Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

MỘT BÀI THƠ SAU 19 NĂM MỚI ĐƯỢC XUẤT BẢN



Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây.  "
"


Chân dung Tố Hữu là một trong những “độc chiêu” của Xuân Sách. Được viết từ năm 1973 khi Tố Hữu có bài thơ “Máu và Hoa” nhưng không được “phát hành miệng” như những chân dung khác mà phải nằm đợi 19 năm sau, tức năm 1992 khi sách thơ Chân dung Nhà văn được in ra mới được mọi người biết đến. Đó cũng là một “Kỷ lục”. Trong câu chuyện về bức chân dung đặc biệt này, có nhiều chi tiết thú vị:
 “Ông Tố Hữu là người ngồi ở ngôi cao trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với văn nghệ ông là đại thủ lĩnh, không có gì phải bàn cãi.Về thơ, ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, của hiện thực xã hội chủ nghĩa như những nhà phê bình có tên tuổi xưng tụng.Về nghệ thuật thơ cũng vậy: “thì treo giải nhất chịu nhường cho ai”như một nhà thơ lão làng đã viết. Hai câu thơ trong bài Điện Biên của Tố Hữu đã viết “ Mường Thanh Hồng Cúm Him Lam/Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng”, theo phân tích của nhà thơ nọ là hai câu thơ mẫu mực vừa kinh điển vừa hiện đại.Ai dám cãi hoa mơ không trắng, cam không vàng.Các cán bộ đi thuyết giảng ai cũng có thuộc và trích dẫn vài câu thơ của Tố Hữu, để thêm phần hấp dẫn cho bài nói. Tôi đã một lần bị một đồng chí chính trị viên đơn vị mời tôi về nói chuyện thơ với bộ đội, gửi thư lên Tổng cục Chính trị phê phán tôi là nói thơ mà chỉ trích thơ Chế Lan Viên mà không trích thơ Tố Hữu. Hú vía! Bài thơ văn trung học đại học năm nào mà chẳng có đề về thơ Tố Hữu, nó đã trở thành sổ gạo của từng nhà. Tôi cũng được biết, vào những năm “Nhân văn giai phẩm”,  có một nhà thơ bộ đội viết bài phê bình thơ Tố Hữu có câu: “Thơ Tố Hữu như cốc xi rô pha loãng”. Như thế thì nhiều phen “lên bờ xuống ruộng”, thân bại danh liệt một đời là phải. Cũng chẳng biết kêu ai, cũng chẳng ai nói cho biết vì tội gì. Anh có viết một vở kịch có tên là “Mưa bóng mây”. Tôi đùa, ông  nên coi tai nạn như là mưa bóng mây dù đó là mưa đá. Tôi cũng được nghe kể lại hồi còn ở trên chiến khu Việt Bắc, một lần Tố Hữu định đọc thơ cho nhạc sĩ Văn Cao nghe, nhưng ông nhạc sĩ vội gạt đi: “Thơ cậu như ca dao, hò vè có gì mà đọc!”. Chết là phải, tôi lập lại câu nói của ông bác tôi mắng bọn con cháu mỗi khi lười biếng hoặc mắc lỗi. Vì thế khi làm thơ chân dung về các nhà văn tôi phải nghĩ tới ông, làm thế nào để bài thơ xứng tầm với ông. Có thể nói, đó là bài tôi viết đi viết lại hoài mà vẫn chưa ưng ý. Hơn nữa,viết về ai ngoài đọc tác phẩm của họ ra tôi cũng tìm cách tiếp xúc với họ để biết ý kỹ hơn về tính cách con người họ. Tôi đã từng được hầu chuyện các bậc đàn anh, bằng cách này hay cách khác, và học hỏi được nhiều điều. Nhưng với Tố Hữu thì không. 
Tôi biết ông, thấy ông thì nhiều lần đều là trong những buổi họp hành về văn nghệ, tôi còn nhớ một lần ông đến cơ quan tôi nhân tập thơ “Cửa mở” của Việt Phương mới ra đời. Khi nói đến tập thơ, đôi mắt ông lim dim nhìn xuống chúng tôi, giọng cao lên một chút: “Đó là tập thơ ba lăng nhăng, tư tưởng ba lăng nhăng”. Tôi không thể bắt chước nhà văn nọ, có tiếng là “đãng trí”,  quên nhiều chuyện nhưng ông lại nhớ kỹ ngày sinh của Tố Hữu. Hàng năm tới ngày đó ông lại tới nhà tặng nhà thơ lớn một bông hoa hồng. Tôi cũng không thể lấy cớ có tác phẩm mới in đem tới tặng Đại thủ lĩnh của mình. Tôi nhớ đời một chuyện. Một hôm tôi cùng một ông bạn vàng cùng cơ quan đạp xe đi dạo ở đường Phan Đình Phùng. Con đường có ngôi biệt thự có “cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt”,  có truyện ngắn cây táo ông Lành” của anh thương binh viết và cái truyện đó đã khiến anh bị “trúng thương” nặng hơn nhiều vết thương anh mang trong chiến tranh.
 Khi đi qua đó,  anh bạn nói với tôi:-  Này,  cậu có nghĩ đến là bao giờ cậu được ở trong một biệt thự như thế này không?
Tôi trả lời:-  Cậu tưởng mình nằm mơ chắc? Ba mươi tuổi rồi mới là thằng trung úy quèn, sao lại nghĩ được ở ngôi nhà như thế này, có họa là làm đảo chính!
  Không ngờ trong một buổi họp chi bộ sau đó ông bạn vàng của tôi đem câu chuyện đó ra trình làng:
-  Tôi cũng biết đồng chí Sách nói đùa, nhưng đùa như thế là xuất phát từ tư tưởng không lành mạnh!
Cũng còn may, tôi chưa bị ghép tội có tư tưởng phản động.
Vậy thì làm sao tôi còn dám vào ngôi nhà đó. Nhưng rồi tôi cũng hoàn thành bài thơ về ông vào năm 1973 sau khi có Hiệp định Paris về Việt Nam, nói đúng hơn là sau khi nhà thơ Tố Hữu viết bài “ Máu và hoa”, do cảm xúc của sự kiện đó.  Tôi còn nhớ sau khi đọc bài thơ đó tôi cứ lẩm bẩm máu và hoa…máu và hoa, rồi bật ra cảm hứng viết: “Máu ở chiến trường hoa ở đây”.
Hằng năm rồi mỗi khi Tết đến hầu như tất cả các tờ báo đều đăng thơ Tết của Bác Hồ và đăng thơ Tố Hữu, và các báo đều đăng một bài thơ ấy, mà nếu theo quy ước thì các tác giả không được gửi đăng một bài trên nhiều tờ  báo cùng một thời điểm. Ai làm thế sẽ bị cắt nhuận bút và bị nhắc nhở phê bình. Nhưng thơ Tố Hữu là ngoại lệ: ai cũng thấy thế là phải, thơ hay càng đăng nhiều càng tốt! Thơ hay trả nhuận bút cao bao nhiêu cũng chưa xứng! Một bài thơ bình thường lúc đó được trả từ tám đến mười đồng ở báo Trung ương. Cỡ như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…. có thể được trả từ mười hai đến mười lăm đồng. Như thế cũng là tươm, vì theo Nguyễn Tuân lấy giá bát phở chín làm bản vị ba hào một bát thì một bài thơ cũng được vài ba chục bát, đủ ấm bụng hàng tháng trời ăn điểm tâm buổi sáng. Còn nhuận bút báo Tết của thủ lĩnh thì sao? Tôi được biết một tờ báo nọ phải đưa ra ban biên tập bàn bạc, đi đến thống nhất là: tiền năm trăm đồng cộng với một cành đào, một cặp gà trống thiến. Riêng tiền, nếu tính bằng phở là một nghìn bát. Câu này thì tôi được nghe nói lại không biết có đúng không. Khi nhà thơ nhận nhuận bút như vậy có nói:  “ Nhuận bút trả như ri các nhà thơ của ta sống khỏe hí!”    
Trở lại với bài thơ tôi viết về Tố Hữu. Chín mươi chín bài thơ tôi viết xong đều được anh em đem truyền khẩu (hoặc tôi đọc trước những người tôi viết, trừ bài thơ về Tố Hữu).
Viết xong bài thơ tôi hiểu ngay rằng không thể nào truyền bá ra được, cũng phải viết trời viết đất chứ làm sao bây giờ. Tôi biết có một nhà văn gửi một bản tường trình lên thủ lĩnh tố cáo tôi đã làm thơ bôi xấu các nhà văn, rồi trích ra một số bài, nhưng ông ấy nếu không có bài thơ về Tố Hữu thì chưa đủ sức nặng. Ông liền ghi mấy câu ở vỉa hè nhại bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu: “Bầm ơi có biết không bầm. Vôn ga con cưỡi, gà hầm con xơi. Con nay đã khác xưa rồi (…) Bầm ra ruộng cấy bầm rung/ Con ngồi sưởi ấm mà thương lại bầm …Làm thế nhà văn nọ vô tình đã phạm thượng. Xuân Sách đã viết về những nhà văn như thế không thể viết về tôi như vậy, tôi chờ.
Và tôi cũng phải chờ. Một lần nhà văn Đặng Thai Mai gọi tôi đến nhà. Cụ bảo tôi đọc bài thơ tôi viết về Tố Hữu cho cụ nghe. Thấy tôi chần chừ, cụ nói: “Cậu sợ tôi phản cậu hay sao?”
-  Thưa bác, cháu đâu dám nghĩ về bác như thế, có điều cháu nghe lời ông Hàn Phi rằng vua là con rồng nhưng có thể gần được thậm chí có thể cưỡi lên mình nhưng tuyệt đối không được sờ vào cái vuốt dưới hàm. Cháu muốn giữ được cái đầu để hoàn thành tập thơ.
-  Thế là phải, nhưng cậu đọc riêng cho tôi nghe cơ mà!
-  Thưa bác- tôi lại múa mép - Cái đạo của những trí giả như bác có cái hay trong bụng không thể truyền cho người khác .Cho phép cháu khoe một chút, bài này là bài hay.
Chúng tôi ngồi trên sàn nhà bằng gỗ, cụ gác cằm lên đầu gối cười khục khục rồi mắng yêu tôi: - Thằng tiểu quỷ!
Mùa hè năm 1982, tôi lên Tam Đảo nghỉ mát vài hôm. Hồi đó khách còn vắng. Một buổi chiều tôi một mình đi dạo trên con đường dưới bóng thông, tôi nhìn thấy nhà thơ Tố Hữu đang đi về phía tôi. Tôi nghĩ ông không biết tôi nên cứ lẳng lặng đi qua ông. Không ngờ ông gọi :
-  Xuân Sách đó à?
-  Thưa vâng, chào anh.
-  Sách lên đây để viết hay sao?
-  Dạ không. Tôi được cơ quan cho đi nghỉ mát ít hôm.
-  Ra rứa!  Còn mình thì lên đây có việc.
   Tất nhiên là tôi không hỏi ông việc gì. Ông đặt nhẹ tay lên vai tôi, nói nhẹ nhàng.
- Bên công an họ thu thập được những bài ca dao đồng dao, và những truyện tiếu lâm thời bây giờ, có đến gần hai trăm trang đánh máy. Mình lên đây để đọc cho yên tĩnh.
-  Thưa anh, anh thấy thế nào? Tôi mạnh dạn hỏi:
 Và tôi nhận được câu trả lời ngắn khá bất ngờ: “ Cực kỳ phản động, cực kỳ hay".
Có hai ông Tố Hữu trong câu nói này. Tôi nghĩ vậy và chợt nghĩ giá như lúc này tôi đọc bài thơ viết về ông mà ông cũng phán một câu như vậy thì tôi yên lòng. Xưa nay đã từng có những nho sĩ nhờ có câu thơ hay, vế đối hay mà thoát chết đó sao.    Nhưng rồi tôi không đọc, và đến năm 1992 khi tập thơ được Nhà xuất bản Văn Học ấn hành mọi người mới biết”.
Bài thơ chân dung Tố Hữu “nằm chờ” suốt 19 năm đó như sau:
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

NGHỆ THUẬT SUSHI-KHỎA THÂN CỦA NHẬT BẢN



Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 1
Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 2
Ngắm ảnh nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 
Nghệ thuật sushi khoả thân Nyotaimori – một trong những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản, giống như Sumo và Kimono vậy! 
Những miếng sushi trông thật ngon lành! Nhưng nếu tinh mắt, bạn sẽ thấy chúng đang được xếp đặt trên cơ thể một cô người mẫu khỏa thân nóng bỏng! 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 3
Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 4
Tiếng Nhật, nyotaimori có nghĩa là “Cơ thể được trang điểm của một người đàn bà”. Các nghệ nhân sẽ bày những miếng Sushi trên khắp thân mình của người thiếu nữ (Geisha). Nói 1 cách đơn giản, vai trò của cô gái là làm chiếc khay sống đựng thức ăn. Trên thân thể cô gái, người ta bày những miếng cá tươi có lót cơm chua ở khắp những nơi nào có thể như ngực, bụng, chân… Những năm xa xưa, ở Nhật, các Geisha thực hành nyotaimori cũng như nghệ thuật viết chữ đẹp, nghi thức dùng trà hay chơi đàn dây samisen. Nói chung là rất được ca ngợi. Nyotaimori dưới con mắt của người yêu truyền thống, là sự biểu hiện của sự phục vụ đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân
 (Nyotaimori) 5
Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori)6
Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 7
Geisha được lựa chọn cho nyotaimori phải là những cô gái hết sức kiên nhẫn. Họ sẵn sàng và có đủ thể lực để nằm bất động tới 4 tiếng đồng hồ mặc cho thái độ của khách hàng có thế nào đi nữa. Ngay từ năm 16 tuổi, các cô đã được luyện tập hết sức khắt khe.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 8
Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 9
Chiêm ngưỡng n 10ghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori)
Để chuẩn bị cho một bữa tiệc nyotaimori, Geisha phải dành hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ để tắm rửa một cách tỉ mỉ. Không được sử dụng bất kì 1 xà phòng có mùi thơm nào để tắm. Lý do là không được để ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn. Sau lần tắm nước nóng đầu tiên, Geisha được xát lên người một loại xà phòng đặc biệt và tất nhiên là nó cũng ko có mùi thơm. Tiếp theo, người ta dùng một túi vải đựng cám xát kĩ để tẩy bỏ lớp biểu bì chết của da. Sau đó là tắm nước nóng lần thứ 2, rồi lại tắm một lượt nước lạnh để kết thúc. Mục đích của lần tắm nước lạnh là để tránh đổ mồ hôi. Da cùng các bộ phận kín bắt buộc phải tẩy sạch lông. Trong khi các geisha tắm thì bộ phận nhà bếp cũng mới được bắt đầu làm sushi vì món này chỉ ngon khi làm mới. Người ta bày sushi trên cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Các bộ phận kín được che đậy bằng những cánh hoa, lá hoặc các lát cá.Tóc không quấn gọn mà xõa trên nền nhà, trang điểm bằng những cánh hoa nhỏ. Nhiệt độ trong phòng được giảm bớt để không làm sushi ấm dần vì chúng được bày trực tiếp lên da của geisha. Vậy là xong! Vấn đề bây giờ là các nghệ nhân sẽ sắp món theo truyền thống của từng loại Sushi.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 11
Chiêm ngưỡng nghệ thuật sushi Nhật Bản khoả thân (Nyotaimori) 12
Vào những năm đầu của thập niên 90 phương Tây mới biết đến Nyotaimori và họ đã phản ứng rất dữ dội. Họ cho đây là một phong tục hủ lậu, hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ, và những người thưởng thức Nyotaimori là những kẻ thô tục bẩn thỉu (thức ăn được bày trực tiếp lên da geisha).
Tuy nhiên, theo thời gian, người ta đã dần dần nhìn nhận đây là một văn hóa ẩm hực thú vị, đáng được trân trọng, giống như tranh ảnh khỏa thân. Nyotaimori giờ đã trở nên phổ biến khắp thế giới.

Và cả ở…Việt Nam (Taboo, Hà Nội). Tất nhiên, người ta chưa dám để sushi trực tiếp lên người mẫu, và cô ấy cũng chưa dám khỏa thân. Nhưng sau này thì…biết đâu đấy!
                                                                                                                    Theo Tam tay


Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

LIÊN KHÚC CỦA KHỐI 5 TNVN TRONG LỄ KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG

   Theo sự phân công của Bang trưởng, sau khi trao đổi sơ bộ với cụ Trương Trác (nhạc trưởng chỉ huy liên khúc)  và cụ Quang Trung ( MC), tôi xin đề xuất chương trình tiết mục liên khúc của khối 5 TNVN trong ngày lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường 30-8-2013 như sau. 

   Ghi chú : 
                    1. Vì thời gian đã gần 60 năm, lại không có bản in gốc nên chúng ta còn nhiều tranh luận về lới hát của những bài này, tuy nhiên trong đợt này chúng tôi đề nghị  chúng ta tạm công nhận lời hát như dưới đây để thống nhất trong trình bày.
                    2. Toàn bộ phần nhạc đệm của liên khúc sẽ được chuẩn bị trước và ghi vào dĩa CD và vào USB, khi tập cũng như khi biểu diễn chỉ việc bấm máy là chúng ta có thể thoải mái ... hét.  


  Trân trọng xin ý kiến của các cụ 


CHƯƠNG TRÌNH TIẾT MỤC LIÊN KHÚC  


Lời thoại mở đầu của MC

Nhạc dạo đầu

  1 .  TRƯỜNG CỦA EM

Hát 2 lần
Trường của em, đây núi vòng quanh,
có hoa trúc đào bên mái nhà xinh bốn mùa tươi thắm.
Trường của em, đây có dòng sông,
Có bao con đường dẫn theo ven nhà đến bên lễ đường .
Ngày ngày đoàn ta lớn lên trong tình thương mến
Ngày ngày đoàn ta hát ca vang rộn sân trường
Khi chơi khi học lúc vác cuốc ra làm vườn tăng gia
Mùa rét, khi ngồi quanh lửa hồng
Chúng ta quây quần kể chuyện quê hương nhớ thương.

Câu kết :
Mùa rét, khi ngồi quanh lửa hồng
Chúng ta quây quần kể chuyện quê hương nhớ thương.

Nhạc chuyển

  2.   KHỎE LUÔN LUÔN

Lời 1: Khoẻ luôn luôn giữ sức mình hăng hái
Đời là vui vui quyết tâm thi đua
Ăn uống chơi tập tành luôn luôn  đều 
Mặc áo ấm và quấn khăn đi giầy

Lời 2:  
Cầm tay nhau chúng ta cùng múa hát
Đời tràn dâng không khí vui hân hoan
Thân ái nhau ta đề cao phê bình
Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

Nhạc dạo ( gian tấu)

Lời 3 :
Gặp nhau luôn chúng ta cùng múa hát,
Đời buồn vui ta vẫn luôn bên nhau,
Yêu Quế Lâm như tình yêu ban đầu,
Đẹp mãi mãi còn vấn vương trong lòng.

Câu kết :
Yêu Quế Lâm như tình yêu ban đầu,
Đẹp mãi mãi còn vấn vương trong lòng.

Nhạc chuyển

 3. VUI REO LÊN 

Hát 3 lần
Vui reo lên đoàn ta hát vang lừng khúc ca mừng tự do,
La la la lá la là lá la là là là lá,
Học tập xây tương lai tốt đẹp sao khắp chốn yên vui,
Ta hát cho đời vút lên khúc ca yêu đời.

Câu kết :


Ta hát cho đời vút lên khúc ca yêu đời.

Nhạc chuyển

  4.  NÂNG CỐC 

  Hát 2 lần

Được cùng đồng chí tưng bừng
Họp vào ngày tết huy hoàng
Cùng mừng cùng hát vang lên lời ca
Nhớ tới phút xưa êm đềm,
Sống bên nhau xây cuộc đời.
Hát lên cho khắc sâu đáy lòng

 Câu kết :

Nhớ tới phút xưa êm đềm,
Sống bên nhau xây cuộc đời.
Hát lên cho khắc sâu đáy lòng

Lời thoại và đọc bài thơ “ Trường chúng mình”  ( Tác giả Vũ Quang Trung)

Nhạc chuyển

  5.   CHÀO QUẾ LÂM

Lời 1
Chào Quế Lâm, thôi từ nay tạm xa nhé!
Dẫu xa nhau, tình ta biết bao giờ phai.
Phút sống nơi này chan hoà trong tình thân mến
Nay sắp xa rôi, chào bạn của ta mến yêu

Lời 2
Chào Quế lâm ! Nơi mà ta hằng vui sống.
Phút thơ ngây giờ đây lớn trong tình thương.
Những lúc vui buồn bên đèn ta được chăm sóc
Nay sắp xa rồi chào thày chào cô mến yêu.

Lời 3:  
Chào Quế Lâm ! Khu trường chan hoà ánh sáng.
Có hoa tươi càng tô thắm thêm tình thân.
Nhớ những con đường, những chiều ta cùng sát cánh
Nay sắp xa rồi, chào trường của ta mến yêu !

Câu kết :

 Á ! chào Quế Lâm thôi nhé xa rồi, chào thày chào bạn mến yêu !
Á ! chào Quế Lâm thôi nhé xa rồi, chào trường của ta mên yêu !



Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CUỘC GẶP MẶT CỦA CÁC BẠN LỚP 5,6 Ở TPHCM

    Trưa ngày 14-8-2013 một số bạn lớp 5 và lớp 6 LSQL đang ở TPHCM đã có cuộc họp mặt tại nhà hàng Cốm Xanh theo lời mời của bạn Minto. Bạn Nguyệt Ánh đang ở thăm gia đình ở TPHCM cũng có mặt. Mời các bạn xem một số hình ảnh của cuộc gặp mặt. 











Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

TÌM HIỂU TẠI SAO NGƯỜI DO THÁI THÔNG MINH?

SƯU TẦM ( Nhân chủ trương cải cách giáo dục) 


”Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này”. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không? 
Tất cả câu hỏi trên đều có thể giải đáp được, ngoại trừ câu hỏi cuối cùng vì nó sẽ được trả lời bởi chính các bạn, những con người của dân tộc Việt Nam. 

Bài viết dưới đây được lược dịch từ luận án của một tiến sĩ nước ngoài với tiêu đề gốc là “Why Jews Are Intelligent” (tạm dịch là “Vì sao người Do Thái thông minh”). 
Bài viết rất hay và có ý nghĩa.

Trước hết xin được cung cấp một số thông tin tìm hiểu được về IQ (Intelligence Quotient) của người Do Thái. Hiện nay các nhà nghiên cứu về giáo dục và tâm lý tin rằng IQ trung bình của người Do Thái vào khoảng từ 110. Để so sánh thì IQ trung bình của thế giới là 100 và IQ trung bình của người Việt Nam là 94. Cách biệt sẽ không rõ ràng nếu chỉ nhìn vào những con số này. Mọi thứ sẽ trở nên thực sự khác biệt nếu như ta so sánh đến tỉ lệ (“thiên tài” IQ>=140 – cũng là mức yêu cầu trong số dân).

Với IQ TB của dân số là 94 thì tỉ lệ “thiên tài” sẽ là 1/924 hay 0,1%, tỉ lệ này sẽ là 1/261 hay 0,4% nếu IQ TB là 100. Sự khác biệt sẽ cực lớn vì với mức IQ TB là 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có IQ đạt mức thiên tài này sẽ lên tới 2,3% (nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 2 thiên tài).

Bài này tôi lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn, nhân dịp nghe chuyện người Do Thái và vì thầy hướng dẫn hiện tại của tôi là một Giáo sư người Do Do Thái. Để mở đầu, xin được trích dẫn rằng, dân số Do Thái ở Anh có tên tuổi khiến tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng xấp xỉ 13 triệu người (tức là khoảng 0.21% dân số thế giới – số liệu năm 2000), tức là cứ 470 người thì có 1 người Do Thái. Vậy nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0.21% dân số đảm nhiệm.

Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch, v.v. đều là người Do Thái. Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội. Kết hợp với những tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng, ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền bỉ, sự thông minh của người Do Thái thực sự đã là đòn bẩy khiến người Do Thái đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống.

Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng sau sự sụp đổ hệ thống chính trị ở Đông Âu và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul Wolfowitz, Robert Zoellick. Diễn viên điện ảnh thông minh và có học thức thuộc hàng top Hollywood hiện nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa theo học đại học Havard và tham gia bộ phim siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao”.

Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác).

Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980, tôi định đến California và tôi nảy ra ý tưởng, tôi tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng, loài người có thể tạo ra những người giống họ như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không? Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và tôi đem so sánh với những chủng tộc khác.

Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ. Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cũng chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp cô giải bài. Tôi hỏi cô, ‘việc này có phải là giúp cho thai nhi?’. Và cô trả lời, ‘Đúng vậy, tôi làm thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ như vậynó sẽ trở nên thông thái về sau.’ Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người mẹ rất thích ăn hạnh nhân (almonds), chà là (dates) cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá. Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể.

Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân. Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường.

 Ở Israel , hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc. Theo các nhà khoa học ở đại học Israel , chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA (tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não. Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…

Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. Để so sánh, tôi có thể nhận thấy trẻ em ở California , chỉ số IQ của chúng khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.

Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD.
Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái. Thiết kế mẫu thời trang mới nhất của Levis là của khoa kinh doanh và thời trang của trường đại học Israel .

Đã bao giờ bạn thấy họ cầu nguyện chưa? Họ sẽ luôn lắc đầu vì họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu. Và hãy xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu và người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh, họ thích ăn sushi (thịt cá tươi). Liệu đây có phải là sự trùng hợp?

Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở thành phố New York , và chỉ phục vụ cho người Do Thái. Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể sinh lời, hội đồng người Do Thái sẽ cung cấp khoản vay không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-Cola, DKNY, Oracle, Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng đồng Do Thái. Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được khuyến khích ghi danh với hội đồng này và được phép hành nghề tư với khoản vay không lãi suất này.

Hút thuốc sẽ khiến bộ não bị thoái hóa. Trong chuyến thăm của tôi đến Singapore năm 2005, điều khiến tôi ngạc nhiên là những người hút thuốc bị coi như đồ bỏ đi và giá một bao thuốc là khoảng 7 USD. Cũng giống như ở Israel , việc hút thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý giống như ở Israel . Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các trường đại học của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan. Hãy nhìn sang Indonesia , đâu đâu mọi người cũng hút thuốc và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD. Và bạn có thể đếm được số trường đại học của họ, những gì họ sản xuất, những gì họ có thể tự hào, công nghệ ư? Họ còn chẳng thể nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ của mình, vì sao họ khó có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo? Liệu đây có phải là do việc hút thuốc?

Bạn hãy tự suy nghĩ nhé. Trong bài nay tôi không động chạm đến vấn đề tôn giáo hay chủng tộc. Đó là vì sao người Do Thái khá kiêu ngạo, và vì sao họ luôn bị săn đuổi từ thời Pharaon cho đến Hitler. Đối với tôi đó là vấn đề về chính trị và sự tồn vong. Điểm cuối cùng trong bài này là liệu chúng ta có thể tạo ra những thế hệ giống như những người Do Thái?

Câu trả lời có thể ở dạng khằng định đó là chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, cách làm cha mẹ, và tôi đoán rằng chỉ trong 3 thế hệ, việc này có thể làm được. Điều này tôi có thể quan sát được từ đứa cháu của tôi. Chỉ mới 9 tuổi cậu đã viết được bài luận 5 trang về đề tài ‘Vì sao tôi thích cà chua?’. Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào. 

Bổ túc: Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và giáo dục thực tế. 
Chính sự coi trọng thương nhân và kinh doanh cũng như học vấn đã đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thế giới và khiến cả thế giới ngả mũ cúi đầu. (khác hẳn với văn hóa 'sỹ, nông, công, thương' của VN và Châu Á). 

Những chính sách của Hoa Kỳ trước đây và của Obama hiện tại cũng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tài phiệt người Do Thái." 

                                                                      Thanh Hằng dịch




Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

EM ƠI HÀ LỘI PHỐ

ẢNH SƯU TẦM 



Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranh hai7

Khi Hà “Lội” ở nhà cũng như sông.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai4jpg1375925391
Hà Nội mùa này phố cũng như sông.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai13jpg1375925392
Xe lội nước.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai5jpg1375925392
Đám cưới ngày mưa gió.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai11jpg1375925393
Rước em về trên chiếc xe kéo.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai6jpg1375925393
Đi kiểu khỉ leo tường.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai14jpg1375925393
Em ơi, ‘Hà Lội’ phố…
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai15jpg1375925394
Bể bơi trong nhà.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai8jpg1375925394
Xế đắt, xế xịn là đây, nằm trong biển nước cũng đành chịu thôi.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai9jpg1375925395
Đi phà giữa thu đô.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai10jpg1375925395
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai12jpg1375925396
Chiếc “tàu thủy” hiện đại nhất thế giới.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai1jpg1375925396
Công dụng của cây chuối.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai2jpg1375925397
Quyết đủ thực phẩm cho “Hà Lội”.
Ảnh cười bể bụng (P141): Ngày "nguy hiểm" ở "Hà Lội" tranhhai3jpg1375925397
Chết cũng không bao giờ cho lão hà bá có được “em”.