Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Trung Quốc sắp đưa nhà máy cá khổng lồ ra Trường Sa

Theo  - 

Một căn cứ phi pháp của Trung Quốc tại bãi Vành khăn.
Một căn cứ phi pháp của Trung Quốc tại bãi Vành khăn.
Trung Quốc chuẩn bị tạo sóng ở biển Đông bằng việc triển khai một siêu tàu cá ra bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Đây là thông tin mà tờ nhật báo khoa học Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh loan báo và được Want China Times trích dẫn lại.
Want China Times cho biết tàu cá này có tải trọng 200.000 tấn với chức năng là xử lý cá sống và có thể coi nó là một nhà máy chế biến cá di động của Trung Quốc. Con tàu này được giới khoa học Trung Quốc hy vọng sẽ giúp ngư dân tiện lợi trong việc khai thác cá ở biển Đông.
Trên tờ Nhật báo khoa học Trung Quốc, ông Lôi Tễ Lâm - một nhà nghiên cứu thủy sản ở Hoàng hải thuộc Viện Hàn lâm Khoa học thủy sản Trung Quốc nói rằng: "bảo vệ biên giới quốc gia" không phải là nhiệm vụ duy nhất với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Lôi còn cho rằng giới lãnh đạo cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đúng cách. Do vậy, Trung Quốc đã mua một tàu chở dầu 200.000 tấn và cải tạo nó thành tàu chế biến cá sống.
Ngoài việc làm "trại cá", ông Lôi còn nói rằng nó còn có thể đóng vai trò như một cơ sở hậu cần cho tàu dân sự và quân sự Trung Quốc hoạt động ở nam biển Đông. Ông Lôi cũng nói nếu kế hoạch dùng tàu cá 200.000 tấn ở bãi Vành khăn thành công thì Trung quốc nên triển khai nhân rộng khắp biển Đông và Hoa Đông, dưới sự bảo vệ của hải quân Trung Quốc.
Nếu những gì mà Nhật báo khoa học Trung Quốc viết là chính xác thì có thể coi đây là hành động leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông sau khi họ đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra thăm dò trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7.
Về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mọi hoạt động của nước ngoài liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà không được phép của Việt Nam, đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
Anh Tú (theo WCT)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

'Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu'

"Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu", nguyên Chủ tịch An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.




LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

      Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, cá ba sa, nông sản, nông dân, xuất khẩu, ngoại tệ
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch An Giang. Ảnh: Duy Chiến   

Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân VN, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa - loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc - An Giang vì tầm quan trọng của nó.
Làm ăn kiểu "tình chị duyên em"
Sau khi thịt cá ba sa phi lê tìm được đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ đầu những năm 1990, trải qua quá trình nghiên cứu, khảo sát vất vả, ông Nhị và các đồng nghiệp đã thành công trong việc cho loài cá này sinh sản nhân tạo. Một thời cơ vàng dường như mở ra khi chúng ta chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường lúc đó đang rất lớn.
Vậy nhưng...
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi còn nhớ có lúc cao điểm giá cá ba sa xuất khẩu lên đến 8 USD/kg! Các bè cá mới mọc san sát trên sông Hậu. Các nhà máy, cơ sở chế biến tấp nập ra đời.
Lúc ấy tôi cũng lo là để phát triển tự phát sẽ chèn ép lẫn nhau, cạnh tranh sẽ không đảm bảo chất lượng, có sự gian dối nên đề nghị Nhà nước phải quản lý, nhất là khâu giống. Nhưng không ai nghe cả. Họ nói: "Thị trường là tự do! Nhà nước không nên can thiệp".
Khi nhu cầu cá ba sa tăng nhanh thì khách hàng ở Mỹ, mấy ông Việt kiều gợi ý đưa cá tra vào nuôi đội lốt cá ba sa kiếm lời khủng. Cá tra dễ nuôi, năng suất cao, trong khi cá ba sa rất 'trưởng giả", khó tính. Cũng nên biết rằng, trên thế giới này chỉ có Việt Nam nuôi cá ba sa thương phẩm thành công.
Vậy là bất chấp tất cả, có quy hoạch hay không, bất kể đất lúa màu mỡ, rất nhiều người cứ thế đào ao nuôi cá tra rồi quy hoạch sau. Phong trào rộ lên từ tỉnh đầu nguồn, lan ra khắp ĐBSCL, rồi đến lượt các nhà máy chế biến cũng bị hút vào cuộc, thi nhau vay vốn đầu tư.
Từ sau năm 2000, sản lượng nuôi tăng vọt, số nhà máy chế biến cũng tăng theo. Từ đó cung vượt cầu, sinh ra cạnh tranh kiểu "tự hủy diệt". Cứ sau mỗi kỳ hội chợ thủy sản ở Boston (Mỹ), Brussels (Bỉ) hay ở Việt Nam là giá cá lại sụt, vì các DN đến hội chợ chủ yếu "đi đêm" chào giá thấp.
Khi dự hội nghị Chính phủ tại Hà Nội, tôi từng phát biểu tình hình này với tâm trạng rất bức xúc. Bức xúc nhất là việc gian lận đánh tráo cá tra vào, mà tôi gọi là "Tình chị duyên em", khiến cá ba sa không còn mấy người nuôi. Hành vi này làm mất uy tín VN trên thương trường, vừa làm cạn kiệt một giống loài là nguồn thực phẩm quí hiếm mà thiên nhiên ban tặng.
Bây giờ ngay tại An Giang, quê hương của cá ba sa mà cá ba sa cũng chẳng còn. Tôi đi tiếp khách vào nhà hàng thấy thực đơn có món cá ba sa, bèn gọi. Dù đã hỏi, căn dặn nhà hàng mấy lượt là phải đúng cá ba sa, họ dạ dạ vâng vâng nhưng đưa lên toàn cá tra! Tôi giận quá, truy hỏi tại sao, họ trả lời: "Dạ, bây giờ không còn ai nuôi cá ba sa nữa. Bác thông cảm!". Chết không?
Con cá ba sa trời ban tặng cho miền sông Hậu đã đi vào truyện cổ tích mất rồi. Tôi đang viết lại câu chuyện này để con cháu mai sau còn nhớ trên quê hương mình có giống cá "độc nhất vô nhị" mà không giữ được!
Thưa ông, thời ông làm chủ tịch UBND tỉnh, An Giang xây tượng cá ba sa, bông lúa - hai biểu tượng kinh tế nông nghiệp của An Giang. Nay cá ba sa đã "đi vào cổ tích", ông có lo cây lúa cũng theo bước?

Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, cá ba sa, nông sản, nông dân, xuất khẩu, ngoại tệ
Tượng đài cá Basa tại Châu Đốc. Ảnh: Bazantravel

Ông Nguyễn Minh Nhị:Có chuyện này tôi mới nghe mà hết hồn hết vía! Nhiều hộ nông dân đang áp dụng kiểu ăn gian, ngày mốt cắt thì bữa nay xả nước vào ruộng, phun thuốc vào. Hôm sau xả nước ra để ngày mai cắt lúa. Kiểu gian dối này cho thêm khoảng 1 tấn/ha.
Tôi điện hỏi mấy anh em DN có biết không? Họ trả lời biết rồi, nhưng không sao vì họ có máy móc thiết bị đo độ ẩm, dễ gì ăn gian được. Chết là mấy ông hàng xáo đi thu mua, nhưng họ cũng chỉ một lần bị mắc lừa nông dân thôi.
Người ta nói "điếm vườn sao bằng điếm chợ", nông dân mình cứ tưởng làm vậy là khôn, có cái lợi trước mắt. Nhưng chính họ sẽ bị trả giá nhiều nhất, không chỉ bị thương lái biết rồi ép trở lại, mà họ không thấy rằng uy tín của hạt gạo không có thì họ cũng bị thiệt nhất.
Làm ăn không nhìn xa thấy rộng, chỉ thấy lợi trước mắt, bất chấp thiệt hại lớn gấp nhiều lần sau đó. Nuôi cá cũng vậy, trồng lúa cũng vậy, rất chụp giật...
Đừng trách người nông dân
Thưa ông, tại sao tầng lớp nông dân luôn được xem là thật thà, chất phác mà lại có những trò gian dối như vậy? Không chỉ có trong nuôi cá và trồng lúa, họ sẵn sàng phun thuốc trừ sâu vào rau để sáng mai thu hoạch bán, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng? 
Ông Nguyễn Minh Nhị: Nông dân mình có nhiều cái tệ, nhưng không trách họ được, và cũng không nên trách. Họ không có điều kiện để hiểu biết hết nên thấy cái gì có lợi là làm, hứng lên là làm. Có ai chỉ họ làm cái gì cho có hiệu quả đâu? Họ phải tự mày mò, tự mưu sinh, làm ra sản phẩm may thì bán được, không may thì lãnh đủ nợ nần!
Họ không có tổ chức, không có ai hướng dẫn họ làm cái gì, không nên làm cái gì, làm ra bán ở đâu. Họ phải tự mưu sinh bằng những cách làm hại chính cả họ. Và, cuối cùng họ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Theo tôi biết, ở các nước, nông dân được quan tâm, được tổ chức rất tốt chứ không bỏ mặc như nông dân ở ta đâu.
Theo ông, nguyên nhân những khiếm khuyết đó của nông dân ta, mà trầm kha nhất là chụp giật, tầm nhìn ngắn, tự đục vào chân mình là gì? 
Ông Nguyễn Minh Nhị: Ngày xưa, nông dân ta luôn được đánh giá là lương thiện, đạo đức, cần cù. Còn ngày nay, họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều thói xấu. Tất cả bắt nguồn từ sự chụp giật, tranh thủ tối đa, bất kể hậu quả. Căn bệnh này đã lây lan rộng chứ không chỉ nông dân. Nhưng với nông dân thì quả thật đau lòng, vì họ lẽ ra phải là thành trì của đạo đức, của sự lương thiện, chất phác phải không?
Theo tôi, chúng ta phải nhìn sâu xa vào những nguyên nhân từ trong chính sách. Bản chất của nông dân là gắn với đất đai, cả ngàn đời nay là vậy. Nông dân là đất, đất là nông dân.
Khi đất không phải của nông dân mà chỉ được sử dụng có thời hạn thì họ chẳng còn gắn bó máu thịt với đất đai như xưa.
Không còn gắn bó thì cũng không còn gìn giữ, bồi đắp vào cho đất, vì ngày mai có còn là của mình nữa đâu! Nhiều cái xấu ra đời từ đây, chính vì không gắn bó với đất, không nặng lòng với đất mà lương tâm, tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, sẵn sàng đánh đổi vì những lợi ích ngắn hạn.
Tôi còn nhớ hồi mới giải phóng, ta thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo" giống như ở miền Bắc trước đây. Hồi ấy, những người có nhiều ruộng đất trong Nam là do họ cần cù, siêng năng, chịu khó mà có nên nặng lòng với đất. Tôi nhớ như in nhiều nông dân nghèo được Nhà nước chia lại ruộng của những người này, đã không nhận. Họ nói: "Người ta làm sáng tối, không biết nghỉ mới có nhiều đất. Mình lấy không của người ta coi sao được!".
Tôi báo cáo việc này lên Tỉnh ủy, ông Bí thư lúc ấy kết luận: "Nếu không nhận đất thì không phải là nông dân, thì không cho nữa!". Đơn giản thế thôi. Lúc ấy chúng ta không lường được hậu quả tai hại như ngày nay đang chứng kiến.
Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác là "kỳ lắm", "coi không được", quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm.
Cái tình của người nông dân với đất phôi phai đi cũng làm cho cái tình với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn không còn thiêng liêng như xưa. Những giềng mối gìn giữ đạo đức, lương tri, nhân bản chân chất nhất cũng từ đấy mà sút sổ, long ra.

Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, cá ba sa, nông sản, nông dân, xuất khẩu, ngoại tệ
Làng bè cá Châu Đốc

"Nói một đàng làm một ngả" nhiều quá
Từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, về hưu trở lại làm nông dân trồng lúa và nuôi cá, ông nhìn nhận các chủ trương, chính sách và công tác quản lý nhà nước với nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tình trạng chung nhất là "Nói một đàng làm một ngả" nhiều quá. Có muôn thứ chuyện chứng minh cho điều này.
Chẳng hạn chuyện vận động nông dân làm ra nhiều lúa gạo rồi bán không được, mặc cho họ bị thua lỗ. Xui nông dân nuôi con nọ, trồng thứ cây kia rồi bỏ chạy mất, không biết bán cho ai. Lẽ ra, bảo nông dân trồng lúa thì phải có công ty mua số lúa làm ra chứ. Có bên quăng thì phải có bên hứng, phải tổ chức cho khớp nhau thì nói và làm mới đi đôi chứ?
Gần đây tôi nghe Bộ NN - PTNT triển khai kế hoạch chuyển 200.000 ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng bắp, đậu nành và màu. Tôi thấy băn khoăn không hiểu trồng những thứ đó rồi nông dân bán cho ai hay lại đẩy họ vào chỗ khó như các chương trình chăn nuôi bò trước kia?
Thưa ông, theo tôi biết hàng năm Chính phủ vẫn cho thu mua tạm trữ, giảm áp lực tiêu thụ lúa cho nông dân mà?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Chuyện này tôi quá hiểu! Khi lúa chín rộ, các công ty lương thực sàng bên này, lách bên kia để chậm triển khai. Bởi giá lúa càng thấp thì họ càng có lợi. Đến khi triển khai cũng đâu có làm đúng như tinh thần chỉ đạo. Nông dân gần như chẳng được gì.
Tôi có ông bạn cùng quê xứ Tịnh Biên làm công tác thu mua lúa. Tôi đến mấy trạm thu mua của ông ấy kiểm tra, thấy có hai giá mua, cao và thấp khác nhau. Giá rẻ để ngoài là giá mua thật cho nông dân, còn giá cao cất bên trong, khi có đoàn kiểm tra đến thì trưng ra! Bữa tôi bất ngờ đến, họ thay không kịp, tôi hỏi sao làm ăn vậy. Họ trả lời: "Giá cao là giá Nhà nước quy định. Còn giá thấp là giá thu mua theo... thị trường!". Bất nhẫn vậy đấy. Nhà nước cho vay không lãi để thu mua song thực chất họ mua vẫn ép nông dân chứ có nương gì đâu!
Tôi cũng nhiều lần đi ký hợp đồng xuất khẩu gạo với anh em. Ký xong về giá lúa lên là... bẻ chĩa ngay!
Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu sau này thành một xã hội giả dối. Thế hệ chúng tôi dù sao cũng được "chích ngừa", còn phản kháng lại được.
Còn thế hệ sau thì sao? Lo lắm!

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

NHỮNG CÔNG TRÌNH RỰC RỠ HƠN KHI MÀN ĐÊM BUÔNG XUỐNG

Các kiến trúc sư tài ba từ khắp nơi trên thế giới đã dùng hết trí lực của mình để tạo lên những công trình không chỉ độc đáo về hình dáng và vững chắc về kết cấu mà còn biến những công trình đó trở thành điểm nhấn của thành phố bởi vẻ rực rỡ của chúng lúc về đêm. Dưới đây là tổng hợp những công trình tiêu biểu từ khắp các quốc gia vô cùng rực rỡ trong màn đêm.

Công trình Murinsel - Austria




Cầu Helix - Singapore



Viện nghe nhìn - Hà Lan




Công trình Metropol Parasol - Tây Ban Nha




Trung tâm chiếu phim Busan - Hàn Quốc



Công trình Royal Pavilion - Anh



Công trình Capital Gate - Abu Dhabi



Khách sạn Yas - Abu Dhabi




Trung tâm giải trí Khan Shatyr  - Kazakhstan



Trung tâm hàng hải Vellamo - Phần Lan



Phòng hòa nhạc TivoliVredenburg - Hà Lan



Cầu Banpo Bridge - Hàn Quốc




Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

​Trung Quốc đẩy nhanh lộ trình chiếm biển Đông


TT - Sau khi mở rộng xây dựng căn cứ nổi ở biển Đông, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng ở những nơi khác. 

Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio (bìa trái) cùng các quan chức tại thủ đô Manila tham quan cuộc triển lãm bản đồ cổ ngày 11-9 để chứng minh rằng Trung Quốc không hề có bất cứ “chứng cứ lịch sử gì” để đòi chủ quyền trên biển Đông - Ảnh: Reuters
Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio (bìa trái) cùng các quan chức tại thủ đô Manila tham quan cuộc triển lãm bản đồ cổ ngày 11-9 để chứng minh rằng Trung Quốc không hề có bất cứ “chứng cứ lịch sử gì” để đòi chủ quyền trên biển Đông - Ảnh: Reuters

Quan tâm sát sao diễn biến trên biển Đông, tôi thấy tình hình đang đến mức độ rất đáng lo ngại. Sau khi mở rộng xây dựng căn cứ nổi ở biển Đông, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng ở những nơi khác.
Ông Võ Anh Tuấn (nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, trưởng đoàn đàm phán Luật biển 1982):
Biển Đông sẽ càng thêm xáo trộn, bất an. Quyền lợi chính đáng của Việt Nam và những nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục bị xâm phạm nặng nề.
Đặc biệt đáng lo nhất là sau khi mở rộng được căn cứ không quân ở vùng biển này, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng mở rộng thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) như đã thực hiện ở biển Hoa Đông.
Tình hình sẽ vô cùng phức tạp và nguy hiểm khi Trung Quốc kiểm soát cả bầu trời lẫn mặt biển và dưới lòng biển bằng lực lượng không quân, hải quân áp đảo của mình.
Lúc ấy, việc thực thi những quyền lợi chính đáng của Việt Nam như bảo vệ chủ quyền biển, ngư dân khai thác ngư trường, lưu thông hàng hải, hàng không sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn mới.
Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã xác định những mục tiêu rất rõ ràng. Họ thiết lập lộ trình chiếm đoạt biển Đông và từng bước thực hiện một cách chắc chắn, quyết đoán, bất kể quyền lợi cũng như ý kiến chính đáng của các nước khác.
Có ba mục tiêu lớn trong việc xây dựng ở Gạc Ma này.
Thứ nhất, họ tận dụng kẽ hở lẫn qua mặt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Bằng cách mở rộng xây dựng, giả vờ như cho dân ở (nhưng thực chất là căn cứ quân sự), họ có thể lập luận mập mờ các điều khoản trong Luật biển rằng đảo có dân sinh sống, có điều kiện phát triển để đòi hỏi những quyền lợi lẽ ra không phải của mình.
Khi phải đem Luật biển ra tranh cãi, họ có thể đưa ra các ngụy tạo mới như ở Gạc Ma này để lập luận này nọ và đòi hỏi các vùng đặc quyền của mình. Đây là vấn đề mới và cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi Trung Quốc ỷ mạnh luôn cho rằng mình đúng mà bất chấp các quốc gia khác.
Thứ hai là khi có căn cứ không quân, hải quân ở Gạc Ma, Trung Quốc sẽ khắc phục được điểm yếu chiến thuật của mình. Khi có đường băng, nơi tiếp liệu này, họ không còn phải lo tầm bay hạn chế nếu xuất phát từ Hải Nam.
Khi cần phải không chiến hay thực thi quyền vùng nhận dạng phòng không, họ có thể tận dụng tối đa căn cứ mới ở Gạc Ma. Một trục lộ hàng hải trải suốt từ Đài Loan Trung Quốc qua eo biển Malacca sẽ bị họ khống chế.
Thứ ba, như tôi đã nói ở trên, sau khi xây dựng Gạc Ma và tiếp tục mở rộng ra các điểm khác, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa đường lưỡi bò của mình.
Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn mới trước cộng đồng quốc tế. Trước đây họ muốn quốc tế coi họ là một đối tác, còn bây giờ họ muốn coi họ là một cường quốc, hành xử theo những nguyên tắc của họ, luật pháp của họ. Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Họ không muốn các quốc gia khác trao đổi với mình như là một đối tác mà buộc phải làm theo họ.
Các quốc gia trong khu vực và cộng đồng thế giới cần phải cảnh giác và có giải pháp trước vấn đề này. Trung Quốc có câu lùi một bước để tiến ba bước.
Những hành xử lúc căng lúc mềm vừa qua của họ thật ra đều nằm trong chiến lược thôn tính. Cần phải cảnh giác để đừng mắc mưu. Cần phải hợp sức đoàn kết với nhau để giải quyết vấn đề Trung Quốc, nếu không sẽ rất nguy hiểm và phải trả giá nặng nề.
Ông Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ):
Việt Nam cần cảnh giác
Nhiều hãng thông tấn nước ngoài gần đây cũng đã quan tâm đến việc Trung Quốc mở rộng các đảo như bãi đá Gạc Ma. Thật ra, ngay từ khi chiếm các đảo của Việt Nam, từ Hoàng Sa đến các đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã tôn tạo, đưa phương tiện ra xây bốt, dần biến các đảo thành căn cứ quân sự của họ.
Hiện nay tại đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã có đường băng máy bay, họ cũng đã xây dựng cả một thành phố khá quy mô. Theo tôi, họ muốn biến một số đảo thành nhịp cầu, căn cứ quân sự để bành trướng, khống chế biển Đông.
Những sự kiện như Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, rồi việc xây dựng, mở rộng các đảo, thậm chí xây đường băng cho sân bay, theo tôi, là các hành động có mối liên hệ với nhau, được Trung Quốc tính toán kỹ. Sau khi họ rút giàn khoan thì đẩy mạnh hơn việc khác, có tiến có lui. Và việc này, theo tôi, có ý đồ sâu xa.
Ai cũng biết Gạc Ma là địa điểm hiểm yếu, có giá trị chiến lược. Nó rất gần bờ biển của Việt Nam, gần căn cứ quân sự của Việt Nam, gần đường biển mà Việt Nam vẫn đi để ra Trường Sa... Nếu xây dựng sân bay ở Gạc Ma, Trung Quốc có một tàu sân bay cố định, có giá trị rất cao. Đây là một bước hiện thực hóa đường lưỡi bò.
Về mặt pháp lý, theo tôi, họ đang dần hiện thực hóa việc mở rộng các vùng biển. Bằng việc biến các đảo không có đời sống kinh tế thành có đời sống kinh tế, biến các bãi cạn thành các đảo nổi, mở rộng các căn cứ quân sự... Trung Quốc có thể có ý định mở rộng đường cơ sở để mở rộng vùng biển của họ. Họ sẽ tạo vùng chồng lấn, biến những vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp...
Trước hành động của Trung Quốc từ trước đến nay, Việt Nam đã có theo dõi và nắm kỹ tình hình. Ta cũng đã phản đối chính thức hành động của Trung Quốc và có những biện pháp phù hợp tình hình... Theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục nói cho thế giới hiểu. Chúng ta cần tiếp tục cảnh giác, không được lơ là...
C.V.KÌNH ghi

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Người ba lần từ chối cứu sống mạng mình

SƯU TẦM NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG 


Yanush Korchak (Janusz Korczak, tên thật là Hendric Goldschmit) - nhà sư phạm, nhà văn, bác sỹ và nhà hoạt động xã hội xuất sắc của Ba Lan, gốc Do Thái. Ông đã ba lần từ chối cứu mạng sống của mình...
Lần đầu tiên đó là lúc Yanush quyết định không di tản sang Palestin, trước khi Ba Lan bị chiếm, để không bỏ rơi “Trại trẻ mồ côi” (do ông thành lập từ 1911 ở Warschau-dành cho trẻ con đường phố không gia đình), trước khi các sự kiện kinh khủng của thế chiến 2 xảy ra.
Lần thứ hai-từ chối trốn khỏi "nhà tù lớn" Varsava.

                             

Lần thứ ba, khi tất cả những con người từ “Trại trẻ mồ côi” lên tàu hỏa đi về trại tập trung, có một sỹ quan SS đến hỏi ông:
-Có phải ông đã viết quyển “Ông vua Matiush đệ nhất” không? Tôi đã đọc từ bé, quyển sách rất hay. Ông được tự do!
-Thế còn các cháu?
-trẻ em sẽ phải đi!
-thế thì ông nhầm! Không phải tất cả mọi người đều khốn nạn...
Sau đó vài ngày, tại trại tập trung Treblinka, Korchak cùng với tất cả trẻ em của mình, 196 đúa bé và hơn chục người giúp việc, bảo mẫu... đã đi vào lò hơi ngạt. Trên đường đi ông dắt tay hai cháu bé nhỏ nhất và kể cho chúng câu chuyện cổ tích còn dở, để chúng không để ý gì khác. Cảnh sát Ba Lan (theo phát xít) đứng thành hàng, giơ tay chào, bọn Đức thắc mắc hỏi người đàn ông này là ai, còn bọn họ nhiều kẻ không cầm được nước mắt...
Năm 1978 UNESCO tuyên bố là năm kỷ niệm Janusz Korczak.
Về con người ông, có thể không cần kể thêm gì, ngoài 10 điều răn ông để lại về đề tài giáo dục trẻ em:
1) Đừng chờ đợi con bạn sẽ giống mình, hay sẽ như mình muốn. Hãy giúp trẻ không trở thành bạn, mà là chính mình.
2) Đừng đòi con trẻ trả lại tất cả những gì bạn đã làm cho nó. Bạn cho nó cuộc sống, nó sẽ lại cho sinh linh khác cuộc sống, và cứ tiếp diễn như thế-quy luật bất biến của sự biết ơn.
3) Đừng trút giận lên trẻ em, để tránh ăn trái đắng lúc về già. Vì gieo gì, gặt nấy!
4) Đừng coi thường các vấn đề của trẻ. Mỗi người có một số phận, và hãy tin rằng-cuộc sống của nó cũng sẽ nặng nề không kém, có khi còn hơn ấy chứ, vì trẻ không có kinh nghiệm.
5) Đừng chà đạp!
6) Đừng quên rằng những cuộc gặp gỡ quan trọng nhất của một con người-đó là gặp gỡ trẻ em. Hãy chú ý hơn nữa đến trẻ em-ta không biết đang gặp ai trong hình hài đứa trẻ đâu.
7) Đừng dày vò bản thân, nếu bạn không làm được việc gì đó cho trẻ, đơn giản hãy nhớ rằng: ta chưa làm hết cho trẻ, nếu chưa làm được tất cả mọi thứ trong khả năng!
8) Con trẻ không phải là bạo chúa chiếm đoạt hết cuộc sống của ta,cũng không phải là sản phẩm của thể xác, máu thịt ta. Đấy là một cái bình quý, mà Cuộc sống ban cho ta để giữ và nuôi dưỡng ngọn lửa sáng tạo. Đó là tình yêu được chắp cánh của bố mẹ, những người sẽ nuôi dưỡng không phải con “tôi”, con “chúng ta” mà là một tâm hồn được trao cho ta để gìn giữ.
9) Hãy yêu quý trẻ con nhà khác. Đừng bao giờ làm gì với chúng điều mà ta không muốn người khác làm với con mình.
10) Hãy yêu con mình bất kể nó thế nào-bất tài, không may mắn, đã lớn rồi... Hãy giao lưu với chúng, hãy vui với con trẻ-đó là ngày lễ mà hiện nay ta đang có!
Ước gì tất cả các thầy, cô giáo nước ta cũng đọc qua câu chuyện nhỏ này..
Tham khảo:
  • Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: "Một mình với Chúa" trong đó có "18 lời cầu nguyện của những kẻ không cầu Chúa".
  • Sau khi Đức phát xít chiếm Ba Lan, ông vẫn đi lại ở Warshau trong quân phục sỹ quan Ba Lan- ông nói “đối với tôi không có chuyện Đức chiếm Ba Lan, và tôi vẫn làm những việc gì tôi muốn làm”.
  • Trong trại tập trung ông vẫn tiếp tục giáo dục các trẻ em “của mình”, vẫn chăm lo kiếm cho chúng từ thức ăn đến thuốc men. Trước khi bị hành quyết không lâu, theo tục lệ của người Do Thái, ông tập trung những học trò của mình tại nghĩa địa và làm nghi lễ tuyên thệ, để từng đứa trẻ hứa sẽ lớn lên làm người tốt và người Do Thái lương thiện.
  • - Các học viên của “Trại trẻ mồ côi” của Korczak nhiều người hiện nay vẫn còn sống và ở khắp thế giới...

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại

SƯU TẦM
Ngày 23/8/1945, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Hai ngày sau, 25/8/1945, lễ thoái vị cử hành tại Ngọ Môn (Huế). Vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn trao Bửu kiếm và Ngọc tỷ - biểu hiện của ngai vàng bệ ngọc cho đại diện của cách mạng là Nguyễn Lương Bằng. Có đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và ủy viên ủy ban giải phóng Cù Huy Cận. Lễ thoái vị được cử hành rất đơn giản, vua Bảo Đại đọc Chiếu Thoái vị trước nghìn người tụ họp rồi được gắn danh hiệu "Công dân thứ nhất của nước Việt Nam" danh Vĩnh Thụy.
Cờ vàng Quẻ ly từ từ hạ xuống.
Cờ đỏ sao vàng được kéo lên.

Vua Bảo Đại hạ chiếu thoái vị:

"Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,

Muốn đạt được hai mục đích ấy, Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước muốn rằng sự hy sinh của Trẫm phải đem lại lợi ích cho Tổ quốc.

Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.

Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.

Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.

Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
–Thứ nhứt: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

–Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

–Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.

Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.

Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.

Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,

Khâm thử: Bảo Đại
Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945"


Vua Bảo Đại cũng ban một chiếu khác cho Bà con trong Hoàng Tộc như sau:

"Kể từ ngày Đức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế vào trấn ở Thuận Hóa đến nay đã 399 năm. Trong non bốn thế kỷ, Liệt Thánh chúng ta đã trải qua biết bao sự gian lao nguy hiểm vì nước vì dân, mới truyền ngôi lại cho Trẫm được đến ngày nay.

Cái gia tài quý báu di truyền đã gần 400 năm ấy, trong giờ phút Trẫm bỏ hết, bà con trong Hoàng Tộc, ai nghe cũng phải đau đớn ngậm ngùi.

Song Trẫm biết rằng: đó chỉ là cái cảm tình thoáng qua trong chốc lát mà thôi, chớ bà con ta, ai cũng sẵn tính bình tĩnh, sẵn trí sáng suốt để xét rộng thấy xa, cho nên sau khi đã chuẩn định ba chữ "Dân Vi Quý" làm khẩu hiệu của chánh thể mới sau khi đã tuyên bố "Để Hạnh Phúc Dân Lên Trên Ngai Vàng", nay Trẫm nhất định thoái vị để giao vận mạng quốc gia cho một Chính phủ có đủ điều kiện huy động hết cả lực lượng của toàn quốc giữ vững nền độc lập của nước và mưu hạnh phúc cho dân.

"Độc lập của nước, Hạnh phúc của dân", vì tám chữ đó mà trong tám chục năm vừa qua biết mấy mươi vạn đồng bào đã rơi đầu bỏ xác nơi nước thẳm non xa trong lao tù ngục tối.

Đối với những sự hy sinh của những kẻ anh hùng liệt nữ ấy, của muôn ngàn chiến sĩ vô danh ấy, Trẫm cho sự thoái vị của Trẫm là thường.

Vậy Trẫm muốn bà con trong Hoàng Tộc sau khi nghe lời thoái vị ai ai cũng vui lòng để nghĩa nước lên trên tình nhà mà đoàn kết chặt chẽ với toàn thể quốc dân để ủng họ Chánh phủ Dân chủ Cộng hòa giữ vững nền độc lập cho Tổ Quốc. Thế mới là một cách chân thành cao thượng, giữ chữ Trung với Trẫm, chữ Hiếu với Liệt Thánh".

Việt Nam Độc lập Muôn năm
Dân chủ Cộng hòa Muôn năm.

Khâm thử: Bảo Đại


Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

TIÊU ĐỀ " VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA " VÀ MỘT BÀI BÁO CỦA BÁC HỒ

Về tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”

SƯU TẦM 
“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tiêu đề bắt buộc phải sử dụng theo một sắc lệnh số 49 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/10/1945.

Cùng ngày, Bác viết bài báo: “Sao cho được lòng dân?” dưới bí danh “Chiến Thắng” đăng trên báo “Cứu Quốc”, ngày 12/10/1945 với nội dung:

“Ta nhận thấy xung quanh các Uỷ ban Nhân dân, một vài nơi, tiếng phàn nàn, oán thán, nhiều hơn tiếng người khen. Dân chúng tín nhiệm ở Chính phủ nhiều hơn các Uỷ ban địa phương. Những Ủy ban đó không những không được dân yêu, còn bị dân khinh, dân ghét là khác nữa.

Thứ nhất, dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên mắc cái tật ngông nghênh cậy thế, cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta.

Người ta còn bĩu môi nói đến “bà thủ trưởng” nọ bận quần áo chẽn, tóc cắt ngắn cưỡi ngựa đi rong khắp chỗ mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ chỏ ông tỉnh trưởng kia vác ô tô đưa bà “tỉnh trưởng” đi chơi mát mỗi buổi chiều...
Áp phích cổ động đấu tranh cho nền độc lập, tháng 10/1945.
Áp phích cổ động thống nhất tháng 10/1945.

Từ chỗ ngông nghênh xa phí đó rất dễ đi đến chỗ ỷ thế cậy quyền, làm nhiều điều quá tệ. Thậm chí có ông tư pháp khi xử kiện bắt tội nhân quỳ trước thềm đánh đập, chửi mắng tội nhân, hách dịch đúng như những “ông quan”, “ông thanh tra” dưới thời Pháp thuộc, Nhật thuộc.

Muốn cho dân yêu, muốn đựơc lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dẫu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải đựơc ta đặc biệt chú ý...

Phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu người gánh vác thì mình ra, nếu có người thay, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, nhường lại cho ai muốn làm và làm đuợc. Nói tóm lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư”.
Xưa và Nay

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

THƯ DÃN 010914

Màn biểu diễn xiếc của một quân nhân Mỹ ngay bên cạnh ban giám khảo, không phải trên sân khấu có dàn dựng hoặc che đậy.