Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

NGƯỜI VIẾT NÊN 2 BÀI QUỐC CA

                          
                                  Nhạc sĩ LƯU HỮU PHƯỚC  ( 1921-1989

Bài hát “ Giải phóng miền Nam”

"Giải phóng miền Nam" (1961), sáng tác Huỳnh Minh Siêng (bút hiệu khác của Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng  Mai Văn Bộ), là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-1976) và là quốc ca của Cộng hòa miền Nam Việt Nam(19691976) 

Hoàn cảnh ra đời 

Ngày 20 tháng 12 năm 1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và theo logic - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cần phải có một bài ca chính thức. Ngày 20 tháng 7 năm1961 Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do Trần Hữu Trang làm Chủ tịch. Hội đã giao cho ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Các ông Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát trong vòng một tuần, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Thế là giữa miền Nam bão lửa, được sự phân công của cách mạng, bộ ba Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã bắt tay xúm lại và chỉ một tuần lễ sau, ca khúc "Giải phóng miền Nam" ra đời.
  Như vậy tác giả của bài hát này là Huỳnh Minh Siêng và Huỳnh Minh Siêng không phải là tên của một người mà là bút danh của 3 người.

Lời bài hát " Giải phóng Miền Nam"
Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước.
Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời.
Sông núi bao nhiêu năm cắt rời.
Đây Cửu Long hùng tráng, Đây Trường Sơn vinh quang.
Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù.
Vai sát vai chung một bóng cờ.
Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng!
Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng.
Thề cứu lấy nước nhà! Thề hy sinh đến cùng!
Cầm gươm, ôm súng, xông tới!
Vận nước đã đến rồi. Bình minh chiếu khắp nơi.
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời.    


Bài hát “Thanh niên hành khúc”
  Thanh niên hành khúc là một ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Sau này, bài hát còn có một phiên bản sửa đổi khác là Tiếng gọi công dân - quốc ca của Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa từ 1948 đến 1975.

Hoàn cảnh ra đời
Nguyên thủy bài này là bài La Marche des Étudiants ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ  đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi Thanh niên hành khúc, chia thành 3 phần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phần 1 của bài hát. Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc. Tương truyền, có rất nhiều tổ chức yêu nước khác ở miền Nam cũng lấy bài này sửa lại để làm ca khúc chính thức nên bài hát có rất nhiều dị bản.
Năm 1948, chính phủ của Nguyễn Văn Xuân đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên làm quốc ca với tên mới là Tiếng gọi công dân hay Công dân hành khúc. Năm 1956, sau khi Việt Nam Cộng hòa thành lập,Đài Phát thanh Sài Gòn đã sửa chữa một vài đoạn để làm thành bản quốc ca của Việt Nam Cộng hòa.
Lời bài hát
La Marche des Étudiants

Étudiants! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.
       Điệp khúc:
Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!

Tiếng Gọi Thanh Niên
Này anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng nhau ra đi sá gì thân sống
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên
Thù kia chưa trả xong thì ta luôn cố bền.
Lầm than bao năm ta đau khổ biết mấy
Vàng đá gấm vóc loài muông thú cướp lấy
Loài nó, chúng lấy máu đào chúng ta
Làm ta gian nan cửa nhà tan rã
Bầu máu nhắc tới nó càng thêm nóng sôi
Ta quyết thề phá tan quân dã man rồi.
Vung gươm lên ta quyết đi tới cùng
Vung gươm lên ta thề đem hết lòng
Tiến lên đồng tiến sá chi đời sống
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng.

Tiếng Gọi Công Dân

Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sống
Vì tương lai quốc dân,cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền
Dù cho thay phơi trên gươm giáo
Thù nước lấy máu đào đem báo
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy
Người công dân ơi vững bền tâm trí
Hùng tráng quyết chiến đấu,làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước nam cho đến muôn đời
Công dân ơi mau hiến thân dưới cờ Công dân ơi mau làm cho cõi bờ
Welcome to Yeucahat.com
Thoát cơn tàn phá vẽ vang nồi giống
Xứng danh nghìn năm giồng giống lạc hồng




Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Hồi ký Hillary Clinton: Việt Nam là cơ hội chiến lược độc đáo

(Chính trị) - Cuốn hồi ký “Hard Choices” của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người vừa tuyên bố chạy đua ghế Tổng thống Mỹ hé lộ nhiều bí mật bên trong những cuộc khủng hoảng quốc tế và nước Mỹ, các quyết định chính trị quan trọng và thử thách “cân não” mà bà phải đương đầu trong 4 năm làm Ngoại trưởng.


“Hard Choices” (Những lựa chọn khó khăn) xuất bản năm 2014, dày hơn 600 trang.
Cuốn hồi ký đã nhận được sự cố vấn về nội dung của nhiều chuyên gia chính sách hàng đầu Mỹ và thế giới. Nhiều nhà quan sát chính trị và các phóng viên quốc tế cho rằng “Hard Choices” là một cách quảng bá hiệu quả cho hình ảnh và đường lối ngoại giao thiên về “quyền lực mềm” của bà Hillary Clinton, đóng vai trò mở đường quan trọng trong cuộc đua của bà để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Hard Choices, Hillary Clinton, Biển Đông, ARF, Mỹ, TQ
Bà Hillary Clinton và cuốn hồi ký “Hard Choices”. Ảnh: Getty Images
Hôm 10/4, chỉ vài ngày trước khi phát động chiến dịch tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2016-2010, bà Hillary Clinton đã công bố phần bổ sung mới nhất của hồi ký, trong đó đề cập những ngày cuối cùng của bà trên cương vị Ngoại trưởng, cuộc sống mới với tư cách bà ngoại và những suy nghĩ hướng về tương lai.
Các cuộc thăm dò trong nhiều tháng liền đều cho thấy bà Clinton áp đảo các ứng viên khác của đảng Cộng hoà trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này.
Ấn tượng Việt Nam
Trong cuốn “Hard Choices”, bà Hillary Clinton nhiều lần nhắc tới Việt Nam với ấn tượng tốt đẹp. Bà cho biết còn nhớ sâu sắc một ngày tháng 7/1995, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton đưa ra tuyên bố quan trọng về việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam tại Nhà Trắng, trước sự chứng kiến của các cựu binh chiến tranh Việt Nam, gồm thượng nghị sỹ John Kery và John McCain.
Theo bà Hillary, đó là sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới – chữa lành những vết thương cũ và tạo dựng con đường cải thiện quan hệ chiến lược và kinh tế giữa hai nước.
Khi ông Bill Clinton là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam vào năm 2000, vợ chồng bà nghĩ rằng sẽ phải đương đầu với sự oán giận hoặc thậm chí thái độ thù địch, nhưng khi đi vào thành phố, họ lại thấy đám đông người dân Việt Nam đứng dọc bên đường chào đón. Các sinh viên Việt Nam, những người lớn lên trong giai đoạn hoà bình, tập hợp tại Đại học Quốc gia Hà Nội để nghe Tổng thống Bill Clinton phát biểu.
“Ở tất cả những nơi tới thăm, chúng tôi đều cảm nhận được sự ấm áp và lòng hiếu khách của người dân Việt Nam. Đó là sự phản ánh về thiện chí đã phát triển giữa hai nước chỉ qua một thế hệ và là bằng chứng rõ ràng về việc quá khứ không quyết định tương lai”- bà Hillary viết trong hồi ký.
Trở lại Hà Nội trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ năm 2010, bà Hillary Clinton cảm thấy kinh ngạc trước sự phát triển của Việt Nam cũng như quan hệ Việt-Mỹ kể từ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Năm 2010, thương mại song phương đã đạt gần 20 tỷ USD, trong khi con số trước khi hai nước bình thường hoá quan hệ chỉ khoảng 250 triệu USD.
Bà Hillary nhận định: “Việt Nam là một cơ hội chiến lược độc đáo dù còn thách thức; Việt Nam đang có những bước đi vững chắc để mở cửa nền kinh tế và cố gắng thể hiện vai trò lớn hơn trong khu vực”.
Việt Nam và TPP
Trong phần viết về khu vực Thái Bình Dương, bà Hillary Clinton tiết lộ rằng một trong những công cụ quan trọng nhất để Mỹ kết nối với Việt Nam là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Những hồi ức về Việt Nam trong cuốn hồi ký. Ảnh: Thuỳ Dương
TPP được kỳ vọng tạo ra mối liên kết giữa các thị trường châu Á và Mỹ, giảm các hàng rào thuế quan trong khi nâng cao chất lượng lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ.
Theo bà Hillary Clinton, mục tiêu đàm phán TPP là để tạo ra “một hiệp định thương mại có ý nghĩa, có khả năng thi hành và tiêu chuẩn cao”. TPP có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty Mỹ cũng như người lao động Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2008, cả bà Hillary và đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đều cam kết theo đuổi những hiệp định thương mại mạnh mẽ và công bằng hơn.
Trong cuốn “Hard Choices”, bà Hillary cho rằng Việt Nam cũng ở vị trí có thể giành được nhiều lợi ích từ TPP, bởi vậy lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng thực hiện một số cải tổ để đạt được hiệp định mới này.
Theo bà Hillary, TPP đang trở thành trụ cột kinh tế quan trọng trong chiến lược của Mỹ tại châu Á, thể hiện lợi ích trong việc hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ và tuân theo trật tự dựa trên luật lệ.
Vấn đề Biển Đông tại Hà Nội
Trong hồi ký của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ nhớ lại thời điểm diễn ra Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 ở Hà Nội tháng 7/2010.
Theo bà Hillary, vào ngày thứ hai của ARF-17, chủ đề duy nhất nổi lên trong suy nghĩ của mọi người là vấn đề Biển Đông. Các tranh chấp lãnh thổ trở thành một câu hỏi quan trọng: Liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh đang lên để áp đặt phạm vi ảnh hưởng? Hoặc liệu khu vực có tái khẳng định rằng những hình mẫu quốc tế cũng phải ràng buộc được thậm chí cả các quốc gia mạnh nhất?
Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng cho rằng các tranh chấp lãnh thổ không phải là chủ đề thích hợp cho một hội nghị khu vực. Bà Hillary đã phải họp hàng giờ với ông Kurt Campbell và các trợ lý châu Á để thống nhất những gì Mỹ sẽ tuyên bố.
Ngay khi mở màn phiên họp ASEAN, Việt Nam đã nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tiếp đó, ngoại trưởng các nước khác lần lượt bày tỏ quan ngại, đồng thời kêu gọi một cách tiếp cận mang tính hợp tác và đa phương trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Khi thời cơ tới, bà Hillary đã ra hiệu đề nghị phát biểu.
“Tôi nói rằng Mỹ không đứng về phía nào trong mọi tranh chấp nhưng ủng hộ cách tiếp cận đa phương đã được đề nghị, tuân thủ theo luật quốc tế và không được cưỡng bức hay đe doạ sử dụng vũ lực. Tôi hối thúc các quốc gia trong khu vực đảm bảo tự do di chuyển trên Biển Đông và cùng nhau xây dựng một bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn xung đột. Mỹ sẵn sàng tạo thuận lợi cho tiến trình này bởi vì Mỹ cho rằng tự do hàng hải trên Biển Đông là ‘lợi ích quốc gia’ của Mỹ” – bà Hillary nhắc lại trong hồi ký.
Theo bà, “lợi ích quốc gia” là cụm từ được lựa chọn cẩn thận, nhằm đáp trả tuyên bố trước đó của Trung Quốc rằng việc mở rộng yêu sách chủ quyền lãnh thổ trong khu vực là “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.
Từ Hà Nội trở về Washington, tâm trí bà Hillary vẫn ngập tràn những kịch tính về vấn đề Biển Đông và bà cảm thấy tự tin hơn về chiến lược và vị trí của Mỹ ở châu Á.
(Theo Vietnamnet)


Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Bí mật vũ khí ghê rợn nhất thời đại


Sau gần 20 năm tìm tòi, gần đây khi Edward tiết lộ loại vũ khí mới này có uy lực vượt xa bom nguyên tử - vài gram sẽ có thể hủy diệt trái đất, khiến nhiều người sợ hãi và lo lắng. Năm 1990, tại căn cứ không quân Glyn, Mỹ, Tiến sĩ Kenis Edward và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát triển "cải cách vũ khí", Mỹ bắt đầu thực hiện công việc nghiên cứu vũ khí phản vật chất này.