Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975 NHÌN TỪ PHÍA BÊN KIA


Binh lính, sỹ quan ngụy quân trước dinh Độc Lập trưa ngày 30-4-75

Trước đó, ngày 21 – 4 – 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Trần Văn Hương



Tổng Thống Trần Văn Hương Nhậm chức trưa ngày 21 – 4 – 1975


Lúc 17 giờ, ngày 28 – 4 – 1975 Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương Văn Minh


Ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đại Sứ Martin hẹn tới gặp Trần Văn Hương và có nhã ý mời ông đi cùng chuyến bay đi ra nước ngoài sống nhưng ông đã từ chối.

Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương chấp nhận sống cuộc đời đạm bạc trong căn nhà ở hẽm 132A đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn.  Ông mất năm 1981. 


Ngày 28 tháng 4 năm 1975 , tướng Dương Văn Minh 
nhậm chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa


Ngày 30 tháng 4 năm 1975 , chức Tổng Thống của Dương Văn Minh 
chưa được 48 tiếng đồng hồ, đã phải đầu hàng Quân Giải phóng. 


Dương Văn Minh & Vũ Văn Mẫu 
trên đường đến Đài Phát Thanh tuyên bố đầu hàng


Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng


Ngày 24 tháng 4 năm 1975. Bên ngoài Tòa Đại Sứ những người 
đả có giấy nhập cảnh chen lấn để được đi lên máy bay cũa Mỹ, 
và đang cố ý cho nhân viên Mỹ biết là đã có giấy nhập cảnh


Trực thăng cho Cầu không vận




Ngày 29 – 4 – 1975, chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên nóc sân thượng Tòa Đại Sứ Mỹ

Một chiếc trực thăng bị hất xuống biển lấy chỗ cho chiếc khác đáp xuống. 

Cảnh rút chạy của binh sỹ và nhân viên Mỹ 

Cuối tháng 4 năm 1975 đã có 6 tướng ngụy tự sát.
* Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 (1927-1975)

tự sát lúc 11 Giờ 30, ngày 30.04.75
* Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4 (19??-1975 ) tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30-4-75
* Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (1933-1975) Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê.
* Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh (1925-1975) tự sát vào đêm ngày ngày 30.04.75, 
* Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 (1928-1975) là người chịu trách nhiệm trong cuộc hành quân triệt thoái khòi ba tỉnh Cao Nguyên, đã bị thất bại nặng nề và đau đớn nhất trong quân sử cận đại. Tướng Phú tự tử tại nhà vào ngày 30.04.75.
* Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bảy người con đã tự tử bằng súng lục.


Trước ngày 30-4-75 có 23 tướng ngụy đã rời khỏi VN.
Sau ngày 30-4-75 có 44 tướng ngụy bị kẹt lại và bị quân giải phóng bắt giữ. 


Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG: ĐẶC NHIỆM MỸ SỐNG 45 NĂM Ở VÙNG NÚI VN ?


 Nước Mỹ đang bị sốc trước thông tin cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam John Hartley Robertson, người được cho là đã chết năm 1968, vừa được phát hiện vẫn sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.
Phát hiện chấn động: Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở vùng núi Việt Nam?
John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966.
Bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim nổi tiếng Michael Jorgensen chính thức công chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada, nhưng trong những ngày qua đã bắt đầu gây sốc.
Theo thông tin trên báo chí Mỹ, Canada, nhà làm phim Michael Jorgenson phát hiện cựu binh Robertson, năm nay đã 76 tuổi, đang sống trong một ngôi làng nhỏ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Robertson sinh tại Alabama, gia nhập lực lượng Mũ nồi xanh Mỹ và máy bay của anh bị bắn rơi tại vùng biên giới Lào năm 1968. Theo nhà làm phim Jorgenson và các đoạn phim rò rỉ với báo chí, cựu binh Robertson do sống quá lâu ở vùng núi Việt Nam nên không thể nói được tiếng Anh, nhưng vẫn nhớ ngày sinh của mình, nhớ tên vợ con mình ở Mỹ.

Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Trong phim, cựu binh Robertson cho biết ông bị bộ đội Việt Nam bắt giữ sau khi máy bay rơi, rồi được trả tự do và kết hôn, có con với nữ y tá người Việt đã chăm sóc mình.
Chuyện khó tin
Bộ phim tài liệu Unclaimed bắt đầu với câu chuyện một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là Tom Faunce, trong chuyến cứu trợ thiên tai tới Đông Nam Á cách đây nhiều năm (2008) đã tình cờ phát hiện ra Robertson

Tuy nhiên, nhà làm phim này đã tin sau khi trực tiếp sang Việt Nam để gặp người được cho là cựu binh Robertson và hi vọng có thể giúp Robertson tái ngộ với gia đình mình tại Mỹ.
Phát biểu trên báo chí Canada, nhà làm phim Jorgenson thừa nhận chính mình cũng hoài nghi khi cựu binh Tom Faunce năm 2012 tìm đến gặp mình và kể câu chuyện tình cờ gặp một cựu binh Mỹ khác tưởng đã chết, nhưng hiện vẫn còn sống ở Việt Nam là Robertson.
Nhà làm phim cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, quân đội Mỹ, người thân của cựu binh Robertson tại Mỹ. Tuy nhiên, bằng chứng đáng tin cậy nhất là xét nghiệm DNA với con của Robertson thì vẫn chưa thực hiện được.
Theo cựu binh Tom Faunce, Robertson năm 2010 đã được lấy dấu vân tay tại Đại sứ quán Mỹ, nhưng điều này chưa đủ để chứng minh người này là John Hartley Robertson và cũng không thể bác bỏ.
Bộ phim tài liệu cung cấp những thước phim xúc động về nơi sinh của Robertson, cảnh một người lính Mỹ từng được Robertson huấn luyện năm 1960 vừa gặp lại ông tại Việt Nam và khẳng định đây đích thị là Robertson. Phim cũng chiếu cảnh về cuộc gặp đầy nước mắt giữa người chị gái duy nhất còn sống của Robertson là bà Jean Robertson-Holly, 80 tuổi. Cuộc hội ngộ diễn ra tháng 12/2012.
“Bà Jean nói … ‘Không có thắc mắc nào. Tôi chắc chắn đó là nó trên video, khi tôi ôm ghì đầu nó và nhìn vào mắt nó tôi không còn nghi ngờ gì về việc nó là em trai mình”, đạo diễn Jorgensen kể với báo chí.
Kiểm chứng
Cũng theo đạo diễn việc xét nghiệm DNA giữa Robertson với bà Jean là không cần thiết vì bà khẳng định chắc chắn đó là em trai mình. Việc xét nghiệm DNA của Robertson với vợ và hai con ở Mỹ đã được đề nghị. Vợ con của Robertson đã đồng ý nhưng gần đây lại đột nhiên từ chối. Theo giải thích của nhà làm phim thì do ám ảnh chiến tranh và sự việc trôi qua quá lâu có thể hai con gái của Robertson nhất thời chưa muốn biết về người cha của mình.

Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.
Hugh Tran, sỹ quan cấp cao cảnh sát Mỹ gốc Việt ở Edmonton, đã tháp tùng nhà làm phim Jorgensen và cựu binh Tom Faunce sang Việt Nam gặp cựu binh Robertson để làm phiên dịch. Theo Hugh Tran, cựu binh Robertson nói giọng như một người Việt bản địa, không có dấu hiệu nào của một người Mỹ qua giọng nói. “Để nói với các bạn sự thật, sau khi tôi phỏng vấn ông ấy lần đầu tiên, tôi tin tới 90% rằng ông ấy là cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”, ông Tran chia sẻ. Tuy nhiên, ông Tran thừa nhận mình vẫn còn một chút hoài nghi.
Theo bộ phim, cựu binh Robertson đang sống ở Việt Nam và không muốn rời đi, ông chỉ có một ước nguyện được gặp gia đình Mỹ một lần trước khi chết.
Báo Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc xung quanh sự kiện này sau khi có thông tin chính thức từ các nguồn liên quan …

Nguồn : 
http://www.tinmoi.vn/phat-hien-chan-dong-dac-nhiem-my-song-45-nam-o-vung-nui-viet-nam-011262214.html

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

6000 TẤN VÀNG - BÍ MẬT" ĐỘNG TRỜI " LỚN NHẤT CỦA THẾ KỶ XX ?


SƯU TẦM 

     Bí mật bị che giấu về kho vàng 6.000 tấn "Kim Bách Hợp" của Nhật Bản xứng đáng là bí mật động trời nhất  thế kỷ XX. Vì sao vậy?
     Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản từng là đế chế phát xít hùng mạnh ở châu Á. Tuy nhiên, sau khi thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. 
     Dẫu vậy, Nhật Bản chỉ mất 7 năm để phục hồi nguyên khí, vươn lên cường thịnh và lọt vào top các nước phát triển hàng đầu thế giới. Không thể phủ nhận đó là nhờ vào sự nỗ lực tự thân của một dân tộc đặc biệt nhưng đằng sau đó, ít người biết đến những bí ẩn động trời bị che dấu .

                                              Tiết lộ trong tác phẩm “Những chiến binh vàng” (Gold Warriors)
alt

     Đây là tác phẩm đã tiết lộ bí mật động trời của vương triều Đại Hòa (Nhật Bản) trong thế kỷ XX. Tác phẩm ra đời năm 2005 bởi 2 vợ chồng nhà văn Sterling Seagrave và Peggy Seagrave nung nấu sáng tác trong suốt 18 năm. Đây là quãng thời gian mà 2 nhà văn thu thập thông tin, tiếp xúc với hàng loạt tài liệu mật, phỏng vấn hơn 1.000 giờ với nhiều người, trong đó có những nhà chính khách và cả cựu tình báo CIA …
     Để hoàn thành cuốn sách, Sterling và Peggy đã phải đối mặt với biết bao hiểm nguy, thậm chí nhiều lần bị truy sát và phải sống ẩn cư ở ngoại ô nước Pháp. Đến nay, sách được xuất bản, dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và là đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu trong việc xác minh tính đúng đắn của tư liệu trong sách.
     Trong đó, một trong những bí ẩn lớn nhất mà cuốn sách đề cập đến chính là Kim Bách Hợp - kho báu mà thiên hoàng Nhật Bản đã gây dựng trong Thế chiến II.

                                              Kế hoạch “Kim Bách Hợp” và 6.000 tấn vàng …
     Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản là một đế chế phát xít hùng mạnh nhất ở châu Á. Với tham vọng bá chủ của mình, Thiên hoàng Hirohito (Chiêu Hòa) cùng những người đứng đầu nước này đã đề ra một kế hoạch động trời với cái tên “Kim Bách Hợp”.
     Nội dung kế hoạch chính là thu thập, chiếm giữ tất cả vàng bạc của 12 nước châu Á mà Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến và vận chuyển về Nhật Bản. Kế hoạch này được đích thân Thiên hoàng và em trai của ông chỉ huy.

alt
     Điểm đầu tiên của kế hoạch này chính là ở Trung Quốc, đất nước giàu có bậc nhất về tài nguyên châu Á. Tại thành Nam Kinh trù phú, phát xít Nhật với các đội chiến binh đặc biệt đã tổ chức cướp phá có hệ thống, lấy danh nghĩa tịch thu tài sản chính phủ Trung Quốc, cướp bóc rất nhiều vàng bạc, châu báu, đá quý của các thương nhân tại đây.
     Nếu số liệu trong “Những chiến binh vàng” chính xác thì chỉ riêng ở Nam Kinh, phát xít Nhật đã thu được hơn 6.000 tấn vàng cùng hàng loạt tiền mặt và tác phẩm nghệ thuật giá trị. Số châu báu kể trên được quân Nhật tập trung lại, nấu chảy và đúc thành những khối vàng kích thước 1 tấc trước khi đưa về chính quốc.
     Tuy nhiên trong thực tế, khi chiến tranh sắp kết thúc, vẫn còn một lượng vàng nhất định không kịp chuyển về Nhật, kết quả là được chôn ở nhiều quốc gia hoặc mãi mãi chìm dưới đáy biển trong các vụ đắm tàu có chủ ý.

                                 Những vòi xúc tu của con bạch tuộc khổng lồ …
     Kế hoạch “Kim Bách Hợp” tiếp tục vươn những vòi xúc tu của nó ra khắp các nước Đông Nam Á.
     Tại Kuala Lumpur, quân Nhật chiếm được rất nhiều vàng thỏi loại 23,97K, mỗi thỏi nặng 6,25kg. Tại Campuchia, một lượng tượng phật bằng vàng và vàng thỏi lớn, mỗi thỏi có kích thước 15,5 x 5 x 3,7cm, độ vàng ròng là 92,3% bị quân Nhật chiếm.
     Tại Myanmar, cả ngàn tấn vàng bị cướp đoạt và được nấu chảy, đúc thành vàng thỏi 20K, hình tam giác, nặng 6,2kg. Tại quốc khố của Philippines lúc ấy có 51 tấn vàng, 32 tấn bạc thỏi, 140 tấn bạc giấy và 2,7 tỉ tiền công trái của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng một lượng lớn đá quý. Trừ lượng tiền giấy ra, còn lại đều bị quân Nhật “tận thu”.
alt
          Vàng được bí mật chuyển về Nhật Bản hầu hết bằng đường biển .

     Phần lớn những của cải chiếm được từ Đông Á và Đông Nam Á trong kế hoạch “Kim bách hợp” được chuyển về Nhật Bản từ Triều Tiên . Nhưng từ năm 1943, tàu ngầm của Mỹ đã phong tỏa toàn bộ đường biển nên quân Nhật chỉ có thể vận chuyển số vàng bạc châu báu còn lại đến Philippines mà thôi.
     Dưới sự giám sát của các thành viên hoàng gia Thiên hoàng, tướng Yamashita đã chỉ huy kế hoạch xây dựng “175 kho báu hoàng gia” tại Philippines. Đầu tháng 6/1945, tại một căn hầm lớn chứa đầy vàng có tên là “đường hầm số 8”, ở sâu dưới lòng đất, buổi đại tiệc từ giã 175 nhà thiết kế của 175 kho báu được bắt đầu. Đến nửa đêm, tướng quân Yamashita và các thành viên hoàng gia nhanh chóng rời khỏi căn hầm ra ngoài, đồng thời tại đường thông ra bên ngoài, hàng khối thuốc nổ đã chuẩn bị sẵn được điểm hỏa.
     Tất cả các nhà thiết kế kho tàng và nhân viên tham gia xây dựng đều bị chôn vùi. Chỉ duy nhất có một người Philippines tên là Ben Valmores, vốn là nô bộc của Takeda Tsuneyoshi - thành viên hoàng gia giám sát việc xây dựng các kho tàng ở Philippines, đã được chủ nhân động lòng cho thoát ra ngoài từ đường hầm số 8 ngay khi phát nổ. Ben Valmores đã gần 80 tuổi, kể lại với Sterling và Peggy những gì mình trải qua trong thời gian 1943 - 1945.

                                                                       Bí mật bị bại lộ …
     Kế hoạch “Kim Bách Hợp” khi gần như đã hoàn thành được mục tiêu ban đầu đề ra của nó thì cũng là lúc bị bại lộ. Sau khi tướng quân Yamashita bị bắt và xử như một tội phạm chiến tranh, ngày 2/9/1945, tình báo Mỹ quyết định khai thác người lái xe của Yamashita trước đây.
     Việc này được tiến hành bí mật và cuối cùng, sau khi thẩm vấn, tháng 10/1945, một số địa điểm nghi ngờ là nơi chứa kho báu đã thuộc về tay quân đội Mỹ. Sự việc đã được báo lên cho tướng J. McCloy và Tổng thống Truman. Một kế hoạch khai quật được bí mật tiến hành. Tháng 11/1945, McCloy, Lansdale bí mật bay đến Manila thị sát kho vàng mà Santa đã mở.
alt
                            Một hầm vàng được tìm thấy ở Philippines.

     Chỉ tính riêng ở đây, số vàng đã có giá trị vài chục tỉ USD. Số vàng này sau đó đã được gửi cẩn thận tại 172 tài khoản thuộc 42 ngân hàng lớn trên thế giới.
     Sự việc còn tiếp diễn khi năm 1975, Tổng thống Philippines là Marcos đã khai quật được một kho gồm toàn vàng thỏi có giá trị 8 tỷ USD . Macos cùng hai người Nhật Bản và đại diện Chính phủ Mỹ đã cùng nhau chia số tài sản khổng lồ này.
     Đáng kinh ngạc hơn, theo tài liệu mà “Những chiến binh vàng” đưa ra, số lượng vàng mà Nhật Bản đã chiếm được đủ để mua cả thế giới này, cỡ khoảng hàng vạn tỉ USD, liệu bạn có tin nổi không ?
alt
 Đảo Penang - Malaysia từng là trạm trung chuyển trong kế hoạch "Kim Bách Hợp".

     Đến trước khi “Những chiến binh vàng” được công bố, mọi thông tin trên đều chưa có một mối liên hệ cụ thể nào nhưng giờ đây có lẽ mọi chuyện đã rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những kho báu trong kế hoạch “Kim Bách Hợp” đã hết hay chưa và đang nằm ở đâu có lẽ vẫn sẽ nằm trong bức màn bí mật nhiều năm nữa.
     Bí ẩn về kho báu này xứng đáng là bí mật động trời lớn nhất trong lịch sử thế giới thế kỷ XX.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn : The New York Daily, Wikipedia/Yamashita's Gold ...

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/giai-ma/201304/6000-tan-vang-bi-mat-dong-troi-nhat-the-ky-XX-902969/

    

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

THÓI HƯ TẬT XẤU BẮT ĐẦU TỪ LỖI HỆ THỐNG

     Bây giờ, câu chuyện là người Việt Nam chúng ta có một số thói hư tật xấu như: dựa dẫm, lười biếng, dựa uy, sính ngoại, ham nhậu, khoe khoang, dối trá, xả rác, ý thức công cộng kém, “ăn to, nói lớn”,….là chuyện gần như ai cũng thừa nhận. Thậm chí một góc trời cao quí như ngành giáo dục cũng bị một vị GS nổi tiếng cảnh báo là đã bị tha hóa.
Dù nghe rất đau đớn như cái tát vào mặt mình nhưng chúng ta không thể bao biện hay chối bỏ. Là những người mong muốn dân tộc ta văn minh, chúng ta cần đối diện sự thật này để tìm cách giải quyết.
Thử đi tìm nguyên nhân:
Án Anh là một nhân vật lịch sử Trung Quốc cổ đại, sống và làm quan hai triều vua Tề Trang công và Tề Cảnh công thời Xuân Thu. Ông có dáng thấp nhỏ nhưng có trí tuệ thông minh và là một vị quan tài ba của nước Tề. Ông có tài xử thế và ngoại giao rất tốt.
Khi Án Anh đi sứ nước Sở, Sở vương muốn làm mất mặt nước Tề nên đã bày nhiều trò để hạ nhục.
Sở vương đang tiếp Án Anh thì có mấy tên lính dắt một tù binh đi ngang qua, Sở vương liền kêu lại hỏi người kia là người nước nào, bị tội gì, thì một tên lính cho biết người này nguyên là người nước Tề, bị bắt vì phạm tội ăn trộm ngựa. Sở vương cho lui rồi quay sang hỏi Án Anh: Người nước Tề hay trộm cắp vậy sao?
Án Anh đáp: "Cây quít trồng ở phương bắc thường cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả đã chua, lại còn ít nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sanh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy".
Đây là một điển tích về một con người thông minh, ứng đáp nhanh nhẹn trong xử thế. Tuy nhiên không chỉ ứng đáp nhanh mà cái lý ông đưa ra cũng rất logic.
Tìm hiểu lịch sử các nước văn minh như Mỹ, Nhật, Đức, Singapore,….không phải tự nhiên sinh ra là dân tộc họ văn minh lịch sự. Người Mỹ cũng có tính xấu chà đạp người khác để hưởng lợi, cố giữ quyền lợi đến mức phải đánh nhau to trong cuộc nội chiến mới giải quyết được, rồi nạn phân biệt chủng tộc, người da trắng phân biệt đối xử với người da đen. Không có chuyện tự nguyện nhường nhịn nhau, tôn trọng nhau mà phải làm một cuộc cách mạng dân quyền, biểu tình rầm rộ, bạo động chết người, quốc hội phải ra luật thì vấn đề mới được giải quyết.
Người Nhật cũng có tính tự tôn dân tộc quá mức đi đè đầu cỡi cổ dân tộc khác, bị thất bại ê chề rồi mới tỉnh ngộ, nhã nhặn, lịch sự. Người Singapore trước, phần lớn người gốc Hoa với thói quen khạc nhổ, “phun nước miếng như mưa”.
Không có một dân tộc nào tự nhiên mang trong mình thuộc tính xấu, hay sinh ra đã là dân tộc lịch sự văn minh. Thiết chế xã hội ảnh hưởng lên con người rất lớn. Một đất nước mà liên tục cải cách thiết chế xã hội để phát triển thì dân tộc đó tiến đến văn minh, lịch sự.
                             

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài:
Con người vừa là chủ thể xã hội, vừa chịu tác động của xã hội. Mác đã đúc kết “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Xã hội là một hệ thống to lớn mà mỗi cá nhân là một chi tiết nhỏ. Dù muốn, dù không anh cũng phải phù hợp với hệ thống mới tồn tại được. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài là vì vậy.
Giải pháp từ luật pháp:
Tôi đồng ý với tác giả Bùi Chung là ở các nước văn minh họ không chỉ nêu gương hay kêu gọi con người tự giác mà phải dùng luật pháp để chế tài. Luật rất nghiêm, phạt nặng và nhanh chóng cho bất cứ ai phạm luật gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Qua Singapore mà vứt kẹo Singum bừa bãi hay hút thuốc không đúng nơi là bị phạt ngay cả tiền lẫn đánh đòn như trẻ con.
Nhưng nếu chúng ta cứ dùng luật pháp để siết, coi chừng lại sai. Chúng ta cần quan tâm đến tính hệ thống của xã hội. Một xã hội vận hành trên hệ thống sai thì nó sinh ra nhiều hệ quả xấu. Từ hệ quả này lại tác động đến con người làm cho chúng ta phải “xấu” mới thích nghi được.
Tôi có thể lấy dữ liệu để chứng minh luận điểm này. Thời bao cấp hẳn nhiều người còn nhớ. Chúng ta phải nuôi lợn trong chung cư để sống. GS Văn Như Cương để lại câu nói nổi tiếng khi bị buộc tội nuôi lợn bất hợp pháp là không phải gs nuôi lợn mà là “lợn nuôi giáo sư Văn Như Cương”. Rồi nạn buôn bán “lậu”, vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp, đút lót cán bộ ở các trạm gác, tranh giành nhau trong xếp hàng mua bán,... Nếu chúng ta cứ nhằm một mục tiêu là dùng luật để siết để dẹp hết các “thói xấu” nhằm đưa xã hội vào trật tự buôn bán trong các cửa hàng mậu dịch thì hẳn giờ này chúng ta phải sống ngất ngư.
Nếu chịu khó chiêm nghiệm và suy luận logic, chúng ta thấy rằng rất nhiều thói hư tật xấu của người Việt là hệ quả tất yếu của “lỗi hệ thống”. Nhiều tín hiệu bất ổn cho ta thấy rằng chúng ta đang vận hành xã hội trên một hệ thống sai. Trong hệ thống này buộc con người phải biến đổi để thích nghi.
Lịch sử kinh tế chúng ta đi từ bao cấp sang quốc doanh chủ đạo, trong hệ thống kinh tế này sản phẩm làm ra kém chất lượng. Những cục xà bông chảy nước, những chiếc lốp xe mau bục,…là nỗi niềm ngao ngán của người tiêu dùng, do vậy họ sính hàng ngoại có chất lượng tốt hơn là điều dễ hiểu.

                            

Nền kinh tế quốc doanh, nền chính trị thiếu cạnh tranh làm cho con người tiến thân nhiều khi không phải vì tài năng mà vì biết cách làm đẹp lòng cấp trên, tạo ấn tượng tốt. Chính điều này lại nảy sinh tệ nhậu nhẹt, khoe đô cao, khả năng chơi tới bến.
Chính những tấm gương chơi tới bến này thành công, có doanh nghiệp riêng, có nhà cao cửa rộng lại tạo hiệu ứng bắt chước của người đi sau. Con đường làm theo người thành công đi trước luôn hiệu quả hơn là mở lối đi riêng trong chông gai.
Vì không có cạnh tranh dẫn đến nhân viên công lực yếu kém. Hệ quả chúng ta có một nền luật pháp không nghiêm, lừa đảo không bị trừng phạt nhanh gọn nên tệ gian dối phát triển.
Chúng ta duy trì một hệ thống ngân hàng mà ngân hàng quốc doanh chiếm chủ đạo, động lực cho vay nhiều khi không phải vì lợi nhuận, vì hiệu quả dự án kinh doanh mà nhiều lúc đến từ mối quan hệ cấp trên giới thiệu hoặc đến từ mệnh lệnh hành chính. Hệ thống đánh giá tín dụng không minh bạch, không khoa học nên người ta cần phải có nhu cầu khoe giàu để dễ vay mượn, dễ thu hút vốn làm ăn.
Tương tự như vậy chúng ta có thể rút ra được nhiều logic dẫn đến thói xấu buộc phải có để “tiến lên, giàu sang”.
Giải pháp mang tính hệ thống:
Có hai con đường để thay đổi: từng chi tiết đồng loạt thay đổi dẫn đến hệ thống thay đổi, hoặc hệ thống thay đổi dẫn đến các chi tiết phải thay đổi. Phương án nào khả thi? Kinh nghiệm và lý luận cho thấy rằng thay đổi hệ thống, thay đổi luật chơi để từng chi tiết phải thay đổi cho phù hợp là khả thi hơn. Kinh nghiệm này được rút ra qua thời bao cấp. Chúng ta không thể yêu cầu mọi người phải nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự trong mua bán để phục vụ xã hội cho tốt được, chúng ta thay đổi hệ thống bao cấp, cửa hàng mậu dịch quốc doanh sang hệ thống thương mại tự do, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu. Cũng cô nhân viên mậu dịch đó nhưng nay lại rất khác, đon đả mời khách, chăm sóc khách đến tận tay. Cô phải như vậy mới bán được hàng, mới giữ được mối.
Lỗi hệ thống là một vấn đề lớn hiện nay dân tộc ta mắc phải. Sửa được cái này thì mọi cái còn lại theo nhau tốt. Né tránh điều này đi sửa những chi tiết vụn vặt thì tình hình ngày càng tồi tệ.
Hệ thống đúng là gì? Tôi xin đề xuất: nền kinh tế cạnh tranh sòng phẳng, nền chính trị liêm chính và một nền luật pháp nghiêm minh.
Mong nhận được tranh luận từ phía quí độc giả. Tranh luận đưa chúng ta gần đến giải pháp khoa học hơn. Tất cả vì mục tiêu duy nhất là dân tộc phú cường, văn minh.

                                                                            Nguyễn Văn Thạnh



Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

TIẾT LỘ ĐỘNG TRỜI VỀ HÒN ĐÁ BÙA Ở ĐỀN HÙNG



denhung-phat2

Thân gửi: Tiến sĩ, nguyên Phó GĐ Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm,

Tôi có đọc một số thông tin trên các báo và của anh về hòn đá ở Đền Hùng.
Tôi có bức ảnh chụp từ khi mới đặt hòn đá đó vào đền, khi đó còn có đầu tượng Phật được gắn bằng keo.
Sau một thời gian ông Phật không ở đó nữa, keo dán bị bong ra trông như người cụt đầu, không lấy gì làm linh thiêng cả. Đạo bùa đó là sản phẩm hỗn hợp của nhiều hình thức: Phật giáo, Mật Tông, đan xen thiên văn Trung thiên tinh tú với kiến thức chắp vá mê tín. Ông Nguyễn Tiến Khôi trên báo nói rằng đó là trận đồ của Đức Thánh Trần??? Thật là hoang đường, sao không lấy trận đồ của trận Điện Biên năm 1954, hay trận 12 ngày đêm Hà Nội về cách bố trí tên lửa phòng không ta đánh B52 khắc vào để lấy Uy cho đền Hùng???
Theo tôi không có gì hay hơn là đặt vào đó một chiếc trống đồng, đó là linh khí của Tổ Tiên Thời đại các Vua Hùng. Mặt trời là trung tâm của Vũ Trụ, sự hiểu biết của Tổ Tiên hàng mấy nghìn năm thật vĩ đại. Trong khi chúng ta cách đây 300 năm còn cãi nhau và đưa lên giàn hỏa thiêu con người vì ấu trĩ của mình.
Điều đó là văn hóa và tâm linh xóa bỏ sự nghi kỵ và sự chê cười của bè bạn năm châu về kiến thức của con cháu các Vua Hùng kém xa các cụ nhiều – Khi mà tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tuy nhiên chúng ta đưa lên công luận sao cho đạt được mục đích là đưa hòn đá đó ra kẻo vấp phải sự kháng cự của những người bảo lưu ý kiến. Nếu điều này xảy ra thì có hại to lớn cho đất nước.
Nếu cần chúng ta sẽ trao đổi thêm
Thân ái

Đ.Đ
Theo Nguyễn Xuân Diện blog


Xem tin nguồn: http://ttxva.org/tiet-lo-dong-troi-ve-hon-da-bua-o-den-hung/#ixzz2RLcoXYdd
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

BÀ ĐẦM XÒE TÁI XUẤT GIANG HỒ





Chúng ta đều biết trên thế giới co 3 bức tượng nữ thần tự do.

- Một là pho tượng khổng lồ đứng sừng sững như là một kỳ quan của nhân lọai trên cù lao “Liberty Island” ngoài cảng khẩu của đô thị New York (USA). Tượng cao  46 m 05, nặng 204 tấn.  
- Hai là pho tượng khác là phiên bản nhỏ hơn dựng tại trên bờ sông Seine nơi cầu Grenelle ở Paris ( Pháp quốc). Tượng này ít người biết nếu không có dịp du ngọan trên sông Seine bằng thuyền máy ( bateau mouche)
Tượng Nữ thần tự do ở Paris


- Ba là một pho tượng phiên bản nhỏ khác của pho tượng New York chính thức. Nó chỉ cao 3 m và đã được đem đến Hà nội chính xác vào ngày 15 tháng Ba năm 1887 vào dịp Triễn lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp đầu tiên ở Việt Nam. Rồi sau đó, tượng được dựng tại trung tâm của Thành phố Hà Nội. 
Tượng Bà đầm xòe ở vườn hoa Chí Linh

Tượng Bà đầm xòe trên nóc Tháp Rùa

Đầm xòe Tự Do Hoa kỳ đứng ở vị trí đắc địa là vườn hoa Chí Linh nhìn ra hồ Hoàn kiếm chưa nóng chỗ, thì 4 năm sau, vào ngày Quốc khánh Pháp Cát-to duy-ét (14, Juillet) năm 1890,nó bị người Pháp thay thế bằng tượng của ông Paul Bert, nguyên là tổng trú sứ Pháp đầu tiên ở Bắc kỳ. Ông này vừa là khoa học gia vừa là chính trị gia có đường lối cai trị mềm mỏng khôn khéo, bị bịnh chết năm 1886 ở Hà Nội sau bẩy tháng nhậm chức.
còn Bà Đầm xòe được dời lên đỉnh Tháp Bá Kim (quen gọi là Tháp Rùa) xoay mặt về Ngân Hàng Đông Dương, nhưng bị dư luận phản đối dữ dội: đứng ở vườn hoa chưa đủ cao sao mà còn đòi lên đĩnh tháp Rùa !
Cuối cùng Bà Đầm xòe được chuyển đến vườn hoa Neyret phía đông hồ Hoàn Kiếm – tức là Vườn hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia.  Rồi đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng Thành Phố Hà Nội là bác sĩ Trần văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích xâm lược nên ông quyết định sửa đổi tên đường và giật đỏ tất cả những tượng mà Pháp dựng lên ở Hà Nội như Thống chế Foch, tên buôn súng Jean Dupuis và đương nhiên Bà Đầm xòe không thoát khỏi số phận hẩm hiu. Trong cao trào yêu nước này.
Tất cả tượng đồng trên của Pháp ỡ Hà Nội được chứa trong kho phế vật của sở Lục Lộ Thành Phố. Đến năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công đúc pho tượng Phật A di đà. Pho tượng này dự tính là pho tượng Phật lớn nhất ờ VN: thân tượng cao 3.95 thước, tai Phật dài 70 cm, chu vi tượng 11.6 thước, nặng 11 tấn, tòa sen gồm 96 cánh nặng 1.6 tấn. Trong 3 năm chuẩn bị, mặc dù nhà chùa kêu gọi khách thập phương quyên góp rất nhiều đồ dùng bằng đồng, nhưng vẫn không đủ đồng để đúc Phật, nên vào năm 1952, thị trưởng Hà Nội đã tặng nhà chùa tất cả các pho tượng chứa trong kho Lục Lộ, trong đó có tượng Bà Đầm xòe.

Tượng phật A di đà ở làng Ngũ Xá 

   Tưởng rằng số phận bức tượng Bà đầm xòe đến đấy là kết thúc, nhưng sau đúng 58 năm, ngày 7 tháng 1 năm 2010, một “ phiên bản “ khác của Bà đầm xòe lại xuất hiện ở khu du lịch Chí Linh ( thành phố Vũng Tàu ).


BỔ SUNG 

Bức tượng Nữ Thần Tự Do tay cầm ngọn đuốc đã quá nổi tiếng rồi.  Ngoài 2 phiên bản nói trên, là những tác phẩm do chính tác giả cùng với những người cộng sự của ông làm để nghiên cứu thử nghiệm trước khi chế tác bức tượng chính đặt ở New York , còn rất nhiều phiên bản hoặc phóng tác khác ( có lẽ số lượng lên đến hàng trăm) được chế tác vào nhiều năm sau đó, dưới đây là một số ví dụ. 


 
 
Biểu tượng của New York và cả nước Mỹ
 

 
Pháp
 
Tại đất mẹ Pháp, vô số phiên bản của bức tượng được tái hiện.
 
Bức tượng Nữ thần Tự do tại Jardin du Luxembourg, Paris.
 
Phiên bản tượng Nữ thần tự do Jardinun Luxembourg, Paris được đúc từ đồng cùng loại với bức tượng khổng lồ tại Mỹ. Những tác giả của bức tượng này đã tặng nó cho bảo tàng Luxembourge vào năm 1900 và bức tượng được đặt trong công viên vào năm 1906. Ngày được ghi trên bức tượng này là  ngày 15 -11-1889, ngày mà phiên bản này được khánh thành.
 
Nữ Thần Tự Do bên bờ sông Seine
 
Đây là bức tượng ở Ile des Cygnes, bờ sông Seine ở Paris. Bức tượng này tặng cho thành phố vào năm 1889, và đặt vào mặt phía tây nam của bờ sông. Bức tượng này cao 11,5 m và khánh thành vào 4-6-1889.
 
Ngoài ra, tại Pháp còn rất nhiều phiên bản khác của bức tượng được đặt tại nhiều thành phố lớn nhỏ như Colmar, Bordeaux, Barentin...
 
Na Uy
 
Bức tượng tại Na Uy
 
Một phiên bản của bức tượng được đặt tại ngôi làng Visnes ở Na Uy. Đây cũng chính là nơi quặng đồng được sử dụng ở bức tượng chính được tìm thấy.
 
Ukraine
 
Phiên bản ngồi của tượng Nữ thần Tự Do
 
Trên đây là bức tượng Nữ thần Tự Do đang ngồi ở Lviv, Ukraina. Bức tượng này được xây dựng bởi kiến trúc sư Yuriy Zakharavych và trang trí bởi nhà điêu khắc tài danh Leandro Marconi từ năm 1874-1891
 
Anh
 
Phiên bản tại Leicester thu hút đông đảo khách thăm quan
 
Có 3 phiên bản của bức tượng thần  tự do tại Anh, chúng được đặt ở Leicerster, Warrington và RAF Lakenheath. Phiên bản lớn nhất đặt tại Leicester, cao 5m và nặng 3,4 tấn.
 
Nhật Bản
 
Nhật Bản cũng là nơi có rất nhiều tượng Nữ thần Tự Do. Những bức tượng này được đặt tại Shimoda, Aomori, Odaiba gần vịnh Tokyo.
 
Phiên bản ở Shimoda
 
Một phiên bản khác tại Odaiba
 
Những phiên bản của bức tượng này ở Nhật được coi là những công trình kiến trúc văn hóa vô cùng đặc sắc được dựng nên từ sau thế chiến thứ 2, khi Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng. Đặt trong bối cảnh của Nhật Bản hiện nay, đây là sự pha trộn hài hòa của 2 nền văn hóa Đông-Tây và thể hiện sự hợp tác hữu nghị giữa 2 dân tộc.
 
Philippin
 
Phiên bản tại Phillippin
 
Tại Philippines, một bản sao của bức tượng được đặt ở Camp John Hay, gần một nhà hát trong vùng.
 
Đài Loan
 
 
2 phiên bản bức tượng ở Đài Loan
 
Có ít nhất 2 phiên bản của bức tượng Nữ thần Tự Do ở Đài Loan, chúng được đặt ở Keelung và Đài Bắc. Cả 2 bức tượng này đều cao hơn 9m.
 

 
Ngoài ra, còn rất nhiều các phiên bản của tượng Nữ thần Tự Do tại các quốc gia khác như Kosovo, Đức, Peru, Ecuador, Brazil... và tại các thành phố khác nhau trên đất Mỹ.