phiên dịch về liên hệ trước với ông thủ từ Phan Huy Giám thông báo việc sẽ có đoàn Liên hợp quốc về thăm nhà thờ dòng họ. Sáng 21-5, Đoàn bảo vệ về liên hệ với dòng họ Phan Huy để lên phương án đón tiếp và bảo vệ ông Ban Ki-moon.
Theo ông Phan Huy Thanh, ông Ban Ki-moon rất tình cảm, khi đến ông có bế và ôm ấp vỗ về 2 đứa trẻ trong dòng họ. Gặp người dân, ông đều bắt tay nói 2 từ “Cảm ơn”. Người dân ở đây đều cảm nhận ông rất thân thiện.


Ông Ban Ki-moon, phu nhân và những người trong đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng những người trong dòng họ Phan Huy trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn – Ảnh PV chụp lại 

 Ông Phan Huy Thanh cùng bức ảnh chụp với ông Ban Ki-moon trước nhà thờ họ Phan Huy
Ông Phan Huy Thanh cùng bức ảnh chụp với ông Ban Ki-moon trước nhà thờ họ Phan Huy

Ông rời nhà thờ Họ Phan Huy vào khoảng 16 giờ 45 phút cùng ngày 23-5.
Theo bút tích mà ông Ban Ki-moon để lại và được dòng họ Phan Huy trân trọng bảo quản, dịch ra, ông viết: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan.
Cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản nhà thờ dòng họ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.

 Bút tích và bản dịch của ông Ban Ki-moon được lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Phan Huy
Bút tích và bản dịch của ông Ban Ki-moon được lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Phan Huy

Cũng trong sáng 31-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một cán bộ truyền thông của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam xác nhận trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5-2015, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng phu nhân và rất ít người trong đoàn đã có chuyến đi đến huyện Quốc Oai. Đại diện truyền thông của UNDP Việt Nam cho biết đây là chuyến đi mang tính chất cá nhân của ngài Tổng thư ký Liên hợp quốc.
* Trước đó, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 23-5 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Ban Ki-moon kể từ khi nhậm chức Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ năm 2007.
Trong chuyến thăm, Tổng thư ký Ban Ki-Moon đã hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chào xã giao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Ban Ki-moon có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, tham gia Lễ Khánh thành Toà nhà Xanh Một Liên hợp quốc, nói chuyện với với các sinh viên Học viện Ngoại giao và cán bộ ngoại giao trẻ và tham dự lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Năm 2010, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã đến Hà Nội tham dự Hội nghị Cấp cao Liên hiệp quốc – ASEAN.
Ông Ban Ki-moon sinh ngày 13-6-1944, tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), chuyên ngành quan hệ quốc tế, sau đó ông có bằng thạc sĩ về quản trị công tại Trường đại học Harvard (Mỹ). Ông Ban Ki-moon có vợ và 3 con. Ngoài tiếng Hàn Quốc, ông nói tiếng Anh và Pháp.
Ông trở thành Tổng thư ký Liên hợp quốc từ 1-1-2007. Trước đó, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc.
Ông đã có nhiều nỗ lực và đóng góp trong việc thúc đẩy vai trò của Liên hợp quốc trên cả ba trụ cột là hòa bình-an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.
(Theo Đời Sống Pháp Luật)